Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank.
Ngoài ra, NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt. Đồng thời trình Thủ tướng và dự thảo tờ trình Quốc hội về phương án tăng vốn điều lệ của Agribank.
NHNN cũng chỉ đạo Vietcombank, Vietinbank, BIDV xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 1/2023, vốn điều lệ của 4 NHTM Nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 180.400 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt hơn 7,3 triệu tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 5,3 triệu tỷ đồng.
Trong Đại hội cổ đông thường niên 2023 vừa qua, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, ngân hàng này đang triển khai 3 nội dung tăng vốn gồm:
Tăng vốn từ nguồn lợi nhuận năm 2020 và lợi nhuận còn lại của năm 2019 với tỷ lệ phát hành 18,1% đã được Chính phủ thông qua. Hôm 19/4, NHNN đã thông qua phương án tăng vốn của Vietcombank. Như vậy, chỉ trong vòng khoảng 1 tháng nữa, Vietcombank sẽ hoàn thành việc tăng vốn.
Tăng vốn theo lợi nhuận của năm 2021 và lợi nhuận lũy kế còn lại đến trước trước năm 2018 với mức tăng khoảng 27.000 tỷ đồng. Chủ trương tăng vốn đã được NHNN và Bộ Tài chính thống nhất và đang chuẩn bị các thủ tục để trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua. Theo quy định, với mức tăng vốn như trên phải được Quốc Hội thông qua.
Về kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng đang triển khai các bước theo thủ tục và đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn tài chính. Theo kế hoạch này, Vietcombank sẽ thực hiện kế hoạch này trong năm 2023 - 2024.
Nói thêm về kế hoạch chia cổ tức, Phó Tổng Giám đốc Phùng Nguyễn Hải Yến cho biết: Vietcombank sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận 2020 và lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 18,1% sẽ được triển khai các bước và thực hiện trong tháng 5/2023.
Chương trình thứ 2 là trả cổ tức từ lợi nhuận năm 2021 và lợi nhuận còn lại đến trước năm 2018 với quy mô 27.000 tỷ đồng hiện đang xin các cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại năm 2022 là hơn 21.000 tỷ đồng.
Với BIDV, ngân hàng này có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ trong năm 2023 theo 2 đợt phát hành.
Đợt 1, ngân hàng sẽ phát hành gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12,69% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2022. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận còn lại năm 2021 sau trích lập cá quỹ. Theo đó, vốn điều lệ sẽ tăng thêm hơn 6.419 tỷ đồng.
Đợt 2, BIDV phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng hơn 455 triệu cổ phiếu theo theo Phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua (dự kiến 9% vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022). Vốn điều lệ theo phương án này sẽ tăng thêm 4.552 tỷ đồng.
Với lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ năm 2022 là 12.571 tỷ, ngân hàng cũng dự kiến dùng 11.634 tỷ đồng lợi nhuận để lại năm 2022 để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 23% so với vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022. ĐHĐCĐ BIDV uỷ quyền cho HĐQT thực quyết định thời điểm chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức và điều chỉnh hình thức chi trả theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tại VietinBank, “ông lớn” này có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2016. Cụ thể, ngân hàng sẽ dùng 12.330 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu, khối lượng phát hành hơn 1,2 tỷ đơn vị.
Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của VietinBank cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 48.057 tỷ đồng lên 53.700 tỷ đồng nhưng chưa được hoàn tất. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận còn lại năm 2020.
Do đó, trong năm nay, nếu tại thời điểm phát hành, vốn điều lệ VietinBank vẫn đang ở mức 48.058 tỷ đồng thì tỷ lệ chia cổ tức tương đương với 25,66%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 60.387 tỷ đồng.
Trường hợp tại thời điểm phát hành, ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn lên 53.700 tỷ, thì tỷ lệ chia cổ tức là 22,96%. Vốn điều lệ sau khi phát hành thành công là 66.030 tỷ đồng.
Thời gian hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại giấy phép/chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
Với Agribank, ngày 25/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng này. Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ thừa uỷ quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 thêm 17.100 tỷ đồng.
Vốn bổ sung cho ngân hàng này sẽ lấy từ dự toán chi ngân sách trung ương 2023 đã được Quốc hội phê duyệt, trên 6.750 tỷ đồng. Phần còn lại gần 10.350 tỷ đồng bố trí từ ngân sách Nhà nước và thực hiện chuyển cấp trong 2024.
Link bài gốc: VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank sắp được tăng vốn “khủng”
Ngoài ra, NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt. Đồng thời trình Thủ tướng và dự thảo tờ trình Quốc hội về phương án tăng vốn điều lệ của Agribank.
NHNN cũng chỉ đạo Vietcombank, Vietinbank, BIDV xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 1/2023, vốn điều lệ của 4 NHTM Nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 180.400 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt hơn 7,3 triệu tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 5,3 triệu tỷ đồng.
Trong Đại hội cổ đông thường niên 2023 vừa qua, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, ngân hàng này đang triển khai 3 nội dung tăng vốn gồm:
Tăng vốn từ nguồn lợi nhuận năm 2020 và lợi nhuận còn lại của năm 2019 với tỷ lệ phát hành 18,1% đã được Chính phủ thông qua. Hôm 19/4, NHNN đã thông qua phương án tăng vốn của Vietcombank. Như vậy, chỉ trong vòng khoảng 1 tháng nữa, Vietcombank sẽ hoàn thành việc tăng vốn.
Tăng vốn theo lợi nhuận của năm 2021 và lợi nhuận lũy kế còn lại đến trước trước năm 2018 với mức tăng khoảng 27.000 tỷ đồng. Chủ trương tăng vốn đã được NHNN và Bộ Tài chính thống nhất và đang chuẩn bị các thủ tục để trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua. Theo quy định, với mức tăng vốn như trên phải được Quốc Hội thông qua.
Về kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng đang triển khai các bước theo thủ tục và đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn tài chính. Theo kế hoạch này, Vietcombank sẽ thực hiện kế hoạch này trong năm 2023 - 2024.
Nói thêm về kế hoạch chia cổ tức, Phó Tổng Giám đốc Phùng Nguyễn Hải Yến cho biết: Vietcombank sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận 2020 và lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 18,1% sẽ được triển khai các bước và thực hiện trong tháng 5/2023.
Chương trình thứ 2 là trả cổ tức từ lợi nhuận năm 2021 và lợi nhuận còn lại đến trước năm 2018 với quy mô 27.000 tỷ đồng hiện đang xin các cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại năm 2022 là hơn 21.000 tỷ đồng.
Với BIDV, ngân hàng này có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ trong năm 2023 theo 2 đợt phát hành.
Đợt 1, ngân hàng sẽ phát hành gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12,69% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2022. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận còn lại năm 2021 sau trích lập cá quỹ. Theo đó, vốn điều lệ sẽ tăng thêm hơn 6.419 tỷ đồng.
Đợt 2, BIDV phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng hơn 455 triệu cổ phiếu theo theo Phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua (dự kiến 9% vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022). Vốn điều lệ theo phương án này sẽ tăng thêm 4.552 tỷ đồng.
Với lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ năm 2022 là 12.571 tỷ, ngân hàng cũng dự kiến dùng 11.634 tỷ đồng lợi nhuận để lại năm 2022 để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 23% so với vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022. ĐHĐCĐ BIDV uỷ quyền cho HĐQT thực quyết định thời điểm chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức và điều chỉnh hình thức chi trả theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tại VietinBank, “ông lớn” này có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2016. Cụ thể, ngân hàng sẽ dùng 12.330 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu, khối lượng phát hành hơn 1,2 tỷ đơn vị.
Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của VietinBank cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 48.057 tỷ đồng lên 53.700 tỷ đồng nhưng chưa được hoàn tất. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận còn lại năm 2020.
Do đó, trong năm nay, nếu tại thời điểm phát hành, vốn điều lệ VietinBank vẫn đang ở mức 48.058 tỷ đồng thì tỷ lệ chia cổ tức tương đương với 25,66%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 60.387 tỷ đồng.
Trường hợp tại thời điểm phát hành, ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn lên 53.700 tỷ, thì tỷ lệ chia cổ tức là 22,96%. Vốn điều lệ sau khi phát hành thành công là 66.030 tỷ đồng.
Thời gian hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại giấy phép/chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
Với Agribank, ngày 25/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng này. Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ thừa uỷ quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 thêm 17.100 tỷ đồng.
Vốn bổ sung cho ngân hàng này sẽ lấy từ dự toán chi ngân sách trung ương 2023 đã được Quốc hội phê duyệt, trên 6.750 tỷ đồng. Phần còn lại gần 10.350 tỷ đồng bố trí từ ngân sách Nhà nước và thực hiện chuyển cấp trong 2024.
Link bài gốc: VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank sắp được tăng vốn “khủng”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Lãi suất tại các “ông lớn” ngân hàng Vietcombank...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua giảm lãi suất huy động: VietinBank...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VietinBank, VPBank, Techcombank, ACB,... đặt mục...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, MB...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng vượt 3 ông lớn BIDV, VietinBank...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng đã vượt VietinBank, Vietcombank, BIDV...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu