TIN MỚI
Rakesh Jhunjhunwala được mệnh danh là “Buffett của Ấn Độ”. Khởi đầu sự nghiệp đầu tư chứng khoán với 5.000 rupee Ấn Độ (khoảng 67 USD), qua 35 năm, giá trị tài sản ròng của ông đã lên đến 4,3 tỷ USD. Rốt cuộc “Buffett của Ấn Độ” có bí quyết đầu tư gì?
Tốt nghiệp bằng kế toán nhưng xác định chứng khoán là sự nghiệp cả đời
Rakesh Jhunjhunwala sinh năm 1960 tại Mumbai, cha của ông là quản lý thuế. Từ nhỏ ông đã thường xuyên nghe cha bàn về thị trường chứng khoán với bạn bè và được truyền cảm hứng.
Một lần, Rakesh Jhunjhunwala hỏi cha tại sao thị trường chứng khoán lại biến động như vậy. Cha ông khuyên ông nên đọc báo nhiều hơn và cho rằng, đó chính là điều sẽ khiến giá cổ phiếu biến động mạnh hơn. Từ đó, Rakesh Jhunjhunwala quyết tâm theo đuổi những công việc liên quan đến thị trường chứng khoán.
Sau khi tốt nghiệp, ông quyết định đầu tư vào chứng khoán như sự nghiệp cả đời
Nhưng cha của Rakesh Jhunjhunwala khuyên ông nên hoàn thành xong các khóa học tại đại học trước đã. Vì thế, ông đã học tập rất đàng hoàng và tốt nghiệp năm 1985 với bằng cấp của một kế toán viên tại trường Cao đẳng Sydenham.
Lúc này, khi chia sẻ quyết định muốn theo đuổi đầu tư cổ phiếu như một sự nghiệp cả đời của Rakesh Jhunjhunwala, cha ông đã đồng ý nhưng nói rõ ngay từ đầu là sẽ không cho Rakesh Jhunjhunwala một đồng một xu nào cả. Cha cũng nhấn mạnh, ông là không được vay mượn tiền của người thân, bạn bè để đầu tư.
Ngay lần đầu mua cổ phiếu đã thu lãi gấp 3 lần
Rakesh Jhunjhunwala lần đầu tiên tiếp xúc với thị trường chứng khoán vào năm 1985. Với 5.000 rupee Ấn Độ, ông đã mua 5.000 cổ phiếu của Tata Tea - một công ty thực phẩm và đồ uống tích hợp của Ấn Độ. Sau đó, cổ phiếu tăng lên gấp 3 trong vòng 3 tháng. Trong vụ đầu tư chứng khoán đầu tiên, ông đã kiếm được lợi nhuận gấp hơn 3 lần.
Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1989, ông đã kiếm được 2 - 2,5 triệu USD và đạt được tổng giá trị tài sản ròng hiện tại là 4,3 tỷ đô la Mỹ.
Đây là bí quyết "đánh đâu trúng đó" của Rakesh Jhunjhunwala:
Đừng bao giờ lựa chọn con đường đầu tư ngắn hạn
Rakesh Jhunjhunwala từng khẳng định rằng ông là một nhà đầu tư dài hạn. Ông không bao giờ chọn đầu tư ngắn hạn, vì giao dịch ngắn hạn chỉ có thể kiếm được thu nhập ngắn hạn. Nhưng đầu tư dài hạn có thể tạo ra lợi nhuận lớn, nguồn vốn dài hạn.
Với ông, mục đích của việc đầu tư chính là tạo ra vốn để bản thân tiếp tục đầu tư.
Trước khi mua cổ phiếu, phải phân tích kĩ càng
Trước khi mua một cổ phiếu, Rakesh Jhunjhunwala sẽ phân tích rất nhiều yếu tố để phán đoán xem có nên mua cổ phiếu này hay không như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng, các thông tin sắp được tiết lộ... Ông tin rằng sở hữu một kỹ năng phân tích doanh nghiệp, thị trường tốt là rất quan trọng.
Các nhà đầu tư thường xem xét các khuyến nghị về cổ phiếu trên báo chí và các phương tiện truyền thông, hay nghe ngóng "thông tin nội bộ" từ người quen. Nhưng họ hiếm khi nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu. Những nhà đầu tư như vậy thường nhận về thua lỗ, vì họ không thể đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến một cổ phiếu cụ thể.
Đôi khi, các nhà đầu tư mua cổ phiếu theo tâm lý đám đông, chọn mua cổ phiếu mà hầu hết những người họ biết khác đang mua. Đây không phải là một cách đầu tư tốt vì mục tiêu đầu tư có thể khác nhau ở mỗi người và tùy từng thời điểm. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại chọ mua một cổ phiếu cụ thể.
Tìm hiểu cổ phiếu trước khi nó trở nên "hot"
Hầu hết các nhà đầu tư thiếu sự nhạy bén này bởi vì họ thường không muốn xem xét hoặc điều tra một doanh nghiệp khi chẳng ai quan tâm đến cổ phiếu của nó. Nhiều nhà đầu tư chỉ mua cổ phiếu của một công ty khi nó trở nên "hot", ai cũng mua. Đến khi cả những người bán hàng rong cũng nói về chuyện mua cổ phiếu, thì cơ hội của bạn không còn nhiều nữa rồi!
Nếu bạn nhìn thấy cơ hội, hãy nắm bắt ngay hôm nay! Đừng chờ đợi quá nhiều để đến đúng thời điểm. Nếu có cơ hội kiếm tiền thì hãy nắm bắt ngay lập tức trước khi nó biến mất. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn "mù quáng" mua một chiếc bánh mì mà không xem hạn sử dụng của nó.
Học hỏi từ những sai lầm
Nhà đầu tư chứng khoán cần học hỏi liên tục từ những sai lầm của chính mình trên thị trường, bởi đó là những bài học bạn phải trả bằng tiền.
Bên cạnh đó, hãy học cách xử lý các khoản thua lỗ, luôn đi ngược lại dòng nước: mua khi người khác bán và bán khi người khác mua. Đừng đầu tư theo cảm tính, bởi đó là nước cơ chắc chán thua lỗ trên thị trường chứng khoán.
Luôn có tiền mặt dự phòng
Lời khuyên của Rakesh Jhunjhunwala cho các nhà đầu tư là luôn có một số tiền mặt dự phòng trong tay để nắm bắt cơ hội khi nó đến. Thông thường, các nhà đầu tư đặt tất cả tiền của họ vào thị trường chứng khoán, đó là một thực tế xấu vì lịch sử cho thấy rằng lợi nhuận linh hoạt luôn có tính chu kỳ. Hãy phân tích kỹ lưỡng và cân đối danh mục đầu tư của bạn hợp lý nhất.
Theo Business Times
Logic làm giàu đằng sau câu nói “Tôi có thật sự muốn chi 300.000 USD để cắt tóc không?” của Warren Buffett: Sự kiên nhẫn và bền bỉ là sức mạnh tối thượng của đầu tư
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Từ vốn liếng 67 đô cho đến khối tài sản 4,6 tỷ USD hoàn toàn nhờ vào chứng khoán, "Warren Buffett của Ấn Độ" nhấn mạnh: Đừng bao giờ chọn ngắn hạn!
Rakesh Jhunjhunwala được mệnh danh là “Buffett của Ấn Độ”. Khởi đầu sự nghiệp đầu tư chứng khoán với 5.000 rupee Ấn Độ (khoảng 67 USD), qua 35 năm, giá trị tài sản ròng của ông đã lên đến 4,3 tỷ USD. Rốt cuộc “Buffett của Ấn Độ” có bí quyết đầu tư gì?
Tốt nghiệp bằng kế toán nhưng xác định chứng khoán là sự nghiệp cả đời
Rakesh Jhunjhunwala sinh năm 1960 tại Mumbai, cha của ông là quản lý thuế. Từ nhỏ ông đã thường xuyên nghe cha bàn về thị trường chứng khoán với bạn bè và được truyền cảm hứng.
Một lần, Rakesh Jhunjhunwala hỏi cha tại sao thị trường chứng khoán lại biến động như vậy. Cha ông khuyên ông nên đọc báo nhiều hơn và cho rằng, đó chính là điều sẽ khiến giá cổ phiếu biến động mạnh hơn. Từ đó, Rakesh Jhunjhunwala quyết tâm theo đuổi những công việc liên quan đến thị trường chứng khoán.
Sau khi tốt nghiệp, ông quyết định đầu tư vào chứng khoán như sự nghiệp cả đời
Nhưng cha của Rakesh Jhunjhunwala khuyên ông nên hoàn thành xong các khóa học tại đại học trước đã. Vì thế, ông đã học tập rất đàng hoàng và tốt nghiệp năm 1985 với bằng cấp của một kế toán viên tại trường Cao đẳng Sydenham.
Lúc này, khi chia sẻ quyết định muốn theo đuổi đầu tư cổ phiếu như một sự nghiệp cả đời của Rakesh Jhunjhunwala, cha ông đã đồng ý nhưng nói rõ ngay từ đầu là sẽ không cho Rakesh Jhunjhunwala một đồng một xu nào cả. Cha cũng nhấn mạnh, ông là không được vay mượn tiền của người thân, bạn bè để đầu tư.
Ngay lần đầu mua cổ phiếu đã thu lãi gấp 3 lần
Rakesh Jhunjhunwala lần đầu tiên tiếp xúc với thị trường chứng khoán vào năm 1985. Với 5.000 rupee Ấn Độ, ông đã mua 5.000 cổ phiếu của Tata Tea - một công ty thực phẩm và đồ uống tích hợp của Ấn Độ. Sau đó, cổ phiếu tăng lên gấp 3 trong vòng 3 tháng. Trong vụ đầu tư chứng khoán đầu tiên, ông đã kiếm được lợi nhuận gấp hơn 3 lần.
Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1989, ông đã kiếm được 2 - 2,5 triệu USD và đạt được tổng giá trị tài sản ròng hiện tại là 4,3 tỷ đô la Mỹ.
Đây là bí quyết "đánh đâu trúng đó" của Rakesh Jhunjhunwala:
Đừng bao giờ lựa chọn con đường đầu tư ngắn hạn
Rakesh Jhunjhunwala từng khẳng định rằng ông là một nhà đầu tư dài hạn. Ông không bao giờ chọn đầu tư ngắn hạn, vì giao dịch ngắn hạn chỉ có thể kiếm được thu nhập ngắn hạn. Nhưng đầu tư dài hạn có thể tạo ra lợi nhuận lớn, nguồn vốn dài hạn.
Với ông, mục đích của việc đầu tư chính là tạo ra vốn để bản thân tiếp tục đầu tư.
Trước khi mua cổ phiếu, phải phân tích kĩ càng
Trước khi mua một cổ phiếu, Rakesh Jhunjhunwala sẽ phân tích rất nhiều yếu tố để phán đoán xem có nên mua cổ phiếu này hay không như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng, các thông tin sắp được tiết lộ... Ông tin rằng sở hữu một kỹ năng phân tích doanh nghiệp, thị trường tốt là rất quan trọng.
Các nhà đầu tư thường xem xét các khuyến nghị về cổ phiếu trên báo chí và các phương tiện truyền thông, hay nghe ngóng "thông tin nội bộ" từ người quen. Nhưng họ hiếm khi nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu. Những nhà đầu tư như vậy thường nhận về thua lỗ, vì họ không thể đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến một cổ phiếu cụ thể.
Đôi khi, các nhà đầu tư mua cổ phiếu theo tâm lý đám đông, chọn mua cổ phiếu mà hầu hết những người họ biết khác đang mua. Đây không phải là một cách đầu tư tốt vì mục tiêu đầu tư có thể khác nhau ở mỗi người và tùy từng thời điểm. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại chọ mua một cổ phiếu cụ thể.
Tìm hiểu cổ phiếu trước khi nó trở nên "hot"
Hầu hết các nhà đầu tư thiếu sự nhạy bén này bởi vì họ thường không muốn xem xét hoặc điều tra một doanh nghiệp khi chẳng ai quan tâm đến cổ phiếu của nó. Nhiều nhà đầu tư chỉ mua cổ phiếu của một công ty khi nó trở nên "hot", ai cũng mua. Đến khi cả những người bán hàng rong cũng nói về chuyện mua cổ phiếu, thì cơ hội của bạn không còn nhiều nữa rồi!
Nếu bạn nhìn thấy cơ hội, hãy nắm bắt ngay hôm nay! Đừng chờ đợi quá nhiều để đến đúng thời điểm. Nếu có cơ hội kiếm tiền thì hãy nắm bắt ngay lập tức trước khi nó biến mất. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn "mù quáng" mua một chiếc bánh mì mà không xem hạn sử dụng của nó.
Học hỏi từ những sai lầm
Nhà đầu tư chứng khoán cần học hỏi liên tục từ những sai lầm của chính mình trên thị trường, bởi đó là những bài học bạn phải trả bằng tiền.
Bên cạnh đó, hãy học cách xử lý các khoản thua lỗ, luôn đi ngược lại dòng nước: mua khi người khác bán và bán khi người khác mua. Đừng đầu tư theo cảm tính, bởi đó là nước cơ chắc chán thua lỗ trên thị trường chứng khoán.
Luôn có tiền mặt dự phòng
Lời khuyên của Rakesh Jhunjhunwala cho các nhà đầu tư là luôn có một số tiền mặt dự phòng trong tay để nắm bắt cơ hội khi nó đến. Thông thường, các nhà đầu tư đặt tất cả tiền của họ vào thị trường chứng khoán, đó là một thực tế xấu vì lịch sử cho thấy rằng lợi nhuận linh hoạt luôn có tính chu kỳ. Hãy phân tích kỹ lưỡng và cân đối danh mục đầu tư của bạn hợp lý nhất.
Theo Business Times
Logic làm giàu đằng sau câu nói “Tôi có thật sự muốn chi 300.000 USD để cắt tóc không?” của Warren Buffett: Sự kiên nhẫn và bền bỉ là sức mạnh tối thượng của đầu tư
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Từ vốn liếng 67 đô cho đến khối tài sản 4,6 tỷ USD hoàn toàn nhờ vào chứng khoán, "Warren Buffett của Ấn Độ" nhấn mạnh: Đừng bao giờ chọn ngắn hạn!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu