Chia sẻ trên báo chí mới đây, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang chỉ ra 4 nguyên nhân chính tạo nên các đợt sốt BĐS, mà gần như lặp đi lặp lại trên thị trường BĐS từ năm này qua năm khác.
Thứ nhất, do yếu tố "Tâm chấn lan tỏa". Sự phát triển và cả mức giá thường có tính lan tỏa từ trung tâm thành phố lớn đến các vùng ven. Hiệu ứng này đã thể hiện rất rõ ràng trong những năm gần đây. Giá bất động sản các vùng ven Tp.HCM hay Hà Nội đều tăng rất mạnh bởi giá còn thấp hơn nhiều so với vùng trung tâm.
Mặt khác, các vùng ven cũng đang được đầu tư hạ tầng và hình thành một số khu đô thị vệ tinh của thành phố trung tâm. Nhiều doanh nghiệp cũng đổ xô về vùng ven để phát triển dự án khi quỹ đất trung tâm ngày càng cạn kiệt và đắt đỏ. Điều này cũng kéo theo cả nhà đầu tư và cả những người mua bất động sản cho các nhu cầu thực của mình.
Thứ hai, là "Hiệu ứng FOMO" (sợ bỏ lỡ cơ hội). Khi xu thế đầu tư bất động sản được hình thành, bất động sản được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông, giá bất động sản tăng và nhiều người kiếm được tiền từ giá tăng đã kéo theo càng nhiều người muốn đầu tư bất động sản. Cảm giác hối tiếc khi bị bỏ lỡ cơ hội khiến lý trí của nhiều người suy giảm nên đã lao vào "cuộc đua" lướt sóng. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cơn sốt đất xảy ra nhanh chóng và mức giá tăng mạnh chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn.
Thứ ba, là chính sách và quy hoạch của từng vùng. Thông tin về quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị cũng khiến cho nhà đầu tư kỳ vọng về triển vọng tốt đẹp của bất động sản khu vực đó. Những đợt sốt đất cục bộ vừa qua ở Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai cũng xuất phát từ thông tin hạ tầng sân bay hay được các chủ đầu lớn về để đầu tư. Trên thực tế, giá trị của bất động sản luôn gắn liền với hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị. Do đó, việc giá đất tăng bởi các thông tin cũng là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, những thông tin này thiếu xác thực nên đã tạo ra các cơn sốt đất ảo và nhiều nhà đầu tư mắc bẫy.
Thứ tư, theo chuyên gia Trần Khánh Quang là hiệu ứng truyền thông. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và hoạt động truyền thông, nhiều cơn sốt đất xuất phát từ hiệu ứng truyền thông mạng lại. Mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng làm tin tức về đất đai, giao dịch ở một khu vực nào đó được nhiều người biết đến. Điều này cũng tạo ra chính sức hút mạnh mẽ để lôi kéo nhà đầu tư về khu vực đó đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông của không ít chủ đầu tư cho vùng đất có dự án cũng góp phần không nhỏ hâm nóng bất động sản khu vực đó.
Theo vị chuyên gia này, trên thực tế, với mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi phân khúc thì nguyên nhân chính sẽ khác nhau. Có những đợt sốt đất có thể chủ yếu do "đội lái" dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, cũng có những đợt sốt đất là do các nguyên nhân cơ bản từ hạ tầng, từ tiềm năng phát triển mạnh mẽ của khu vực đó mang lại. Cũng có những đợt sốt đất chủ yếu là hiệu ứng từ truyền thông của một số chủ đầu tư nào đó. Việc nhân diện nguyên nhân chính yếu giúp nhà đầu tư có cách nhìn nhận sáng suốt hơn về xu thế của thị trường trong tương lai.
"Trong đầu tư BĐS, để đầu tư thành công, trước hết nhà đầu tư phải luyện được cho mình khả năng cảm nhận được thị trường. Nói cách khác nhà đầu tư phải tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để có thể nhìn nhận ra được các xu thế trên thị trường hay khi nhìn thấy một bất động sản nào đó, thậm chí chỉ đọc tin cũng đã có thể phần nào cảm nhận được "miếng mồi". Khả năng này có được một phần do năng khiếu, nhưng điều quan trọng phải liên tục rèn luyện để có được. Cùng với đó, NĐT phải biết đón đầu xu hướng thị trường. Điều này đồng nghĩa với nhà đầu tư phải liên tục cập nhật thông tin, tiếp xúc nhiều đồng nghiệp trong ngành và phải đi thực tế để có thể nhìn ra các xu hướng phát triển của từng phân khúc, thị trường từng khu vực nhất định. Nói một cách nôm na là phải chịu khó "cày cuốc" thì mới tìm ra được bất động sản tiềm năng", chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang dành lời khuyên.
Link bài gốc: 4 lý do khiến giá BĐS luôn “nhấp nhô” tạo sóng hết đợt này đến đợt khác
Thứ nhất, do yếu tố "Tâm chấn lan tỏa". Sự phát triển và cả mức giá thường có tính lan tỏa từ trung tâm thành phố lớn đến các vùng ven. Hiệu ứng này đã thể hiện rất rõ ràng trong những năm gần đây. Giá bất động sản các vùng ven Tp.HCM hay Hà Nội đều tăng rất mạnh bởi giá còn thấp hơn nhiều so với vùng trung tâm.
Mặt khác, các vùng ven cũng đang được đầu tư hạ tầng và hình thành một số khu đô thị vệ tinh của thành phố trung tâm. Nhiều doanh nghiệp cũng đổ xô về vùng ven để phát triển dự án khi quỹ đất trung tâm ngày càng cạn kiệt và đắt đỏ. Điều này cũng kéo theo cả nhà đầu tư và cả những người mua bất động sản cho các nhu cầu thực của mình.
Thứ hai, là "Hiệu ứng FOMO" (sợ bỏ lỡ cơ hội). Khi xu thế đầu tư bất động sản được hình thành, bất động sản được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông, giá bất động sản tăng và nhiều người kiếm được tiền từ giá tăng đã kéo theo càng nhiều người muốn đầu tư bất động sản. Cảm giác hối tiếc khi bị bỏ lỡ cơ hội khiến lý trí của nhiều người suy giảm nên đã lao vào "cuộc đua" lướt sóng. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cơn sốt đất xảy ra nhanh chóng và mức giá tăng mạnh chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn.
Thứ ba, là chính sách và quy hoạch của từng vùng. Thông tin về quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị cũng khiến cho nhà đầu tư kỳ vọng về triển vọng tốt đẹp của bất động sản khu vực đó. Những đợt sốt đất cục bộ vừa qua ở Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai cũng xuất phát từ thông tin hạ tầng sân bay hay được các chủ đầu lớn về để đầu tư. Trên thực tế, giá trị của bất động sản luôn gắn liền với hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị. Do đó, việc giá đất tăng bởi các thông tin cũng là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, những thông tin này thiếu xác thực nên đã tạo ra các cơn sốt đất ảo và nhiều nhà đầu tư mắc bẫy.
Thứ tư, theo chuyên gia Trần Khánh Quang là hiệu ứng truyền thông. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và hoạt động truyền thông, nhiều cơn sốt đất xuất phát từ hiệu ứng truyền thông mạng lại. Mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng làm tin tức về đất đai, giao dịch ở một khu vực nào đó được nhiều người biết đến. Điều này cũng tạo ra chính sức hút mạnh mẽ để lôi kéo nhà đầu tư về khu vực đó đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông của không ít chủ đầu tư cho vùng đất có dự án cũng góp phần không nhỏ hâm nóng bất động sản khu vực đó.
Theo vị chuyên gia này, trên thực tế, với mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi phân khúc thì nguyên nhân chính sẽ khác nhau. Có những đợt sốt đất có thể chủ yếu do "đội lái" dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, cũng có những đợt sốt đất là do các nguyên nhân cơ bản từ hạ tầng, từ tiềm năng phát triển mạnh mẽ của khu vực đó mang lại. Cũng có những đợt sốt đất chủ yếu là hiệu ứng từ truyền thông của một số chủ đầu tư nào đó. Việc nhân diện nguyên nhân chính yếu giúp nhà đầu tư có cách nhìn nhận sáng suốt hơn về xu thế của thị trường trong tương lai.
"Trong đầu tư BĐS, để đầu tư thành công, trước hết nhà đầu tư phải luyện được cho mình khả năng cảm nhận được thị trường. Nói cách khác nhà đầu tư phải tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để có thể nhìn nhận ra được các xu thế trên thị trường hay khi nhìn thấy một bất động sản nào đó, thậm chí chỉ đọc tin cũng đã có thể phần nào cảm nhận được "miếng mồi". Khả năng này có được một phần do năng khiếu, nhưng điều quan trọng phải liên tục rèn luyện để có được. Cùng với đó, NĐT phải biết đón đầu xu hướng thị trường. Điều này đồng nghĩa với nhà đầu tư phải liên tục cập nhật thông tin, tiếp xúc nhiều đồng nghiệp trong ngành và phải đi thực tế để có thể nhìn ra các xu hướng phát triển của từng phân khúc, thị trường từng khu vực nhất định. Nói một cách nôm na là phải chịu khó "cày cuốc" thì mới tìm ra được bất động sản tiềm năng", chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang dành lời khuyên.
4 lý do khiến giá BĐS luôn “nhấp nhô” tạo sóng hết đợt này đến đợt khác
Nhà đầu tư phải biết đón đầu xu hướng thị trường. Điều này đồng nghĩa với nhà đầu tư phải liên tục cập nhật thông tin, tiếp xúc nhiều đồng nghiệp trong ngành và phải đi thực tế để có thể nhìn ra các xu hướng phát triển của từng phân khúc, thị trường từng khu vực nhất định.
cafef.vn
Link bài gốc: 4 lý do khiến giá BĐS luôn “nhấp nhô” tạo sóng hết đợt này đến đợt khác
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sang tháng 9, có 4 con giáp hết khổ, từ nay vận may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hơn 400 dự án bất động sản tại Hà Nội được gỡ vướng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu