Liên quan đến vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Hà Nội, anh N.X.C., (bố của cháu bé) cho hay, trong quá trình trốn chạy, tên bắt cóc mua bánh mì nhưng cháu bé không dám ăn bởi sợ bánh mì tẩm thuốc độc. Khi khát nước, bé trai xin kẻ bắt cóc uống nước nhưng hắn không đồng ý. "Tôi hỏi con tại sao không ăn bánh mì lại dám uống nước, con nói con nhìn thấy chú ấy uống được thì mình cũng uống được", bố cháu bé chia sẻ.
Sau sự việc trên, vấn đề đặt ra là nguy cơ trẻ em bị bắt cóc tống tiền đã hiện hữu, vậy công tác phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ em cần phải được tiến hành như thế nào?
Bắt cóc có thể xảy ra bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu
Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ, Luật sư (LS) Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng, cháu bé 7 tuổi đã ý thức được là tính mạng của mình đang gặp nguy hiểm nên đã cảnh giác đối với đối tượng bắt cóc.
Theo LS Cường, vụ bắt cóc ở Hà Nội vừa qua cho thấy nguy cơ mất an toàn của trẻ em có thể xảy ra bất kỳ nơi nào, bất kỳ nơi đâu, kể cả những đứa trẻ sống trong gia đình có điều kiện kinh tế, được bảo vệ an toàn cũng có thể trở thành đối tượng bị tấn công của tội phạm.
LS Cường nói, việc đảm bảo an toàn cho trẻ em cần phải được tăng cường ở nhiều phương diện, cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương, của gia đình và nhà trường để trẻ em được thực hiện đầy đủ quyền của mình theo quy định của pháp luật, được đảm bảo an toàn, được quyền sống trong một xã hội, môi trường an toàn.
"Có thể thấy rằng đây là vụ việc bắt cóc hiếm gặp nhưng thực tế nó đã xảy ra ở Việt Nam, khi nghe câu chuyện này chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh nói riêng và mọi người đều sẽ rất lo lắng cho cháu bé, rất may mắn là cháu bé đã thoát khỏi sự nguy hiểm, được giải cứu và trở về an toàn bên gia đình".
TS. LS. Đặng Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam
Ông Cường cũng cho rằng, hành vi của đối tượng trong vụ án này là rất nguy hiểm, không chỉ xâm phạm vào quyền tự do thân thể của cháu bé mà còn liên tục đe dọa uy hiếp đến tính mạng của cháu bé nếu như đối tượng gặp nguy hiểm hoặc không đạt được mục đích. Mục đích của việc bắt cóc này là nhằm chiếm đoạt tài sản, đối tượng sẵn sàng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của cháu bé để gia tăng sức ép uy hiếp về tinh thần đối với cha mẹ cháu bé nhằm đạt được mục tiêu là chiếm đoạt được tài sản.
Bởi vậy, chừng nào cháu bé chưa được giải cứu thì tính mạng của cháu bé còn gặp nguy hiểm. Trong thời gian đối tượng khống chế, bắt giữ cháu bé thì mọi người rất mong muốn cháu bé có đủ tỉnh táo, có kỹ năng để có thể thoát hiểm cũng như an toàn có thể an toàn cho đến khi được giải cứu.
Nhìn nhận dưới góc độ tâm lý tội phạm, LS Đặng Văn Cường cho hay, trong quá trình thực hiện hành vi bắt giữ cháu bé để đòi tiền chuộc thì đối tượng có thể sẽ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của cháu bé, đồng thời đe dọa đến tính mạng sức khỏe của cha mẹ cháu bé, làm cho cháu bé sợ hãi mà ngoan ngoãn nghe theo.
Khi đã khống chế được con tin rồi, đối tượng tiếp tục khống chế người thân trong gia đình của con tin để yêu cầu nộp tiền chuộc. Biến cháu bé trở thành công cụ gây án. Quá trình thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản sẽ kéo dài có thể nhiều giờ, nhiều ngày.
Trẻ em cần được trang bị kỹ năng sinh tồn
Theo LS Cường, trong suốt quá trình thực hiện hành vi đó, đối tượng buộc phải khống chế được cháu bé để không lộ mục đích và để thực hiện vi đe dọa cưỡng đoạt tài sản của cha mẹ cháu bé. Chính vì vậy, nếu cháu bé sợ hãi và nghe theo yêu cầu của đối tượng bắt cóc thì cháu bé sẽ được đảm bảo an toàn hơn. Tuy nhiên, không phải cháu bé nào cũng có thể bình tĩnh trở lại, nghe theo hướng dẫn, yêu cầu của đối tượng bắt cóc. Hơn nữa, khi cháu bé chứng kiến việc đối tượng đe dọa sẽ sát hại cháu bé trong quá trình giao tiếp với gia đình cháu cũng có thể làm cháu hoảng loạn sợ hãi, có thể kêu cứu làm lộ sự việc dẫn đến đối tượng có thể "giết người diệt khẩu".
Bởi vậy, vấn đề làm sao để cho nạn nhân nhận thức được rằng mình đang trong tình huống nguy hiểm, làm sao thể hiện thái độ, hành vi để đối tượng yên tâm là con tin không bỏ chạy, không làm lộ danh tính của đối tượng, lộ mục đích của đối tượng thì con tim sẽ được an toàn.
Ngoài ra, khi đối tượng thực hiện hành vi đe dọa cha mẹ, người thân của con tin thì có thể đánh đập, uy hiếp tinh thần của con tin và của người thân. Khi đó việc ứng xử như thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân là câu chuyện rất khó, kể cả người lớn khi rơi vào tình huống đó cũng không phải ai cũng có thể xử lý một cách hợp lý. Bởi vậy việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu về tâm lý, giáo dục, để đưa ra kinh nghiệm kỹ năng ứng xử trong tình huống này đối với trẻ em là hết sức cần thiết.
Nếu trường hợp cháu bé đang bị bắt cóc mà quấy khóc, phản kháng dẫn đến khó khăn trong việc khống chế, bị sử dụng làm con tin thì rất có thể đối tượng sẽ sát hại cháu bé rồi tẩu thoát (giết người diệt khẩu hoặc khi không đạt được mục đích, sợ bị lộ danh tính thì đối tượng cũng có thể sát hại nạn nhân). Ngoài ra, khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đối tượng nhận thức rõ hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời nhận thức được hậu quả xảy ra nên tâm lý cảm xúc trong suốt quá trình đó sẽ rất thay đổi, lo sợ, hoang mang nên dễ xảy ra trường hợp làm liều, xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của cháu bé.
Quá trình thương lượng với gia đình của nạn nhân thì đối tượng cũng có thể bị cảm xúc chi phối, manh động, mất bình tĩnh, đe dọa ở mức thái quá dẫn đến xâm phạm đến thân thể của cháu bé... Bởi vậy, kỹ năng cần thiết của cháu bé là phải bình tĩnh, không nên tỏ ra sợ hãi hoặc có thể nói rằng "sợ hãi theo ý" của đối tượng, ngoan ngoãn nghe theo lời của đối tượng và chờ thời cơ sơ hở có thể chạy trốn hoặc duy trì thời gian an toàn chờ người giải cứu.
Nếu trường hợp cháu bé phản kháng hoặc có những hành vi ứng xử không phù hợp dẫn đến đối tượng sợ bị lộ, không đạt được mục đích thì rất dễ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Chừng nào cháu bé còn trong tầm kiểm soát của đối tượng thì tính mạng của cháu bé còn bị đe dọa, còn gặp nguy hiểm. Trong tình huống này, cháu bé sợ bị đầu độc nên không ăn thức ăn của đối tượng, chỉ uống nước vì cho rằng đối tượng cũng uống nên an toàn là điều đáng khen ngợi, đây là suy nghĩ khá ngây thơ nhưng những hành động sau đó của cháu bé cũng thể hiện sự thận trọng và cũng thể hiện cũng là kỹ năng của trẻ em để đảm bảo an toàn cho mình.
"Với hoàn cảnh đó và ở tuổi lên 7 thì cháu bé nhận thức được rằng mối nguy hiểm đang rình rập và cháu bé có thể bị sát hại hoặc bị đầu độc nên bản năng sinh tồn và các kỹ năng đã được giáo dục ở nhà trường, ở gia đình khiến cháu bé trở nên cảnh giác hơn đối với đối tượng gây án.
Có lẽ kỹ năng này cháu bé đã học được trong sách vở, trên không gian mạng hoặc do cha mẹ, thầy cô dạy bảo. Ứng xử của cháu bé là rất thông minh, rất đáng khen ngợi. Có lẽ vì cháu bé bình tĩnh, tỉnh táo và có cách xử trí phù hợp nên đối tượng đã yên tâm về việc đã khống chế được cháu bé và không làm hại cho cháu bé trong suốt thời gian đó", LS Cường nhìn nhận.
Hàng xóm cho biết, cháu bé có kỹ năng rất tốt
Theo ông Cường, đây là vụ việc đầu tiên có nhiều kịch tính như một bộ phim hành động. Việc bắt cóc trẻ con để tống tiền cũng xảy ra không ít, tuy nhiên thường là hành vi của các đối tượng không chuyên nghiệp, đó là cách thức đòi nợ, gây áp lực để cha mẹ cháu bé phải trả nợ. Còn đối tượng sử dụng vũ khí, có vũ trang, lên kịch bản một cách bài bản, thực hiện hành vi bắt cóc với mục đích rất rõ ràng, số tiền đặc biệt lớn như thế này thì lần đầu tiên xảy ra.
"Có lẽ sau vụ việc này thì các bậc phụ huynh cũng như các cơ sở giáo dục đào tạo nên có những chương trình tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng thoát hiểm cho các cháu bé trong tình huống bị bắt cóc", LS Cường cho hay.
Tuy nhiên, LS Cường cho rằng, tùy vào từng tình huống cụ thể mà sẽ có cách ứng xử phù hợp với từng cháu bé, ở từng độ tuổi và năng nhận thức tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể mà sẽ có cách ứng xử phù hợp với từng cháu bé, ở từng độ tuổi và nhận thức. Tuy nhiên, sẽ có những nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn nhất cho các cháu. Điều đầu tiên là các cháu bé phải hết sức bình tĩnh, do nhỏ tuổi, sức yếu nên không thể đủ sức lực để chống trả bằng sức mạnh thể chất với đối tượng. Hơn nữa, các đối tượng bắt cóc trẻ em thường sẽ có hung khí, bởi vậy, mọi hành vi chống trả đều vô ích.
"Chính vì vậy, cần phải huấn luyện cho các cháu thật sự bình tĩnh, tỉnh táo, nghe theo lời đối tượng, nếu có thể thì tìm cách tạo ra dấu vết và tìm cơ hội sơ hở để bỏ trốn hoặc kêu cứu người giúp đỡ. Quá trình giải cứu trẻ em bị bắt cóc thì cha mẹ, lực lượng chức năng cũng cần phải hiểu được thông tin, nắm bắt tâm lý của các em thì mới có giải pháp ứng xử phù hợp để làm bạn an toàn cho các em cũng như để giải cứu thành công", LS Đặng Văn Cường chia sẻ.
Link bài gốc: Từ vụ bé trai 7 tuổi bị bắt cóc: Tầm quan trọng của việc trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Sau sự việc trên, vấn đề đặt ra là nguy cơ trẻ em bị bắt cóc tống tiền đã hiện hữu, vậy công tác phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ em cần phải được tiến hành như thế nào?
Bắt cóc có thể xảy ra bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu
Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ, Luật sư (LS) Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng, cháu bé 7 tuổi đã ý thức được là tính mạng của mình đang gặp nguy hiểm nên đã cảnh giác đối với đối tượng bắt cóc.
Theo LS Cường, vụ bắt cóc ở Hà Nội vừa qua cho thấy nguy cơ mất an toàn của trẻ em có thể xảy ra bất kỳ nơi nào, bất kỳ nơi đâu, kể cả những đứa trẻ sống trong gia đình có điều kiện kinh tế, được bảo vệ an toàn cũng có thể trở thành đối tượng bị tấn công của tội phạm.
LS Cường nói, việc đảm bảo an toàn cho trẻ em cần phải được tăng cường ở nhiều phương diện, cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương, của gia đình và nhà trường để trẻ em được thực hiện đầy đủ quyền của mình theo quy định của pháp luật, được đảm bảo an toàn, được quyền sống trong một xã hội, môi trường an toàn.
"Có thể thấy rằng đây là vụ việc bắt cóc hiếm gặp nhưng thực tế nó đã xảy ra ở Việt Nam, khi nghe câu chuyện này chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh nói riêng và mọi người đều sẽ rất lo lắng cho cháu bé, rất may mắn là cháu bé đã thoát khỏi sự nguy hiểm, được giải cứu và trở về an toàn bên gia đình".
TS. LS. Đặng Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam
Ông Cường cũng cho rằng, hành vi của đối tượng trong vụ án này là rất nguy hiểm, không chỉ xâm phạm vào quyền tự do thân thể của cháu bé mà còn liên tục đe dọa uy hiếp đến tính mạng của cháu bé nếu như đối tượng gặp nguy hiểm hoặc không đạt được mục đích. Mục đích của việc bắt cóc này là nhằm chiếm đoạt tài sản, đối tượng sẵn sàng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của cháu bé để gia tăng sức ép uy hiếp về tinh thần đối với cha mẹ cháu bé nhằm đạt được mục tiêu là chiếm đoạt được tài sản.
Bởi vậy, chừng nào cháu bé chưa được giải cứu thì tính mạng của cháu bé còn gặp nguy hiểm. Trong thời gian đối tượng khống chế, bắt giữ cháu bé thì mọi người rất mong muốn cháu bé có đủ tỉnh táo, có kỹ năng để có thể thoát hiểm cũng như an toàn có thể an toàn cho đến khi được giải cứu.
Nhìn nhận dưới góc độ tâm lý tội phạm, LS Đặng Văn Cường cho hay, trong quá trình thực hiện hành vi bắt giữ cháu bé để đòi tiền chuộc thì đối tượng có thể sẽ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của cháu bé, đồng thời đe dọa đến tính mạng sức khỏe của cha mẹ cháu bé, làm cho cháu bé sợ hãi mà ngoan ngoãn nghe theo.
Khi đã khống chế được con tin rồi, đối tượng tiếp tục khống chế người thân trong gia đình của con tin để yêu cầu nộp tiền chuộc. Biến cháu bé trở thành công cụ gây án. Quá trình thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản sẽ kéo dài có thể nhiều giờ, nhiều ngày.
Trẻ em cần được trang bị kỹ năng sinh tồn
Theo LS Cường, trong suốt quá trình thực hiện hành vi đó, đối tượng buộc phải khống chế được cháu bé để không lộ mục đích và để thực hiện vi đe dọa cưỡng đoạt tài sản của cha mẹ cháu bé. Chính vì vậy, nếu cháu bé sợ hãi và nghe theo yêu cầu của đối tượng bắt cóc thì cháu bé sẽ được đảm bảo an toàn hơn. Tuy nhiên, không phải cháu bé nào cũng có thể bình tĩnh trở lại, nghe theo hướng dẫn, yêu cầu của đối tượng bắt cóc. Hơn nữa, khi cháu bé chứng kiến việc đối tượng đe dọa sẽ sát hại cháu bé trong quá trình giao tiếp với gia đình cháu cũng có thể làm cháu hoảng loạn sợ hãi, có thể kêu cứu làm lộ sự việc dẫn đến đối tượng có thể "giết người diệt khẩu".
Bởi vậy, vấn đề làm sao để cho nạn nhân nhận thức được rằng mình đang trong tình huống nguy hiểm, làm sao thể hiện thái độ, hành vi để đối tượng yên tâm là con tin không bỏ chạy, không làm lộ danh tính của đối tượng, lộ mục đích của đối tượng thì con tim sẽ được an toàn.
Ngoài ra, khi đối tượng thực hiện hành vi đe dọa cha mẹ, người thân của con tin thì có thể đánh đập, uy hiếp tinh thần của con tin và của người thân. Khi đó việc ứng xử như thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân là câu chuyện rất khó, kể cả người lớn khi rơi vào tình huống đó cũng không phải ai cũng có thể xử lý một cách hợp lý. Bởi vậy việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu về tâm lý, giáo dục, để đưa ra kinh nghiệm kỹ năng ứng xử trong tình huống này đối với trẻ em là hết sức cần thiết.
Nếu trường hợp cháu bé đang bị bắt cóc mà quấy khóc, phản kháng dẫn đến khó khăn trong việc khống chế, bị sử dụng làm con tin thì rất có thể đối tượng sẽ sát hại cháu bé rồi tẩu thoát (giết người diệt khẩu hoặc khi không đạt được mục đích, sợ bị lộ danh tính thì đối tượng cũng có thể sát hại nạn nhân). Ngoài ra, khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đối tượng nhận thức rõ hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời nhận thức được hậu quả xảy ra nên tâm lý cảm xúc trong suốt quá trình đó sẽ rất thay đổi, lo sợ, hoang mang nên dễ xảy ra trường hợp làm liều, xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của cháu bé.
Quá trình thương lượng với gia đình của nạn nhân thì đối tượng cũng có thể bị cảm xúc chi phối, manh động, mất bình tĩnh, đe dọa ở mức thái quá dẫn đến xâm phạm đến thân thể của cháu bé... Bởi vậy, kỹ năng cần thiết của cháu bé là phải bình tĩnh, không nên tỏ ra sợ hãi hoặc có thể nói rằng "sợ hãi theo ý" của đối tượng, ngoan ngoãn nghe theo lời của đối tượng và chờ thời cơ sơ hở có thể chạy trốn hoặc duy trì thời gian an toàn chờ người giải cứu.
Nếu trường hợp cháu bé phản kháng hoặc có những hành vi ứng xử không phù hợp dẫn đến đối tượng sợ bị lộ, không đạt được mục đích thì rất dễ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Chừng nào cháu bé còn trong tầm kiểm soát của đối tượng thì tính mạng của cháu bé còn bị đe dọa, còn gặp nguy hiểm. Trong tình huống này, cháu bé sợ bị đầu độc nên không ăn thức ăn của đối tượng, chỉ uống nước vì cho rằng đối tượng cũng uống nên an toàn là điều đáng khen ngợi, đây là suy nghĩ khá ngây thơ nhưng những hành động sau đó của cháu bé cũng thể hiện sự thận trọng và cũng thể hiện cũng là kỹ năng của trẻ em để đảm bảo an toàn cho mình.
"Với hoàn cảnh đó và ở tuổi lên 7 thì cháu bé nhận thức được rằng mối nguy hiểm đang rình rập và cháu bé có thể bị sát hại hoặc bị đầu độc nên bản năng sinh tồn và các kỹ năng đã được giáo dục ở nhà trường, ở gia đình khiến cháu bé trở nên cảnh giác hơn đối với đối tượng gây án.
Có lẽ kỹ năng này cháu bé đã học được trong sách vở, trên không gian mạng hoặc do cha mẹ, thầy cô dạy bảo. Ứng xử của cháu bé là rất thông minh, rất đáng khen ngợi. Có lẽ vì cháu bé bình tĩnh, tỉnh táo và có cách xử trí phù hợp nên đối tượng đã yên tâm về việc đã khống chế được cháu bé và không làm hại cho cháu bé trong suốt thời gian đó", LS Cường nhìn nhận.
Hàng xóm cho biết, cháu bé có kỹ năng rất tốt
Theo ông Cường, đây là vụ việc đầu tiên có nhiều kịch tính như một bộ phim hành động. Việc bắt cóc trẻ con để tống tiền cũng xảy ra không ít, tuy nhiên thường là hành vi của các đối tượng không chuyên nghiệp, đó là cách thức đòi nợ, gây áp lực để cha mẹ cháu bé phải trả nợ. Còn đối tượng sử dụng vũ khí, có vũ trang, lên kịch bản một cách bài bản, thực hiện hành vi bắt cóc với mục đích rất rõ ràng, số tiền đặc biệt lớn như thế này thì lần đầu tiên xảy ra.
"Có lẽ sau vụ việc này thì các bậc phụ huynh cũng như các cơ sở giáo dục đào tạo nên có những chương trình tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng thoát hiểm cho các cháu bé trong tình huống bị bắt cóc", LS Cường cho hay.
Tuy nhiên, LS Cường cho rằng, tùy vào từng tình huống cụ thể mà sẽ có cách ứng xử phù hợp với từng cháu bé, ở từng độ tuổi và năng nhận thức tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể mà sẽ có cách ứng xử phù hợp với từng cháu bé, ở từng độ tuổi và nhận thức. Tuy nhiên, sẽ có những nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn nhất cho các cháu. Điều đầu tiên là các cháu bé phải hết sức bình tĩnh, do nhỏ tuổi, sức yếu nên không thể đủ sức lực để chống trả bằng sức mạnh thể chất với đối tượng. Hơn nữa, các đối tượng bắt cóc trẻ em thường sẽ có hung khí, bởi vậy, mọi hành vi chống trả đều vô ích.
"Chính vì vậy, cần phải huấn luyện cho các cháu thật sự bình tĩnh, tỉnh táo, nghe theo lời đối tượng, nếu có thể thì tìm cách tạo ra dấu vết và tìm cơ hội sơ hở để bỏ trốn hoặc kêu cứu người giúp đỡ. Quá trình giải cứu trẻ em bị bắt cóc thì cha mẹ, lực lượng chức năng cũng cần phải hiểu được thông tin, nắm bắt tâm lý của các em thì mới có giải pháp ứng xử phù hợp để làm bạn an toàn cho các em cũng như để giải cứu thành công", LS Đặng Văn Cường chia sẻ.
Link bài gốc: Từ vụ bé trai 7 tuổi bị bắt cóc: Tầm quan trọng của việc trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu