TIN MỚI
Dạ dày và lá lách là hai cơ quan nội tạng quan trọng gắn liền mật thiết với nhau, thường được gọi gộp là tỳ vị. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng tỳ vị suy yếu là nguồn gốc của mọi bệnh tật, vì nó dẫn đến các vấn đề ăn uống, tiêu hóa, suy giảm sức khỏe thể chất, giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho bệnh tật tấn công.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, những người bị thiếu lá lách, suy nhược dạ dày hoặc muốn bồi bổ để tránh bệnh tật thì không thể bỏ qua 4 loại thực phẩm sau đây:
1. Thịt bò
Thịt bò được coi là “thần dược” khi bồi bổ lá lách. Loại thịt này giàu protein, lại dễ hấp thu, đa dạng cách chế biến nên rất phù hợp để bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.
Đặc biệt, bản thân thịt bò còn có chức năng bổ khí, dưỡng huyết, bồi bổ chức năng tỳ vị, thích hợp cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị suy giảm chức năng, cần điều hòa cơ thể.
Nhưng khi chế biến cần lưu ý dùng ít hương liệu, gia vị, không nên nấu với nhiều dầu mỡ và nên ăn chín hoàn toàn. Cũng không nên ăn quá nhiều để tránh tạo ra gánh nặng cho các cơ quan nội tạng khác.
2. Hạt dẻ
Trong y học hiện đại, hạt dẻ chứa rất nhiều vitamin và nhiều loại khoáng chất, vi chất như: magie, đồng, kẽm, canxi, sắt, phốt pho, mangan, selen… không chỉ tốt cho tim mạch, tuần hoàn máu mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ổn định chức năng thần kinh. Trong hạt dẻ còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột, rất tốt cho dạ dày.
Còn đối với y học cổ truyền, hạt dẻ được coi là 1 vị thuốc, có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, bổ thận cứng gân. Còn có thể trị bệnh đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra.
Ngoài hạt dẻ nướng, luộc, sấy hay hấp, bạn có thể tham khảo các món canh nấu cùng hạt dẻ để đổi vị và giúp dạ dày hấp thụ dễ hơn.
3. Hạt kê
Kê trong y học còn gọi là tiểu mễ hay các tên khác như bạch lương túc, túc cốc, ngạch túc, cốc tử... Nó thuộc họ lúa (Poaceae), Đông y hay dùng vì có tác dụng bổ trung ích khí, bồi bổ lá lách, giảm bốc hỏa dạ dày, giải độc, giải khát, lợi tiểu tiện.
Khi nhắc đến bồi bổ tỳ vị, chắc chắn không ít người nghĩ ngay đến món cháo hạt kê. Nhưng để bớt nhàm chán và tăng dinh dưỡng, bạn cũng có thể nấu cháo kê chung với nhiều nguyên liệu khác như thịt gà, đỗ xanh, hà thủ ô hay nấu xôi hạt kê, chè hạt kê… để đổi vị.
Ngoài ra, chất Choline trong kê còn có đặc tính ngăn ngừa cả bệnh cứng động mạch. Hay bộ ba chất lecithin, choline, axit glutamic còn giúp bồi bổ hệ thần kinh, tăng cường trí não.
4. Khoai lang
Đây không chỉ là loại thực phẩm ngon miệng mà còn là vị thuốc hữu hiệu trong phòng và chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”.
Khoai lang giàu tinh bột và dinh dưỡng và vi chất như protein, glucid, maltose, mannose, galactose, pentose, các pectin, sterol, acid nicotinic, canxi, mangan, sắt… Không chỉ giúp điều hòa và bổ máu, tốt cho dạ dày, đường tiêu hóa, nó còn giúp bổ tỳ vị, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngủ ngon.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoai lang còn có chất chống oxy hóa nên có thể ngăn ngừa ung thư và ngăn chặn xơ cứng mạch máu, vì vậy hãy ăn thường xuyên.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, QQ, Eat This
5 loại rau củ tuy khó ăn nhưng rất tốt cho sức khỏe: Vừa giàu vitamin, vừa phòng chống ung thư, chuyên gia sức khỏe khuyên nên sử dụng mỗi ngày
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: 4 loại thực phẩm cực tốt cho lá lách và dạ dày, muốn khỏe mạnh hãy ăn thường xuyên hơn
Dạ dày và lá lách là hai cơ quan nội tạng quan trọng gắn liền mật thiết với nhau, thường được gọi gộp là tỳ vị. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng tỳ vị suy yếu là nguồn gốc của mọi bệnh tật, vì nó dẫn đến các vấn đề ăn uống, tiêu hóa, suy giảm sức khỏe thể chất, giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho bệnh tật tấn công.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, những người bị thiếu lá lách, suy nhược dạ dày hoặc muốn bồi bổ để tránh bệnh tật thì không thể bỏ qua 4 loại thực phẩm sau đây:
1. Thịt bò
Thịt bò được coi là “thần dược” khi bồi bổ lá lách. Loại thịt này giàu protein, lại dễ hấp thu, đa dạng cách chế biến nên rất phù hợp để bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.
Đặc biệt, bản thân thịt bò còn có chức năng bổ khí, dưỡng huyết, bồi bổ chức năng tỳ vị, thích hợp cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị suy giảm chức năng, cần điều hòa cơ thể.
Nhưng khi chế biến cần lưu ý dùng ít hương liệu, gia vị, không nên nấu với nhiều dầu mỡ và nên ăn chín hoàn toàn. Cũng không nên ăn quá nhiều để tránh tạo ra gánh nặng cho các cơ quan nội tạng khác.
2. Hạt dẻ
Trong y học hiện đại, hạt dẻ chứa rất nhiều vitamin và nhiều loại khoáng chất, vi chất như: magie, đồng, kẽm, canxi, sắt, phốt pho, mangan, selen… không chỉ tốt cho tim mạch, tuần hoàn máu mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ổn định chức năng thần kinh. Trong hạt dẻ còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột, rất tốt cho dạ dày.
Còn đối với y học cổ truyền, hạt dẻ được coi là 1 vị thuốc, có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, bổ thận cứng gân. Còn có thể trị bệnh đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra.
Ngoài hạt dẻ nướng, luộc, sấy hay hấp, bạn có thể tham khảo các món canh nấu cùng hạt dẻ để đổi vị và giúp dạ dày hấp thụ dễ hơn.
3. Hạt kê
Kê trong y học còn gọi là tiểu mễ hay các tên khác như bạch lương túc, túc cốc, ngạch túc, cốc tử... Nó thuộc họ lúa (Poaceae), Đông y hay dùng vì có tác dụng bổ trung ích khí, bồi bổ lá lách, giảm bốc hỏa dạ dày, giải độc, giải khát, lợi tiểu tiện.
Khi nhắc đến bồi bổ tỳ vị, chắc chắn không ít người nghĩ ngay đến món cháo hạt kê. Nhưng để bớt nhàm chán và tăng dinh dưỡng, bạn cũng có thể nấu cháo kê chung với nhiều nguyên liệu khác như thịt gà, đỗ xanh, hà thủ ô hay nấu xôi hạt kê, chè hạt kê… để đổi vị.
Ngoài ra, chất Choline trong kê còn có đặc tính ngăn ngừa cả bệnh cứng động mạch. Hay bộ ba chất lecithin, choline, axit glutamic còn giúp bồi bổ hệ thần kinh, tăng cường trí não.
4. Khoai lang
Đây không chỉ là loại thực phẩm ngon miệng mà còn là vị thuốc hữu hiệu trong phòng và chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”.
Khoai lang giàu tinh bột và dinh dưỡng và vi chất như protein, glucid, maltose, mannose, galactose, pentose, các pectin, sterol, acid nicotinic, canxi, mangan, sắt… Không chỉ giúp điều hòa và bổ máu, tốt cho dạ dày, đường tiêu hóa, nó còn giúp bổ tỳ vị, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngủ ngon.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoai lang còn có chất chống oxy hóa nên có thể ngăn ngừa ung thư và ngăn chặn xơ cứng mạch máu, vì vậy hãy ăn thường xuyên.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, QQ, Eat This
5 loại rau củ tuy khó ăn nhưng rất tốt cho sức khỏe: Vừa giàu vitamin, vừa phòng chống ung thư, chuyên gia sức khỏe khuyên nên sử dụng mỗi ngày
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: 4 loại thực phẩm cực tốt cho lá lách và dạ dày, muốn khỏe mạnh hãy ăn thường xuyên hơn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sang tháng 9, có 4 con giáp hết khổ, từ nay vận may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hơn 400 dự án bất động sản tại Hà Nội được gỡ vướng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu