+ Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Thường các bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các bạn chỉ tập trung nhiều vào chuyện học. Nhưng thực tế khi vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp thì cần phải có song song 2 thứ: kỹ năng cứng (hard skill) và kỹ năng mềm (soft skill).
Kỹ năng cứng là những kiến thức đã học được từ giảng đường, nhưng những kiến thức đó dù học tốt tới đâu trong 4 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông kiến thức sau này của đời con người. Còn phần kĩ năng mềm chính là những kinh nghiệm trong cuộc sống, mà chúng ta chỉ cần bỏ 4 năm đại học để rèn luyện thì có thể sử dụng và bồi dưỡng suốt đời. Để đạt được hiệu quả công việc, chúng ta cần phải có cả 2 kĩ năng trên.
Kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Chính vì trong giáo dục của Việt Nam không coi trọng vào đào tạo kỹ năng mềm nên các bạn SV khi ra trường thường thiếu kinh nghiệm làm việc, cách giao tiếp, ứng xử và tác phong chuyên nghiệp.
Có những bạn năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kĩ năng mềm cho bản thân, nhưng cũng có những bạn vì không biết tầm quan trọng của kĩ năng mềm nên chỉ nghĩ rằng học giỏi là đủ và chắc chắn cho một tấm vé khi vào đời. Bạn học giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc bạn có thể uyển chuyển trong các công việc, đó là bạn đã thiếu kĩ năng mềm. Bạn học không giỏi, nhưng bạn có thể làm được ra kết quả dù công việc có thay đổi sao đi nữa, đó là bạn có kĩ năng mềm.
Và hãy nhớ rằng, xã hội này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển chuyển chứ không cần sự cứng nhắc. Và một điều nữa, tuỳ ngành nghề mà độ cân bằng giữa kỹ năng cứng và mềm có sự chênh lệch. Nếu như các ngành nghề thiên về xã hội thì cần nhiều về kĩ năng mềm hơn, trong khi các ngành nghề kỹ thuật cần nhiều kĩ năng cứng hơn.
Nhưng để phát triển được nghề nghiệp của mình, thì không thể có sự chênh lệch quá lớn giữa cứng và mềm. Quá cứng sẽ giống trường hợp của bạn Việt Khuê, còn quá mềm sẽ gây nên trường hợp chỉ biết nói chứ không biết làm.
Tôi nghĩ bạn đã quá sai lầm khi cho rằng có tấm bằng đỏ là có khả năng xin được một công việc tốt. Tôi từng học ĐH, từng cố gắng đứng đầu lớp với điểm số cao nhất để giành được học bổng đi nước ngoài. Nhưng điểm cao chỉ là cách đánh giá mà thôi. Bởi trong lớp của tôi có rất nhiều người học rất giỏi một cách thực sự.
Lớp tôi có người học đúng đầu nhưng hỏi bạn đó lập trình java hay c++ đều không làm được, trong khi môt bạn khác điểm chỉ 7.0 thôi nhưng có học rất giỏi lập trình và tiếng Anh nên tuy chưa tốt nghiệp đã được nhận vào làm ở một công ty khá nổi tiếng.
Tôi đã nhận ra điều đó ngay từ khi học năm nhất đại học. Phải biết cái gì là cần thiết và đừng "mù quáng" cố học để lấy điểm cao mà cuối cùng không rút được điều gì. Bạn biết không, ngay cả đất nước tiên tiến như Nhật Bản nếu chỉ tốt nghiệp đại học thôi thì cũng không làm được gì. Sinh viên Nhật hầu hết đều phải học cao học rồi mới có thể đi làm.
Cho nên bây giờ là lúc bạn cần bỏ thời gian để tích luỹ kinh nghiệm nếu còn muốn tìm được một công việc liên quan đến chuyên môn. Đừng quá coi trọng tấm bằng xuất sắc đó!
Được giới thiệu đi làm, tôi đến gặp cô ấy. Sau một tuần làm việc, ba tôi lại đến thăm cô ấy và nói về tôi, đại loại cháu nó học rất khá nhưng không biết tại sao khi tốt nghiệp chỉ được trung bình khá, cô ấy nói không quan tâm đến học bạ đâu, sau hai tuần thử việc, nếu cháu không làm được thì cháu sẽ không được nhận, anh đừng lo lắng quá, phải tự tin vào cháu chứ.
Cô ấy đã truyền cho tôi một sức mạnh ghê gớm ở sự tự tin bản thân mình, những kiến thức học ở trường chỉ là hành trang vào đời, còn lại là sự tìm tòi sáng tạo của bản thân, cô đã đưa tôi vào công việc với lòng yêu nghề và tận tụy của ngưởi "thầy". Tôi còn nhớ, cô truyền cho tôi kinh nghiệm mà cô đã trải qua với một yêu cầu duy nhất: "Tự trọng, tự tin và sống phải có tâm", làm nghề này nếu không có ba điều đó rất đễ đánh mất mình.
Tôi đã học ở cô sự đánh giá con người không thông qua bằng cấp, tôi cũng đã truyền cho những người sau mình cái "lửa" của cô ấy. Cô ấy đã rời cơ quan, có lẽ trong đó có lòng "tự trọng và cái tâm của nghề" khi bất đồng với lãnh đạo cơ quan. Tôi và rất đông mọi người nhớ đến cô,như cô cứ như hải âu bay cao và bay xa, thỉnh thỏang nhận được thư cô, vẫn đầy chất "lửa", tự tin yêu đời và tôi luôn nhớ cô với nụ cười thật tươi.
Đấy, khởi đầu việc đi làm của tôi là như thế đấy, tốt nghiệp loại trung bình, gặp một người "thầy" đầy nhiệt huyết, truyền "lửa" bằng kinh nghiệm bản thân mình, có lẽ là trường hợp" hiếm hoi", để bản thân tôi cũng phải học phải làm bằng 70% tốc độ của người thầy.
Năm năm, thời gian không nhiều nhưng tôi đã trưởng thành, đã được đề bạt kế tóan trưởng (vị trí của cô trước đây) vì những kế thừa cô không sao bằng được cô, và sau ba năm lại đến tôi. "Cô ơi, con đang đi những bước đầu, ước gì có cô, người đã nhận con không một lần nhìn vào học bạ, điều đó đã tạo cho con một niềm tin vào chính mình"...
Khi đi tìm việc nhà tuyển dụng đòi chúng ta phải có kinh nghiệm, điều này lấy ở đâu? Câu trả lời là bạn phải đi làm thêm trong thời gian còn ngồi trên giảng đường hay là bạn phải học từ chính cuộc sống hiện tại. Đó là sự tích lũy ở ngay ở trong đời sống hàng ngày của chính chúng ta. Song, SV nhiều người đi làm thêm thì chỉ để kiếm thêm trang trải cho cuộc sống hàng ngày, nên lấy đâu ra kinh nghiệm!
Dù sao thì bạn cứ hãy tự tin và cố gắng hết mình và hy vọng xẽ được trả công xứng đáng.
Tuy rằng em mới học năm nhất ngành QTKD nhưng em đã cảm giác được áp lực rất lớn trong việc học ở giảng đường đại học. Em nghĩ chắc là suốt bốn năm ngồi trên ghế giảng đường, chị không tham gia bất kỳ một họat động nào của lớp, của khoa, của trường.
Khi tham gia các hoạt động của khoa, của trường tức là đã thoát ra khỏi mớ kiến thức suông. Và lâu dần thì kinh nghiệm thực tế được huấn luyện có bài bản đó sẽ ngấm dần vào trong mình, là chất keo kết dính những kiến thức căn bản đó lại.
Chị đang cầm trong tay tấm bằng loại giỏi là chị đã hơn những người khác rồi, chị chỉ còn thiếu kinh nghiệm thực tế nữa thôi. Đây là một nỗ lực rất lớn mà không phải bất cứ ai cũng có thể làm được. Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế tòan cầu, do vậy cơ hội mở ra là rất lớn cho tất cả mọi người, nhất là lớp trí thức trẻ có trình độ cao như chị vậy.
Nếu bây giờ chị dám quyết liệt với nghề mình đã chọn thì chị nên bỏ nghề tay trái chỉ đang làm đi, hãy bắt đầu lại từ đầutừ vị trí thấp nhất. Chỉ khi nào chị thực sự quyết liệt với nó, bỏ đi tâm trạng u buồn hôm nay thì ngày mai chị mới thành công trong cuộc sống. Đừng bao giờ vì tâm trạng nhất thời mà bỏ quên mục đích của mình.
Mình có may mắn đuợc đi học ở nước ngoài. Trường mình từ năm đầu tiên, ĐH mình đã yêu cầu SV đi thực tập. Việc xin thực tập thật là khó khăn vì không ai giúp đỡ, không ai chỉ bảo phải làm sao để viết một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh mà bắt mắt người tuyển dụng. Mình đã phải mày mò trên mạng và các sách hướng dẫn được bày bán trong nhà sách... Rồi còn phải tìm công ty nào cần nhân viên, công ty nào có công việc thích hợp nữa...
Rất nhiều thứ mà mình không biết được phải làm sao nhưng lại không thể không làm vì đây là một phần để lên lớp. Mình đã cố gắng viết rất nhiều thư, nhưng rất ít hồi âm và phần lớn đều là từ chối. Có lẽ tại mình viết thư không hay, không đúng cách; cũng có lẽ là tại người ta không cần người thật...
Cuối cùng mình cũng được nhận vào một công ty nhỏ xíu ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Dĩ nhiên những thực tập kiểu này, nhất là SV năm 1 thì không có lương và tiền ăn ở, đi lại là do mình tự chi trả, vậy mà được nhận đi làm là mừng lắm. Nhưng sau tất cả, mình cảm thấy học được nhiều điều, ví dụ như cách tìm việc , cách xin việc... Và trong hồ sơ của mình có được một dòng ghi kinh nghiệm làm việc.
Bản thân mình sau đó ý thức được sự quan trọng của những kinh nghiệm này; và dù cho trường có bắt hay không, mình vẫn xin thêm thực tập trong những ngày rảnh rỗi. Mình nghĩ chuyện cố gắng tìm thực tập tại các công ty để SV có kinh nghiệm không phải hoàn toàn trách nhiệm của nhà trường; mà còn là ý thức mong muốn của SV. Sự mong muốn này là một động lực để chúng ta đi tìm kinh nghiệm việc làm bằng mọi giá. Mình không muốn các bạn đổ lỗi hết cho giáo dục.
Thầy cô trên lớp chỉ là những người hướng dẫn kiến thức nền tảng và là người cung cấp thông tin khi bạn hỏi. Trong suốt những năm tháng đi học, chúng ta có rất nhiều thời gian rảnh rỗi và thường là sử dụng nó vào chuyện vui chơi. Thật ra trong thời gian đi học, chúng ta không có ý thức coi trọng kinh nghiệm làm việc mà chỉ nghĩ ta học giỏi là sẽ phải có việc làm ngay tức khắc... trong khi tấm bằng ĐH chỉ là 1 điều kiện cần chứ không đủ.
Người đời vẫn nói "Trăm hay không bằng tay quen" và với cương vị một công ty, thuê nhân viên về để ra sản phẩm chứ không phải thuê "mọt sách" để trưng tủ kính.
Thường các bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các bạn chỉ tập trung nhiều vào chuyện học. Nhưng thực tế khi vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp thì cần phải có song song 2 thứ: kỹ năng cứng (hard skill) và kỹ năng mềm (soft skill).
Kỹ năng cứng là những kiến thức đã học được từ giảng đường, nhưng những kiến thức đó dù học tốt tới đâu trong 4 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông kiến thức sau này của đời con người. Còn phần kĩ năng mềm chính là những kinh nghiệm trong cuộc sống, mà chúng ta chỉ cần bỏ 4 năm đại học để rèn luyện thì có thể sử dụng và bồi dưỡng suốt đời. Để đạt được hiệu quả công việc, chúng ta cần phải có cả 2 kĩ năng trên.
Kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Chính vì trong giáo dục của Việt Nam không coi trọng vào đào tạo kỹ năng mềm nên các bạn SV khi ra trường thường thiếu kinh nghiệm làm việc, cách giao tiếp, ứng xử và tác phong chuyên nghiệp.
Có những bạn năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kĩ năng mềm cho bản thân, nhưng cũng có những bạn vì không biết tầm quan trọng của kĩ năng mềm nên chỉ nghĩ rằng học giỏi là đủ và chắc chắn cho một tấm vé khi vào đời. Bạn học giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc bạn có thể uyển chuyển trong các công việc, đó là bạn đã thiếu kĩ năng mềm. Bạn học không giỏi, nhưng bạn có thể làm được ra kết quả dù công việc có thay đổi sao đi nữa, đó là bạn có kĩ năng mềm.
Và hãy nhớ rằng, xã hội này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển chuyển chứ không cần sự cứng nhắc. Và một điều nữa, tuỳ ngành nghề mà độ cân bằng giữa kỹ năng cứng và mềm có sự chênh lệch. Nếu như các ngành nghề thiên về xã hội thì cần nhiều về kĩ năng mềm hơn, trong khi các ngành nghề kỹ thuật cần nhiều kĩ năng cứng hơn.
Nhưng để phát triển được nghề nghiệp của mình, thì không thể có sự chênh lệch quá lớn giữa cứng và mềm. Quá cứng sẽ giống trường hợp của bạn Việt Khuê, còn quá mềm sẽ gây nên trường hợp chỉ biết nói chứ không biết làm.
PHAN CAO VINH (Singapore)
+ Đừng quá coi trọng tấm bằng xuất sắc đó!Tôi nghĩ bạn đã quá sai lầm khi cho rằng có tấm bằng đỏ là có khả năng xin được một công việc tốt. Tôi từng học ĐH, từng cố gắng đứng đầu lớp với điểm số cao nhất để giành được học bổng đi nước ngoài. Nhưng điểm cao chỉ là cách đánh giá mà thôi. Bởi trong lớp của tôi có rất nhiều người học rất giỏi một cách thực sự.
Lớp tôi có người học đúng đầu nhưng hỏi bạn đó lập trình java hay c++ đều không làm được, trong khi môt bạn khác điểm chỉ 7.0 thôi nhưng có học rất giỏi lập trình và tiếng Anh nên tuy chưa tốt nghiệp đã được nhận vào làm ở một công ty khá nổi tiếng.
Tôi đã nhận ra điều đó ngay từ khi học năm nhất đại học. Phải biết cái gì là cần thiết và đừng "mù quáng" cố học để lấy điểm cao mà cuối cùng không rút được điều gì. Bạn biết không, ngay cả đất nước tiên tiến như Nhật Bản nếu chỉ tốt nghiệp đại học thôi thì cũng không làm được gì. Sinh viên Nhật hầu hết đều phải học cao học rồi mới có thể đi làm.
Cho nên bây giờ là lúc bạn cần bỏ thời gian để tích luỹ kinh nghiệm nếu còn muốn tìm được một công việc liên quan đến chuyên môn. Đừng quá coi trọng tấm bằng xuất sắc đó!
thao_d2003cntt@
[FLOATLEFT]Cô đã không nhìn vào học bạ!Được giới thiệu đi làm, tôi đến gặp cô ấy. Sau một tuần làm việc, ba tôi lại đến thăm cô ấy và nói về tôi, đại loại cháu nó học rất khá nhưng không biết tại sao khi tốt nghiệp chỉ được trung bình khá, cô ấy nói không quan tâm đến học bạ đâu, sau hai tuần thử việc, nếu cháu không làm được thì cháu sẽ không được nhận, anh đừng lo lắng quá, phải tự tin vào cháu chứ.
Cô ấy đã truyền cho tôi một sức mạnh ghê gớm ở sự tự tin bản thân mình, những kiến thức học ở trường chỉ là hành trang vào đời, còn lại là sự tìm tòi sáng tạo của bản thân, cô đã đưa tôi vào công việc với lòng yêu nghề và tận tụy của ngưởi "thầy". Tôi còn nhớ, cô truyền cho tôi kinh nghiệm mà cô đã trải qua với một yêu cầu duy nhất: "Tự trọng, tự tin và sống phải có tâm", làm nghề này nếu không có ba điều đó rất đễ đánh mất mình.
Tôi đã học ở cô sự đánh giá con người không thông qua bằng cấp, tôi cũng đã truyền cho những người sau mình cái "lửa" của cô ấy. Cô ấy đã rời cơ quan, có lẽ trong đó có lòng "tự trọng và cái tâm của nghề" khi bất đồng với lãnh đạo cơ quan. Tôi và rất đông mọi người nhớ đến cô,như cô cứ như hải âu bay cao và bay xa, thỉnh thỏang nhận được thư cô, vẫn đầy chất "lửa", tự tin yêu đời và tôi luôn nhớ cô với nụ cười thật tươi.
Đấy, khởi đầu việc đi làm của tôi là như thế đấy, tốt nghiệp loại trung bình, gặp một người "thầy" đầy nhiệt huyết, truyền "lửa" bằng kinh nghiệm bản thân mình, có lẽ là trường hợp" hiếm hoi", để bản thân tôi cũng phải học phải làm bằng 70% tốc độ của người thầy.
Năm năm, thời gian không nhiều nhưng tôi đã trưởng thành, đã được đề bạt kế tóan trưởng (vị trí của cô trước đây) vì những kế thừa cô không sao bằng được cô, và sau ba năm lại đến tôi. "Cô ơi, con đang đi những bước đầu, ước gì có cô, người đã nhận con không một lần nhìn vào học bạ, điều đó đã tạo cho con một niềm tin vào chính mình"...
DUY NGUYÊN
[/FLOATLEFT] + Tích lũy từ cuộc sống Đọc bài của mọi người, tôi cũng rất đồng tình ủng hộ. Đang là sinh viên năm 2, tôi rất hay lên mạng đọc báo, đọc các bài viết về cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường. Thực tế chúng ta không có kinh nghiệm nếu không đi làm thêm, học ở trong trường, phần lớn chỉ là lý thuyết.Khi đi tìm việc nhà tuyển dụng đòi chúng ta phải có kinh nghiệm, điều này lấy ở đâu? Câu trả lời là bạn phải đi làm thêm trong thời gian còn ngồi trên giảng đường hay là bạn phải học từ chính cuộc sống hiện tại. Đó là sự tích lũy ở ngay ở trong đời sống hàng ngày của chính chúng ta. Song, SV nhiều người đi làm thêm thì chỉ để kiếm thêm trang trải cho cuộc sống hàng ngày, nên lấy đâu ra kinh nghiệm!
Dù sao thì bạn cứ hãy tự tin và cố gắng hết mình và hy vọng xẽ được trả công xứng đáng.
NGUYỄN ANH TUẤN
+ Đừng bao giờ vì tâm trạng nhất thời mà bỏ quên mục đích của mìnhTuy rằng em mới học năm nhất ngành QTKD nhưng em đã cảm giác được áp lực rất lớn trong việc học ở giảng đường đại học. Em nghĩ chắc là suốt bốn năm ngồi trên ghế giảng đường, chị không tham gia bất kỳ một họat động nào của lớp, của khoa, của trường.
Khi tham gia các hoạt động của khoa, của trường tức là đã thoát ra khỏi mớ kiến thức suông. Và lâu dần thì kinh nghiệm thực tế được huấn luyện có bài bản đó sẽ ngấm dần vào trong mình, là chất keo kết dính những kiến thức căn bản đó lại.
Chị đang cầm trong tay tấm bằng loại giỏi là chị đã hơn những người khác rồi, chị chỉ còn thiếu kinh nghiệm thực tế nữa thôi. Đây là một nỗ lực rất lớn mà không phải bất cứ ai cũng có thể làm được. Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế tòan cầu, do vậy cơ hội mở ra là rất lớn cho tất cả mọi người, nhất là lớp trí thức trẻ có trình độ cao như chị vậy.
Nếu bây giờ chị dám quyết liệt với nghề mình đã chọn thì chị nên bỏ nghề tay trái chỉ đang làm đi, hãy bắt đầu lại từ đầutừ vị trí thấp nhất. Chỉ khi nào chị thực sự quyết liệt với nó, bỏ đi tâm trạng u buồn hôm nay thì ngày mai chị mới thành công trong cuộc sống. Đừng bao giờ vì tâm trạng nhất thời mà bỏ quên mục đích của mình.
Một bạn đọc
+ Bằng ĐH là điều kiện cần, chứ không phải đủMình có may mắn đuợc đi học ở nước ngoài. Trường mình từ năm đầu tiên, ĐH mình đã yêu cầu SV đi thực tập. Việc xin thực tập thật là khó khăn vì không ai giúp đỡ, không ai chỉ bảo phải làm sao để viết một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh mà bắt mắt người tuyển dụng. Mình đã phải mày mò trên mạng và các sách hướng dẫn được bày bán trong nhà sách... Rồi còn phải tìm công ty nào cần nhân viên, công ty nào có công việc thích hợp nữa...
Rất nhiều thứ mà mình không biết được phải làm sao nhưng lại không thể không làm vì đây là một phần để lên lớp. Mình đã cố gắng viết rất nhiều thư, nhưng rất ít hồi âm và phần lớn đều là từ chối. Có lẽ tại mình viết thư không hay, không đúng cách; cũng có lẽ là tại người ta không cần người thật...
Cuối cùng mình cũng được nhận vào một công ty nhỏ xíu ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Dĩ nhiên những thực tập kiểu này, nhất là SV năm 1 thì không có lương và tiền ăn ở, đi lại là do mình tự chi trả, vậy mà được nhận đi làm là mừng lắm. Nhưng sau tất cả, mình cảm thấy học được nhiều điều, ví dụ như cách tìm việc , cách xin việc... Và trong hồ sơ của mình có được một dòng ghi kinh nghiệm làm việc.
Bản thân mình sau đó ý thức được sự quan trọng của những kinh nghiệm này; và dù cho trường có bắt hay không, mình vẫn xin thêm thực tập trong những ngày rảnh rỗi. Mình nghĩ chuyện cố gắng tìm thực tập tại các công ty để SV có kinh nghiệm không phải hoàn toàn trách nhiệm của nhà trường; mà còn là ý thức mong muốn của SV. Sự mong muốn này là một động lực để chúng ta đi tìm kinh nghiệm việc làm bằng mọi giá. Mình không muốn các bạn đổ lỗi hết cho giáo dục.
Thầy cô trên lớp chỉ là những người hướng dẫn kiến thức nền tảng và là người cung cấp thông tin khi bạn hỏi. Trong suốt những năm tháng đi học, chúng ta có rất nhiều thời gian rảnh rỗi và thường là sử dụng nó vào chuyện vui chơi. Thật ra trong thời gian đi học, chúng ta không có ý thức coi trọng kinh nghiệm làm việc mà chỉ nghĩ ta học giỏi là sẽ phải có việc làm ngay tức khắc... trong khi tấm bằng ĐH chỉ là 1 điều kiện cần chứ không đủ.
Người đời vẫn nói "Trăm hay không bằng tay quen" và với cương vị một công ty, thuê nhân viên về để ra sản phẩm chứ không phải thuê "mọt sách" để trưng tủ kính.
huyen2908@
Những "giấc mộng buồn" như câu chuyện của Việt Khuê hẳn không phải là hiếm hoi trong giấc mơ kiếm một việc làm tốt sau ra trường của rất nhiều bạn trẻ chúng ta. Tương lai thật rộng lớn còn trường học chỉ là một chặng đường ngắn ngủi. Tại sao chúng ta bước vào thực tế quá gập ghềnh, tại sao chúng ta chưa tự tin, tại nhà trường, thầy cô, xã hội chưa giúp đỡ hay tại bản thân chúng ta chưa nỗ lực? Mong ý kiến của bạn đọc chia sẻ cùng Việt Khuê.
TS
Bài tương tự bạn quan tâm
Chứng chỉ thẩm định giá là gì?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá là gì? Kết quả thẩm định giá?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tiến thân trong ngành tài chính
- Thread starter lovesuju2711
- Ngày bắt đầu
Lấy bằng Đại học Anh, Úc và Mỹ tại Malaysia
- Thread starter lovesuju2711
- Ngày bắt đầu
Luôn có một nghề dành cho bạn, để bạn vững bước vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu