CNTT tăng trưởng nóng: Cơ hội tạo ra môi trường "văn phòng số" ở Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế còn đang muôn vàn rối ren, mọi doanh nghiệp đều đang sôi sục tìm kiếm lời giải cho bài toán vận hành, dẫn dắt tổ chức vượt qua "mắt bão". Hội thảo "Giải pháp văn phòng số - Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt" do 1C Việt Nam tổ chức, diễn ra vào sáng ngày 21/07/2023, nhiều chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi số đã có nhiều chia sẻ ấn tượng để "gỡ rối" nút thắt vận hành, cập nhật thông tin về xu hướng chiến lược quản trị thời đại số và trải nghiệm thực tế những công nghệ quản trị đột phá.
Theo ông Phạm Thành Đại Lĩnh, Giám đốc tư vấn Công nghệ của FPT Digital, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực CNTT tiếp tục tăng cao, đang đạt đến sự tăng trưởng "nóng". Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới điều này là do: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao.
CSIS (Mỹ) cho rằng, Việt Nam đang trở thành cường quốc kỹ thuật số mới ở khu vực Đông Nam Á. Những gã khổng lồ công nghệ như Samsung, Apple, LG, Foxconn, v.v. cũng như MNC như Cisco, Toshiba, v.v. thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam, bao gồm cả R&D. Đồng thời, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo Made In Vietnam trong lĩnh vực công nghệ (Fintech, Proptech,…) ngày càng mạnh mẽ.
Tuy nguồn cung nhân sự trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu hụt, nhưng đã có sự cải thiện cả về lượng và chất. Giám đốc FPT Digital cũng chỉ ra, Việt Nam có gần 400.000 kỹ sư CNTT và cho hơn 50.000 sinh viên chuyên ngành CNTT tốt nghiệp mỗi năm.
Tỷ lệ lao động CNTT/tổng lao động khoảng 1% (tỷ lệ khá thấp so với các nước định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ). Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 2%, cùng với đó là nâng cao chất lượng kỹ thuật.
25% về số lượng và 30% về chất lượng là tỷ lệ nhân lực CNTT tốt nghiệp hàng năm so với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, Thủ tướng đã và đang đặt ra các mục tiêu trong thời gian tới là tăng cường lực lượng lao động số cả về số lượng và chất lượng, để đáp ứng yêu cầu Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Trong bối cảnh đó, xu hướng chuyển đổi số trong quản trị vận hành ngày càng lan tỏa rộng khắp, không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam.
Với cách làm việc truyền thống, những bất tiện luôn hiển hiện rõ ràng. Theo báo cáo của McKinsey, một nhân sự dành trung bình 1,8 giờ mỗi ngày, tương đương 9,3 giờ mỗi tuần - tương đương hơn 1 ngày làm việc, chỉ để tìm kiếm và thu nhập thông tin. Nếu thực hiện tự động hóa và tìm kiếm thông minh, quá trình này được tối ưu hơn hẳn về mặt thời gian cũng như công sức. Do đó, các thống kê cũng cho thấy, khoảng 80% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đang tăng cường tự động hóa, đặc biệt là trong quá trình phối hợp, điều hành công việc trong môi trường số - Tạo ra một "Văn phòng số".
"Nếu bạn tự động hóa sự hỗn loạn, bạn sẽ có sự hỗn loạn"
Tuy vậy, hành trình này không hề dễ dàng. Mr.Alexander Evchenko - CEO 1C Việt Nam, cũng chia sẻ: "Nếu bạn tự động hóa sự hỗn loạn, bạn sẽ có sự hỗn loạn".
Ông lý giải: "Điều quan trọng nhất trước khi doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số, tự động hóa các quy trình là doanh nghiệp cần phải tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp đó, vì nếu tự động hóa sự hỗn loạn sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền của mọi sự hỗn loạn."
Mr.Alexander Evchenko - CEO 1C Việt Nam
"Chuyển đổi số là tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và áp dụng công nghệ song song với nhau. Để vận hành hiệu quả, thấu hiểu sản phẩm và khách hàng, trước tiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thử nghiệm các công nghệ phổ biến hoặc các công cụ chuyên dụng quy mô nhỏ để có được những đánh giá sâu và hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng, trước khi áp dụng các công nghệ phức tạp hơn trên quy mô lớn hơn."
Đồng thời, là đơn vị chuyên cung cấp và phát triển phần mềm doanh nghiệp, ông nhận thấy: Nhiều CEO Việt Nam thường ủy thác việc chuyển đổi số cho bộ phận CNTT, gây cản trở tiến độ, trong khi chính họ phải là người chủ động dẫn dắt và tham gia vào quá trình này.
Một thách thức phổ biến khác là các doanh nghiệp đôi khi tích hợp không hiệu quả giữa các giải pháp số hóa của họ. Đối với các công ty có hệ thống quản lý nội bộ đã lỗi thời hoặc công nghệ vẫn còn ở giai đoạn đầu, việc tích hợp có thể phức tạp và không hiệu quả. Sự tích hợp toàn diện và toàn diện là cần thiết để chuyển đổi kỹ thuật số thành công.
Thách thức thứ ba mà các doanh nghiệp cũng nên xem xét là việc chuyển đổi cần phải song hành với phương thức số hóa, vì vậy các công ty cần đảm bảo các hoạt động kinh doanh nội bộ của họ được tối ưu hóa trước khi áp dụng công nghệ để tự động hóa công việc.
3 chìa khóa cần thiết để chuẩn bị cho sự vươn mình
Trong hội thảo, ông Phạm Thành Đại Lĩnh cũng chia sẻ, có 3 điều kiện cần thiết để xây dựng đội ngũ linh hoạt và sẵn sàng cho sự chuyển đổi của doanh nghiệp.
Thứ nhất, tính thích ứng
Xây dựng kế hoạch cụ thể, duy trì mức năng suất hoạt động ổn định làm nền tảng cho sự thành công trong kinh doanh. Các hoạt động đào tạo bổ sung năng lực cho các cá nhân giúp lực lượng lao động thích nghi với những thay đổi nhanh chóng
Thứ hai, sự linh động
Làm việc trong môi trường linh động đang giúp tạo ra nền tảng cho tương lai bền vững hơn và người sử dụng lao động cần nắm bắt các cơ hội được tạo ra. Mô hình kết hợp môi trường làm việc cho phép doanh nghiệp phát triển nhanh chóng theo thời gian
Thứ ba, tính linh hoạt
Cho phép một tổ chức trở nên nhạy bén với cả những thay đổi bên trong và bên ngoài, đồng thời trao quyền cho tổ chức kinh doanh triển khai công nghệ xanh, tiết kiệm chi phí và đổi mới, là những phần cơ bản của tính bền vững.
Link bài gốc: 1 nghề có mức “tăng trưởng nóng”, là cơ hội để Việt Nam vươn lên cường quốc kỹ thuật số mới trong khu vực
Trong bối cảnh nền kinh tế còn đang muôn vàn rối ren, mọi doanh nghiệp đều đang sôi sục tìm kiếm lời giải cho bài toán vận hành, dẫn dắt tổ chức vượt qua "mắt bão". Hội thảo "Giải pháp văn phòng số - Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt" do 1C Việt Nam tổ chức, diễn ra vào sáng ngày 21/07/2023, nhiều chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi số đã có nhiều chia sẻ ấn tượng để "gỡ rối" nút thắt vận hành, cập nhật thông tin về xu hướng chiến lược quản trị thời đại số và trải nghiệm thực tế những công nghệ quản trị đột phá.
Theo ông Phạm Thành Đại Lĩnh, Giám đốc tư vấn Công nghệ của FPT Digital, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực CNTT tiếp tục tăng cao, đang đạt đến sự tăng trưởng "nóng". Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới điều này là do: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao.
CSIS (Mỹ) cho rằng, Việt Nam đang trở thành cường quốc kỹ thuật số mới ở khu vực Đông Nam Á. Những gã khổng lồ công nghệ như Samsung, Apple, LG, Foxconn, v.v. cũng như MNC như Cisco, Toshiba, v.v. thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam, bao gồm cả R&D. Đồng thời, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo Made In Vietnam trong lĩnh vực công nghệ (Fintech, Proptech,…) ngày càng mạnh mẽ.
Tuy nguồn cung nhân sự trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu hụt, nhưng đã có sự cải thiện cả về lượng và chất. Giám đốc FPT Digital cũng chỉ ra, Việt Nam có gần 400.000 kỹ sư CNTT và cho hơn 50.000 sinh viên chuyên ngành CNTT tốt nghiệp mỗi năm.
Tỷ lệ lao động CNTT/tổng lao động khoảng 1% (tỷ lệ khá thấp so với các nước định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ). Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 2%, cùng với đó là nâng cao chất lượng kỹ thuật.
25% về số lượng và 30% về chất lượng là tỷ lệ nhân lực CNTT tốt nghiệp hàng năm so với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, Thủ tướng đã và đang đặt ra các mục tiêu trong thời gian tới là tăng cường lực lượng lao động số cả về số lượng và chất lượng, để đáp ứng yêu cầu Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Trong bối cảnh đó, xu hướng chuyển đổi số trong quản trị vận hành ngày càng lan tỏa rộng khắp, không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam.
Với cách làm việc truyền thống, những bất tiện luôn hiển hiện rõ ràng. Theo báo cáo của McKinsey, một nhân sự dành trung bình 1,8 giờ mỗi ngày, tương đương 9,3 giờ mỗi tuần - tương đương hơn 1 ngày làm việc, chỉ để tìm kiếm và thu nhập thông tin. Nếu thực hiện tự động hóa và tìm kiếm thông minh, quá trình này được tối ưu hơn hẳn về mặt thời gian cũng như công sức. Do đó, các thống kê cũng cho thấy, khoảng 80% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đang tăng cường tự động hóa, đặc biệt là trong quá trình phối hợp, điều hành công việc trong môi trường số - Tạo ra một "Văn phòng số".
"Nếu bạn tự động hóa sự hỗn loạn, bạn sẽ có sự hỗn loạn"
Tuy vậy, hành trình này không hề dễ dàng. Mr.Alexander Evchenko - CEO 1C Việt Nam, cũng chia sẻ: "Nếu bạn tự động hóa sự hỗn loạn, bạn sẽ có sự hỗn loạn".
Ông lý giải: "Điều quan trọng nhất trước khi doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số, tự động hóa các quy trình là doanh nghiệp cần phải tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp đó, vì nếu tự động hóa sự hỗn loạn sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền của mọi sự hỗn loạn."
Mr.Alexander Evchenko - CEO 1C Việt Nam
"Chuyển đổi số là tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và áp dụng công nghệ song song với nhau. Để vận hành hiệu quả, thấu hiểu sản phẩm và khách hàng, trước tiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thử nghiệm các công nghệ phổ biến hoặc các công cụ chuyên dụng quy mô nhỏ để có được những đánh giá sâu và hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng, trước khi áp dụng các công nghệ phức tạp hơn trên quy mô lớn hơn."
Đồng thời, là đơn vị chuyên cung cấp và phát triển phần mềm doanh nghiệp, ông nhận thấy: Nhiều CEO Việt Nam thường ủy thác việc chuyển đổi số cho bộ phận CNTT, gây cản trở tiến độ, trong khi chính họ phải là người chủ động dẫn dắt và tham gia vào quá trình này.
Một thách thức phổ biến khác là các doanh nghiệp đôi khi tích hợp không hiệu quả giữa các giải pháp số hóa của họ. Đối với các công ty có hệ thống quản lý nội bộ đã lỗi thời hoặc công nghệ vẫn còn ở giai đoạn đầu, việc tích hợp có thể phức tạp và không hiệu quả. Sự tích hợp toàn diện và toàn diện là cần thiết để chuyển đổi kỹ thuật số thành công.
Thách thức thứ ba mà các doanh nghiệp cũng nên xem xét là việc chuyển đổi cần phải song hành với phương thức số hóa, vì vậy các công ty cần đảm bảo các hoạt động kinh doanh nội bộ của họ được tối ưu hóa trước khi áp dụng công nghệ để tự động hóa công việc.
3 chìa khóa cần thiết để chuẩn bị cho sự vươn mình
Trong hội thảo, ông Phạm Thành Đại Lĩnh cũng chia sẻ, có 3 điều kiện cần thiết để xây dựng đội ngũ linh hoạt và sẵn sàng cho sự chuyển đổi của doanh nghiệp.
Thứ nhất, tính thích ứng
Xây dựng kế hoạch cụ thể, duy trì mức năng suất hoạt động ổn định làm nền tảng cho sự thành công trong kinh doanh. Các hoạt động đào tạo bổ sung năng lực cho các cá nhân giúp lực lượng lao động thích nghi với những thay đổi nhanh chóng
Thứ hai, sự linh động
Làm việc trong môi trường linh động đang giúp tạo ra nền tảng cho tương lai bền vững hơn và người sử dụng lao động cần nắm bắt các cơ hội được tạo ra. Mô hình kết hợp môi trường làm việc cho phép doanh nghiệp phát triển nhanh chóng theo thời gian
Thứ ba, tính linh hoạt
Cho phép một tổ chức trở nên nhạy bén với cả những thay đổi bên trong và bên ngoài, đồng thời trao quyền cho tổ chức kinh doanh triển khai công nghệ xanh, tiết kiệm chi phí và đổi mới, là những phần cơ bản của tính bền vững.
Link bài gốc: 1 nghề có mức “tăng trưởng nóng”, là cơ hội để Việt Nam vươn lên cường quốc kỹ thuật số mới trong khu vực
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu