Thị trường bất động sản với những khó khăn đè nén, theo đó thanh khoản và sức mua giảm mạnh. Thực trạng này khiến loạt văn phòng môi giới bất động sản tại Hà Nội đóng cửa im lìm, một số văn phòng chuyển thành nơi rửa xe, thậm chí phải treo biển cho thuê lại,...
Ghi nhận thực tế tại khu vực An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) hàng loạt văn phòng môi giới bất động sản được mọc lên như nấm vào thời điểm “sốt đất” 2 năm trước, hiện không còn tấp nập, nhộn nhịp khách hàng qua lại như trước.
Anh Nguyễn Phi, chủ một văn phòng môi giới bất động sản tại An Khánh cho biết, từ nửa cuối năm ngoái trở lại đây, khách hàng qua lại văn phòng ngày càng ít. Do đó, anh đang tính đóng cửa, trả mặt bằng và chuyển văn phòng về nhà riêng làm.
“Sau Tết, đa phần các ngày đều không có khách hàng tới hỏi mua bất động sản. Từ cuối năm ngoái văn phòng tôi đã phải cắt giảm từ 15 môi giới xuống còn 5 người. Tôi đang tính chuyển văn phòng về mở tại nhà riêng. Bởi, nếu không có khách mà phải gánh thêm chi phí mặt bằng nữa thì quá tốn kém”, anh Phi nói.
Còn nhớ, thời điểm 2021, thị trường bất động sản Thạch Thất liên tục diễn biến “nóng”. Theo đó, các văn phòng môi giới bất động sản ở khu vực này mọc lên như nấm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian gần thị trường Thạch Thất cũng rơi trầm lắng, do vậy hàng loạt văn phòng đều đóng kín cửa, không còn khách qua lại. Thậm chí, có văn phòng đã đóng cửa và treo biển cho thuê lại.
Anh Minh Hiếu, chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Thạch Thất cho biết, thị trường khu vực này vốn đã trầm lắng từ tháng 4/2022, sau khi Hà Nội siết phân lô, tách thửa.
“Đến nay thanh khoản gần như đứng hình, văn phòng tôi vắng khách hẳn. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, có thể tôi sẽ đóng cửa văn phòng để làm môi giới tự do”, anh Hiếu nói.
Hình ảnh tương tự cũng diễn ra tại huyện Đông Anh, nhiều văn phòng môi giới đã phải đóng cửa. Nếu còn hoạt động cũng vắng khách hàng qua lại.
Trước bối cảnh khó khăn của thị trường, nhiều môi giới bất động sản đã phải chuyển sang nghề khác làm tạm thời, hoặc bỏ hẳn để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Đơn cử, anh Đức Toàn, từng làm môi giới nhà đất tại trung tâm Hà Nội cho biết, sau thời gian khoảng 4 tháng không có giao dịch, anh đã chuyển sang chạy xe công nghệ.
“Ba năm làm nghề tôi chưa từng chứng kiến thị trường ảm đạm như hiện nay. Từ tháng 10 trở đi, thu nhập của tôi bằng 0. Chiếc ô tô mà trước đây tôi mua để đưa đón khách giờ chuyển sang chạy taxi công nghệ. Trước mắt phải lo được chi phí sinh hoạt hàng ngày cho gia đình”, anh Toàn nói.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, doanh nghiệp phát triển bất động sản đang trong tình trạng "đói vốn", khó tiếp cận với các kênh dẫn vốn; thanh khoản yếu dẫn đến sụt giảm doanh thu mạnh, trong khi chi phí tiếp cận tài chính, chi phí nguyên vật liệu tăng. Không ít doanh nghiệp đã phải dừng, hoãn nhiều dự án đang triển khai, thậm chí sa thải bớt nhân viên.
"Chúng tôi mới thống kê ở các đơn vị môi giới, sàn giao dịch bất động sản trong phạm vi một phân khúc, khoảng hơn 100.000 nhân viên môi giới đã phải nghỉ hoặc chuyển sang công việc khác", ông Đính cho biết.
Ông Đính khuyên, những người làm môi giới bất động sản còn muốn gắn bó với nghề nên chuyển sang bán những phân khúc khác có thanh khoản tốt hơn như sản phẩm phục vụ nhu cầu thực ở khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại thì không nên quá kỳ vọng vào thanh khoản của thị trường.
Link bài gốc: Văn phòng môi giới bất động sản “cửa đóng then cài”, thành nơi rửa xe
Ghi nhận thực tế tại khu vực An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) hàng loạt văn phòng môi giới bất động sản được mọc lên như nấm vào thời điểm “sốt đất” 2 năm trước, hiện không còn tấp nập, nhộn nhịp khách hàng qua lại như trước.
Anh Nguyễn Phi, chủ một văn phòng môi giới bất động sản tại An Khánh cho biết, từ nửa cuối năm ngoái trở lại đây, khách hàng qua lại văn phòng ngày càng ít. Do đó, anh đang tính đóng cửa, trả mặt bằng và chuyển văn phòng về nhà riêng làm.
“Sau Tết, đa phần các ngày đều không có khách hàng tới hỏi mua bất động sản. Từ cuối năm ngoái văn phòng tôi đã phải cắt giảm từ 15 môi giới xuống còn 5 người. Tôi đang tính chuyển văn phòng về mở tại nhà riêng. Bởi, nếu không có khách mà phải gánh thêm chi phí mặt bằng nữa thì quá tốn kém”, anh Phi nói.
Còn nhớ, thời điểm 2021, thị trường bất động sản Thạch Thất liên tục diễn biến “nóng”. Theo đó, các văn phòng môi giới bất động sản ở khu vực này mọc lên như nấm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian gần thị trường Thạch Thất cũng rơi trầm lắng, do vậy hàng loạt văn phòng đều đóng kín cửa, không còn khách qua lại. Thậm chí, có văn phòng đã đóng cửa và treo biển cho thuê lại.
Anh Minh Hiếu, chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Thạch Thất cho biết, thị trường khu vực này vốn đã trầm lắng từ tháng 4/2022, sau khi Hà Nội siết phân lô, tách thửa.
“Đến nay thanh khoản gần như đứng hình, văn phòng tôi vắng khách hẳn. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, có thể tôi sẽ đóng cửa văn phòng để làm môi giới tự do”, anh Hiếu nói.
Hình ảnh tương tự cũng diễn ra tại huyện Đông Anh, nhiều văn phòng môi giới đã phải đóng cửa. Nếu còn hoạt động cũng vắng khách hàng qua lại.
Trước bối cảnh khó khăn của thị trường, nhiều môi giới bất động sản đã phải chuyển sang nghề khác làm tạm thời, hoặc bỏ hẳn để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Đơn cử, anh Đức Toàn, từng làm môi giới nhà đất tại trung tâm Hà Nội cho biết, sau thời gian khoảng 4 tháng không có giao dịch, anh đã chuyển sang chạy xe công nghệ.
“Ba năm làm nghề tôi chưa từng chứng kiến thị trường ảm đạm như hiện nay. Từ tháng 10 trở đi, thu nhập của tôi bằng 0. Chiếc ô tô mà trước đây tôi mua để đưa đón khách giờ chuyển sang chạy taxi công nghệ. Trước mắt phải lo được chi phí sinh hoạt hàng ngày cho gia đình”, anh Toàn nói.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, doanh nghiệp phát triển bất động sản đang trong tình trạng "đói vốn", khó tiếp cận với các kênh dẫn vốn; thanh khoản yếu dẫn đến sụt giảm doanh thu mạnh, trong khi chi phí tiếp cận tài chính, chi phí nguyên vật liệu tăng. Không ít doanh nghiệp đã phải dừng, hoãn nhiều dự án đang triển khai, thậm chí sa thải bớt nhân viên.
"Chúng tôi mới thống kê ở các đơn vị môi giới, sàn giao dịch bất động sản trong phạm vi một phân khúc, khoảng hơn 100.000 nhân viên môi giới đã phải nghỉ hoặc chuyển sang công việc khác", ông Đính cho biết.
Ông Đính khuyên, những người làm môi giới bất động sản còn muốn gắn bó với nghề nên chuyển sang bán những phân khúc khác có thanh khoản tốt hơn như sản phẩm phục vụ nhu cầu thực ở khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại thì không nên quá kỳ vọng vào thanh khoản của thị trường.
Link bài gốc: Văn phòng môi giới bất động sản “cửa đóng then cài”, thành nơi rửa xe
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Giá Vàng trong nước bất ngờ tăng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS Văn Tần - đại thụ ngoại khoa đã ra đi
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao người dân nên mua vàng nhẫn?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sang tháng 9, có 4 con giáp hết khổ, từ nay vận may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu