Sau nhiều tuần lo lắng về lĩnh vực ngân hàng, dữ liệu việc làm của Mỹ công bố vào thứ Sáu (7/4) trở thành tâm điểm của thị trường lúc này, khi các nhà đầu tư chuyển trọng tâm chú ý trở lại bức tranh vĩ mô. Các nhà giao dịch sẽ rất muốn tìm hiểu xem liệu các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có đang làm hạ nhiệt nền kinh tế hay không?
Các nhà phân tích và nhà đầu tư một lần nữa lại có những quan điểm rất khác nhau về triển vọng quỹ đạo lãi suất. Các quan chức Fed dự đoán lãi suất sẽ duy trì quanh mức hiện tại trong thời gian còn lại của năm 2023 để giúp làm chậm lại tốc độ tăng trưởng và chống lạm phát. Nếu dữ liệu việc làm cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn vững mạnh sẽ hỗ trợ quan điểm trên của các quan chức Fed.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters kỳ vọng số việc làm mới của Mỹ trong tháng 3 sẽ đạt 240.000. Do đó, nếu con số thực tế thấp hơn con số đó thì rất có khả năng Fed sẽ giảm lãi suất trong năm nay, khi chính sách tiền tệ thắt chặt bất kỳ điều gì thiếu mức đó sẽ cho thấy Fed có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay do chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho tăng trưởng yếu đi.
Kịch bản triển vọng đó - được củng cố bởi lĩnh vực ngân hàng Mỹ đã gặp một số rắc rối - được nhiều nhà đầu tư ủng hộ. Các thị trường đang dự đoán có khoảng 50% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo của các ngân hàng trung ương Mỹ vào tháng 5, sau đó là các đợt cắt giảm lãi suất trong suốt phần còn lại của năm 2023.
2/ Sau quý 1 tăng giá thấp bất thường, đồng USD bị giảm sức hấp dẫn
Đồng USD đã trải qua quý 1 với kết quả kém nhất của các quý 1 kể từ năm 2018 khi giảm giá 1,3%, bất chấp nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng sau khi một số ngân hàng Mỹ gặp rắc rối.
Trong lịch sử, quý 1 luôn là quý mà USD tăng mạnh nhất. Tính trung bình, trong 50 năm qua, đồng USD đã tăng 1,1% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, trong khi quý 4 là quý yếu nhất với mức giảm trung bình là 0,8%.
Theo dữ liệu của Refinitiv, các nhà quản lý quỹ đã cắt giảm các vị thế mua USD mỗi khi giá giảm trong đợt đồng bạc xanh phục hồi 2,5% vào tháng 2, nhưng họ vẫn đang ở vị thế bán 5,289 tỷ USD. Về lý thuyết, những đặt cược giảm giá đó có thể được mua lại và thậm chí chuyển thành những đặt cược tăng giá.
Với việc có thể thêm một đợt tăng lãi suất nữa, lạm phát hạ nhiệt và nguy cơ khủng hoảng ngân hàng hiện đã được kiềm chế, dường như không có quá nhiều lý do để mua đồng đô la vào lúc này.
Đồng USD giảm trong quý 1.
3/ Lợi suất trái phiếu trồi sụt
Chi phí vay tiền kỳ hạn 2 năm của Mỹ tháng 3 giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 do những rắc rối của ngành ngân hàng khiến thị trường hủy bỏ toàn bộ các đặt cược vào việc ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã giảm 60 điểm cơ bản trong tháng 3. Nhưng đừng quên rằng trước đó, trong tháng 2, lợi suất này đã tăng ở mức độ tương tự, khi mọi sự chú ý tập trung vào vấn đề lạm phát và thị trường lao động Mỹ không hạ nhiệt dù chính sách tiền tệ bị thắt chặt.
Thị trường trái phiếu của nền kinh tế lớn nhất thế giới lao dốc trong quý 1, và việc giao dịch trở nên khó khăn đến mức các nhà đầu tư phải so sánh với môi trường thị trường trong thời kỳ mới xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và thời kỳ đại dịch COVID-19.
Bây giờ, ngay khi các nhà giao dịch đã trở lại kỳ vọng rằng chu kỳ tăng lãi suất sẽ sớm kết thúc, dữ liệu lạm phát của Đức công bố trong tuần vừa qua cho thấy lạm phát mặc dù giảm nhưng vẫn còn rất cao, khiến lợi suất trái phiếu tăng mạnh.
Thị trường tài chính thế giới có thể sẽ còn tiếp tục biến động thêm một thời gian trước khi thị trường biết rõ rằng sự ổn định tài chính hay lạm phát sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương tiến lên phía trước.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm do rắc rối của lĩnh vực ngân hàng nước này.
4/ Đã đến lúc tạm dừng tăng lãi suất?
Một loạt dữ liệu ảm đạm gần đây của Úc - cùng với những rủi ro của lĩnh vực ngân hàng - đã khiến thị trường ngày càng tin rằng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ không có nhiều cơ hội tăng lãi suất vào thứ Ba tới (4/4).
Trên thực tế, thậm chí thị trường nhận thấy chiến dịch thắt chặt tiền tệ kéo dài đã 10 tháng của Úc có thể đã đến lúc kết thúc.
Số liệu giá tiêu dùng của úc công bố hôm 29/3 đã ủng hộ quan điểm lạm phát đã lên đến đỉnh điểm, và các quan chức RBA cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ trước khi đưa ra quyết định.
Trong khi đó, mọi người vẫn đặt cược vào việc Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ tăng thêm 1/4 điểm vào thứ Tư (5/4) và các nhà giao dịch tin rằng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng Bảy. Nhưng thị trường không cho rằng sau đó sẽ cso thêm những đợt tăng nữa để đạt mức cao nhất như ngân hàng trung ương New Zealand dự đoán, là 5,5%.
Úc sẽ có hay không tăng lãi suất nữa?
5/ Nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh cứng hay mềm?
Những rắc rối của một số ngân hàng phương Tây có nguy cơ khiến các ngân hàng trên toàn cầu áp dụng các tiêu chuẩn cho vay khắt khe hơn để chứng minh rằng họ có đủ vốn.
Chỉ số quản lý mua hàng hàng tháng của Mỹ, cho thấy điều kiện kinh doanh ở thời điểm hiện tại, sẽ được công bố trong tuần đầu tiên của tháng Tư. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy các đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Mỹ đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp.
Các nhà đầu tư và lãnh đạo các ngân hàng trung ương bắt đầu phân tích khả năng nền kinh tế lớn nhấ thế giới có thể hạ cánh mềm hay hạ cánh cứng?
Sự lạc quan đối với thị trường chứng khoán ít nhất cũng giúp dẫn tới khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất. Với việc những người mua cổ phiếu tập trung vào các công ty phòng thủ, chất lượng cao, trong các ngành như chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng thiết yếu, kinh tế Mỹ vẫn có thể có thể vượt qua nguy cơ suy thoái.
Hoạt động kinh doanh trên toàn cầu tăng trong tháng Ba.
Tham khảo: Refinitiv
Link bài gốc: Tuần tới là mốc quan trọng để các NHTW bắt đầu xem xét lại chính sách thắt chặt tiền tệ
Các nhà phân tích và nhà đầu tư một lần nữa lại có những quan điểm rất khác nhau về triển vọng quỹ đạo lãi suất. Các quan chức Fed dự đoán lãi suất sẽ duy trì quanh mức hiện tại trong thời gian còn lại của năm 2023 để giúp làm chậm lại tốc độ tăng trưởng và chống lạm phát. Nếu dữ liệu việc làm cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn vững mạnh sẽ hỗ trợ quan điểm trên của các quan chức Fed.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters kỳ vọng số việc làm mới của Mỹ trong tháng 3 sẽ đạt 240.000. Do đó, nếu con số thực tế thấp hơn con số đó thì rất có khả năng Fed sẽ giảm lãi suất trong năm nay, khi chính sách tiền tệ thắt chặt bất kỳ điều gì thiếu mức đó sẽ cho thấy Fed có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay do chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho tăng trưởng yếu đi.
Kịch bản triển vọng đó - được củng cố bởi lĩnh vực ngân hàng Mỹ đã gặp một số rắc rối - được nhiều nhà đầu tư ủng hộ. Các thị trường đang dự đoán có khoảng 50% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo của các ngân hàng trung ương Mỹ vào tháng 5, sau đó là các đợt cắt giảm lãi suất trong suốt phần còn lại của năm 2023.
2/ Sau quý 1 tăng giá thấp bất thường, đồng USD bị giảm sức hấp dẫn
Đồng USD đã trải qua quý 1 với kết quả kém nhất của các quý 1 kể từ năm 2018 khi giảm giá 1,3%, bất chấp nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng sau khi một số ngân hàng Mỹ gặp rắc rối.
Trong lịch sử, quý 1 luôn là quý mà USD tăng mạnh nhất. Tính trung bình, trong 50 năm qua, đồng USD đã tăng 1,1% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, trong khi quý 4 là quý yếu nhất với mức giảm trung bình là 0,8%.
Theo dữ liệu của Refinitiv, các nhà quản lý quỹ đã cắt giảm các vị thế mua USD mỗi khi giá giảm trong đợt đồng bạc xanh phục hồi 2,5% vào tháng 2, nhưng họ vẫn đang ở vị thế bán 5,289 tỷ USD. Về lý thuyết, những đặt cược giảm giá đó có thể được mua lại và thậm chí chuyển thành những đặt cược tăng giá.
Với việc có thể thêm một đợt tăng lãi suất nữa, lạm phát hạ nhiệt và nguy cơ khủng hoảng ngân hàng hiện đã được kiềm chế, dường như không có quá nhiều lý do để mua đồng đô la vào lúc này.
Đồng USD giảm trong quý 1.
3/ Lợi suất trái phiếu trồi sụt
Chi phí vay tiền kỳ hạn 2 năm của Mỹ tháng 3 giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 do những rắc rối của ngành ngân hàng khiến thị trường hủy bỏ toàn bộ các đặt cược vào việc ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã giảm 60 điểm cơ bản trong tháng 3. Nhưng đừng quên rằng trước đó, trong tháng 2, lợi suất này đã tăng ở mức độ tương tự, khi mọi sự chú ý tập trung vào vấn đề lạm phát và thị trường lao động Mỹ không hạ nhiệt dù chính sách tiền tệ bị thắt chặt.
Thị trường trái phiếu của nền kinh tế lớn nhất thế giới lao dốc trong quý 1, và việc giao dịch trở nên khó khăn đến mức các nhà đầu tư phải so sánh với môi trường thị trường trong thời kỳ mới xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và thời kỳ đại dịch COVID-19.
Bây giờ, ngay khi các nhà giao dịch đã trở lại kỳ vọng rằng chu kỳ tăng lãi suất sẽ sớm kết thúc, dữ liệu lạm phát của Đức công bố trong tuần vừa qua cho thấy lạm phát mặc dù giảm nhưng vẫn còn rất cao, khiến lợi suất trái phiếu tăng mạnh.
Thị trường tài chính thế giới có thể sẽ còn tiếp tục biến động thêm một thời gian trước khi thị trường biết rõ rằng sự ổn định tài chính hay lạm phát sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương tiến lên phía trước.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm do rắc rối của lĩnh vực ngân hàng nước này.
4/ Đã đến lúc tạm dừng tăng lãi suất?
Một loạt dữ liệu ảm đạm gần đây của Úc - cùng với những rủi ro của lĩnh vực ngân hàng - đã khiến thị trường ngày càng tin rằng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ không có nhiều cơ hội tăng lãi suất vào thứ Ba tới (4/4).
Trên thực tế, thậm chí thị trường nhận thấy chiến dịch thắt chặt tiền tệ kéo dài đã 10 tháng của Úc có thể đã đến lúc kết thúc.
Số liệu giá tiêu dùng của úc công bố hôm 29/3 đã ủng hộ quan điểm lạm phát đã lên đến đỉnh điểm, và các quan chức RBA cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ trước khi đưa ra quyết định.
Trong khi đó, mọi người vẫn đặt cược vào việc Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ tăng thêm 1/4 điểm vào thứ Tư (5/4) và các nhà giao dịch tin rằng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng Bảy. Nhưng thị trường không cho rằng sau đó sẽ cso thêm những đợt tăng nữa để đạt mức cao nhất như ngân hàng trung ương New Zealand dự đoán, là 5,5%.
Úc sẽ có hay không tăng lãi suất nữa?
5/ Nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh cứng hay mềm?
Những rắc rối của một số ngân hàng phương Tây có nguy cơ khiến các ngân hàng trên toàn cầu áp dụng các tiêu chuẩn cho vay khắt khe hơn để chứng minh rằng họ có đủ vốn.
Chỉ số quản lý mua hàng hàng tháng của Mỹ, cho thấy điều kiện kinh doanh ở thời điểm hiện tại, sẽ được công bố trong tuần đầu tiên của tháng Tư. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy các đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Mỹ đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp.
Các nhà đầu tư và lãnh đạo các ngân hàng trung ương bắt đầu phân tích khả năng nền kinh tế lớn nhấ thế giới có thể hạ cánh mềm hay hạ cánh cứng?
Sự lạc quan đối với thị trường chứng khoán ít nhất cũng giúp dẫn tới khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất. Với việc những người mua cổ phiếu tập trung vào các công ty phòng thủ, chất lượng cao, trong các ngành như chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng thiết yếu, kinh tế Mỹ vẫn có thể có thể vượt qua nguy cơ suy thoái.
Hoạt động kinh doanh trên toàn cầu tăng trong tháng Ba.
Tham khảo: Refinitiv
Link bài gốc: Tuần tới là mốc quan trọng để các NHTW bắt đầu xem xét lại chính sách thắt chặt tiền tệ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng tuần qua: 22 nhà băng giảm lãi suất huy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khởi đầu tuần mới 28/8 - 3/9, 4 con giáp có vận may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 28/8-1/9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 ngân hàng giảm lãi suất huy động từ hôm nay 21/8...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tuần...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu