Sinh viên lao đao trong “tháng củ mật”

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
Đến hẹn lại lên, tháng chạp, hay theo cách gọi dân gian là “tháng củ mật” từ xa xưa vẫn được người dân lưu ý, cảnh giác kỹ hơn. Bởi là tháng cận tết, nên nguy cơ đạo chích ghé thăm ngày càng cao.
Nay, dù tình hình an ninh đã được thắt chặt hơn nhiều, song thực tế, đây vẫn là tháng cao điểm về tình trạng trộm cắp, nhất là tại các khu vực đông sinh viên thuê trọ, an ninh lơi lỏng...

Đạo chích hoành hành

Biết là tháng dễ bị trôm đồ, hầu khắp các xóm trọ sinh viên trên địa bàn thủ đô đều tăng cường hơn trong việc bảo quản đồ đạc. Cụ thể, những vật như laptop, xe máy... đều thành vật “bất li thân” lúc này. Nhưng cảnh giác cũng chỉ được chừng bấy, khi Nguyễn Văn Tam (sinh viên năm thứ tư, Trường ĐH Phương Đông, hiện trú tại ngõ 190 Nguyễn Trãi), dù rất cẩn thận “theo sát” chiếc xe đạp nhãn hiệu Thống Nhất còn mới nhưng chỉ một chốc lơi lỏng, trưa 13.1 (tức 2.12 âm lịch) chiếc xe đã không cánh mà bay. Ngẩn người vì tiếc của, nhưng Tâm cũng chỉ còn biết ngậm ngùi, vì theo cậu: “Có trình báo hay không thì cũng vậy, của mất thì cũng không tìm thấy được”.

Chưa dừng ở đó, tại khu trọ trên phố Phùng Khoang, Triều Khúc (quận Thanh Xuân, HN) liên tiếp trong khoảng thời gian từ mùng 5 -7.1, hai chiếc xe máy Wave 110 và Jupiter Rc cũng lần lượt biến mất chỉ ít phút khi chủ nhân lơ đãng giữ gìn.

Điều kiện ở tập trung và bất cẩn thế này là cơ hội để trộm khai thác.


Gần đây nhất, Vũ Văn Chung - sinh viên Trường ĐH Phương Đông, trú tại số nhà 27, ngõ 236 đường Khương Đình (phường Hạ Đình) - bị “mượn” chiếc laptop trị giá hơn 11 triệu đồng. Theo Chung, thường ngày, khi sử dụng máy xong, vẫn hay cất gọn ở góc nhà.

Ngày 15.1, khi về nhà, trông thấy khóa bị bẻ gãy, Chung chạy vào nhà, thì thấy chiếc laptop và toàn bộ số tiền gần 2 triệu đồng dành để đóng học phí đã không cánh mà bay.

Khó truy hồi tài sản bị mất cắp

Theo phỏng đoán của lực lượng công an viên phường Hạ Đình, địa bàn thường xảy ra những vụ trộm cắp, nhất là tại các khu vực trọ gần đây, đối tượng trộm đồ của sinh viên chủ yếu là những kẻ nghiện ngập, hư hỏng. Không chỉ máy tính, xe máy... mà đến những vật dụng thiết yếu của sinh viên như giày dép, quần áo, soong nồi... cũng là những thứ mà đạo chích nhòm ngó.

“Giờ rời nhà mà thấy nơm nớp. Dù đồ đạc không giá trị, nhưng mất thì cũng phiền lắm” - Nguyễn Thu - sinh viên năm thứ 3 (Trường ĐH Giáo dục) - cho biết.

Với nhiều thủ đoạn, trộm thường theo dõi xóm trọ, lợi dụng lúc vắng vẻ là chúng hành động nhanh gọn, khi bị phát hiện chúng phản ứng rất nhanh như: Làm ra vẻ đi nhầm nhà hoặc giả vờ đi tìm phòng ở, hỏi han người quen... Không chỉ vậy, một số kẻ còn đóng vai những người đi quảng cáo, tiếp thị, thu mua đồng nát... khi chủ nhà sơ suất một chút là chúng lập tức... giở nghề.

Theo phản ánh của một số nạn nhân, dù số tài sản bị mất đã được trình báo đến cơ quan công an địa phương, nhưng hầu như đều không có khả năng tìm thấy.

Giáp tết, kẻ trộm thường không bỏ qua những cơ hội béo bở để hành động. Vì vậy, mỗi người hoặc hãy tự cảnh giác, đề phòng và bảo quản đồ đạc, phương tiện đi lại của mình kẻo rồi đến khi của đi rồi mới... hoài của.
Theo Laodong


(Sưu tầm và chia sẻ bởi Sinhvienthamdinh.Com)
 

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,278
Bài viết
63,498
Thành viên
86,055
Thành viên mới nhất
tuongtran

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN