TIN MỚI
Từ một kẻ làm công ở thành phố Thâm Quyến, Vương Văn Ngân trở thành người giàu nhất tỉnh An Huy sau 23 năm, lọt vào Top 10 người giàu nhất Trung Quốc năm 2018. Công ty của ông cũng có mặt trong bảng xếp hạng danh giá Fortune 500.
Tuy nhiên, ít người biết rằng vào thời điểm khó khăn nhất, ông chỉ có vỏn vẹn 10 NDT.
Từ anh bốc vác sống dưới gầm cầu đến tổng giám đốc chỉ trong 1 năm
Vương Văn Ngân sinh năm 1968, trong một ngôi làng nhỏ làm nông ở An Huy. Nhà ông 3 đời đều là nông dân. Việc đầu tiên ông làm sau khi tan học chính là cho gia súc ăn, cuối tuần còn giúp cha mẹ canh tác.
Cuộc sống khó khăn không hề làm Vương Văn Ngân nản chí. Sau khi thu xếp xong công việc đồng áng, ông miệt mài học tập. Năm 1989, ông thi đỗ vào Đại học Nam Kinh.
Sau khi tốt nghiệp, Vương Văn Ngân được phân công đến công ty hóa dầu Cao Kiều tại Thượng Hải, mỗi tháng hưởng lương 400 NDT. Ở thời điểm đó, con số này cao gấp 2 lần mức lương trung bình của người bình thường.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ làm công việc này trong một thời gian. Bởi lẽ, công việc này quá "yên ổn" so với ngọn lửa nhiệt huyết đang cháy rực trong lòng ông.
Năm 1993, ông quyết tâm từ chức, bắt đầu gia nhập vào dòng người khởi nghiệp đang đổ đến Thâm Quyến lúc đó.
Hành trình đến Thâm Quyến của ông hết sức trắc trở. Những khó khăn trong đi lại đã làm mất của ông 2 tuần lễ. Khi đến nơi, trong túi Vương Văn Ngân chỉ còn lại vỏn vẹn 10 NDT.
Vốn học chuyên ngành thiên văn, ông không thể tìm thấy được công việc phù hợp. Người đàn ông này chỉ còn cách dùng bằng tốt nghiệp phổ thông của mình để xin vào làm công nhân bốc vác tại một công ty chuyên sản xuất phích cắm điện.
Không có tiền thuê phòng trọ, Vương Văn Ngân sống ở dưới gầm cầu ven đường suốt hơn 1 tháng. Khi nhận được tháng lương đầu tiên, ông mới có tiền để thuê một căn phòng nhỏ 3m2.
Vương Văn Ngân vốn là người cực kỳ chăm chỉ. Trong thời gian làm việc ở kho hàng, ông đã ghi nhớ hàng nghìn mã của các loại vật liệu. Khi có người hỏi đến tình hình hàng hóa ở kho, chỉ cần hỏi mình Vương Văn Ngân là đủ.
Chính nhờ khả năng này, rất nhanh chóng, ông được đề bạt lên làm trợ lý giám đốc kho, rồi lên thành tổng giám đốc kiểm soát nguyên vật liệu của nhà máy. Quá trình thăng tiến của ông chỉ diễn ra trong vòng 1 năm.
Sau đó, Vương Văn Ngân được Hitachi săn đón với mức lương 1 triệu NDT/năm, kèm theo đó là 2% hoa hồng. Làm tại Hitachi 1 năm, ông đã tích lũy được 20 triệu NDT làm vốn cho tương lai.
Bị gọi là "kẻ điên", 3 lần "liều ăn nhiều" đều thành công mỹ mãn
Vương Văn Ngân từng chia sẻ: "Điều đáng sợ nhất của một đời người chính là không dám mạo hiểm. Mỗi người thành công đều là một 'kẻ điên'; người phi thường mới có thể làm được việc phi thường, đạt được thành tựu phi thường".
Những người tiếp xúc với Vương Văn Ngân đều đánh giá ông là một "kẻ điên". Để có được thành công như ngày hôm nay, người đàn ông này đã phải đánh cược với số phận 3 lần.
Khi tình hình kinh tế đi xuống, ai ai cũng sợ mất vốn liếng, chính là lúc ông bắt đầu đặt cược lớn, đi ngược dòng và chuẩn bị thời cơ thu lợi.
Năm 1997, châu Á chìm trong khủng hoảng kinh tế. Tiền thuê nhà máy giảm mạnh trên diện rộng, hàng ế chất đầy kho. Việc kinh doanh khó khăn vô cùng.
Vương Văn Ngân nhân cơ hội, nhanh chóng triển khai đàm phán. Dùng áp lực tồn kho làm ưu thế, cuối cùng ông đã khiến các bên bán lại thiết bị cho ông bằng phương thức trả góp, chỉ phải đặt cược 10%.
Trong chuỗi giao dịch này, ông đã thu mua được 100 bộ thiết bị, cùng với đó là sở hữu được nhà máy lớn nhất Thâm Quyến.
Năm 2003, dịch SARS diễn ra. Đại dịch đã gây suy thoái kinh tế nội địa. Một khối lượng lớn vốn bị rút ra, hàng loạt tài sản cũng tụt giá.
Vào lúc này, Vương Văn Ngân lại một lần nữa ra tay. Ông tích cực thu mua tài nguyên khoáng sản trong và ngoài nước, tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất vonfram. Cùng với đó, ông cũng mở rộng sang cả lĩnh vực khai thác và luyện kim.
Sau đó, bất chấp sự phản đối của vợ và các đồng sự, ông kiên quyết dùng số vốn 2,8 tỷ NDT tệ để trúng thầu dự án sản suất thanh đồng Đồng Lăng.
Quyết định này khiến cho tập đoàn Chính Uy không còn phải chịu sự biến động của giá nguyên liệu. Việc này cũng khiến cho Vương Văn Ngân trở thành ông trùm trong ngành đồng.
Năm 2008, khi cả thế giới chìm trong khủng hoảng tài chính, Vương Văn Ngân lại tiếp tục lao lên phía trước. Nhân cơ hội mua lại hàng loạt xí nghiệp sản xuất đồng ở Âu Mỹ lúc này đang tụt giá mạnh. Đồng tbời ông cũng cho thu mua hàng trăm nghìn tấn đồng giao ngay với giá 20.000 NDT một tấn.
Như được trời phù hộ, Vương Văn Ngân lại đặt cược thành công. Sau khủng hoảng kinh tế, đồng tăng giá trở lại, ông bán với giá cao ngất ngưởng: 40.000 – 80.000 NDT một tấn. Quyết định này đã đem lại cho ông hàng chục tỷ NDT.
Vị tỷ phú mê sách, yêu rủi ro
Có người từng hỏi Vương Văn Ngân: "Sao ông dám đặt cược lớn như vậy? Và sao lần nào ông cũng thành công?"
"Vua đồng" đáp rằng: "70% doanh nhân có thể nắm vững được xu thế, 10% có thể biết được sự thay đổi của xu thế, nhưng chỉ 1 trong 10.000 người mới nắm được điểm ngoặt của xu thế."
Vương Văn Ngân không đặt cược, ông nắm được bước ngoặt của xu hướng.
Vị tỷ phú này cũng chia sẻ: "Tôi chỉ làm những gì người khác không làm được, nhìn vào những nơi người khác không thấy, nghĩ về những vấn đề người ta không nghĩ và chắc chắn tôi không làm những gì người khác có thể làm."
Để có được khả năng này, Vương Văn Ngân đã không ngừng trau dồi tri thức. "Càng nhìn sâu vào sử, nhìn tương lai càng xa", ông nói. Để có thể hình dung và nắm bắt được tương lai, trước tiên phải học từ trong kinh sách.
Đọc và học trở thành thói quen cả đời của Vương Văn Ngân. Trong văn phòng của ông chỉ toàn sách là sách, từ thiên văn đến địa lý. Mỗi năm ông đọc chừng 100 cuốn sách. Khả năng tự học của Vương Văn Ngân là một điều vô cùng đáng khâm phục.
Không chỉ duy trì thói quen cho bản thân, Vương Văn Ngân còn xây dựng nền văn hóa đọc sách cho cả tập đoàn của ông. Mõi nhân viên đều phải đọc sách và viết tổng kết cuối năm. "Nếu bạn không đọc sách trong 1 ngày, có thể không ai biết, không đọc sách trong một tuần, bạn bắt đầu ngu ngơ, sau một tháng không đọc, tư duy ngưng trệ". Khi một công ty ngừng học tập, công ty đó đang chết.
Từ tấm gương của Vương Văn Ngân, chúng ta đều thấy rõ một thực tế cuộc sống: Bạn phải học cách chấp nhận rủi ro. Đây cũng là điều mà rất nhiều người thành công từng chia sẻ.
Bởi lẽ, dù ở bất kỳ thời đại nào, xuất thân và nguồn lực của mọi người đều rất khác nhau. Đối với những người yếu thế muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hầu như không thể bứt phá nếu không dám mạo hiểm.
Nếu không chấp nhận rủi ro, có thể bạn vẫn sẽ sống ổn, nhưng cuộc sống khó mà có thay đổi lớn được.
Một số người làm công chức nhiều năm, họ biết rằng mình không thích công việc như vậy, họ cũng biết rõ mình muốn gì nhưng họ sợ trả giá, họ không dám thay đổi. Nhiều năm sau họ bắt đầu hối hận, hối hận sao hồi đó mình không mạo hiểm. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, điều rủi ro lớn nhất trong cuộc sống là không chấp nhận rủi ro.
(Theo Zhihu, Sina)
Để không tiêu hoang, trong ví của 1 "chuyên viên trị liệu tài chính" chưa bao giờ thiếu thứ quan trọng này: Ai cũng cần luôn!
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Từ thợ bốc vác nghèo thành "vua đồng" Trung Quốc sau 3 lần "liều ăn nhiều": Rủi ro lớn nhất trong cuộc đời là không dám chấp nhận rủi ro
Từ một kẻ làm công ở thành phố Thâm Quyến, Vương Văn Ngân trở thành người giàu nhất tỉnh An Huy sau 23 năm, lọt vào Top 10 người giàu nhất Trung Quốc năm 2018. Công ty của ông cũng có mặt trong bảng xếp hạng danh giá Fortune 500.
Tuy nhiên, ít người biết rằng vào thời điểm khó khăn nhất, ông chỉ có vỏn vẹn 10 NDT.
Từ anh bốc vác sống dưới gầm cầu đến tổng giám đốc chỉ trong 1 năm
Vương Văn Ngân sinh năm 1968, trong một ngôi làng nhỏ làm nông ở An Huy. Nhà ông 3 đời đều là nông dân. Việc đầu tiên ông làm sau khi tan học chính là cho gia súc ăn, cuối tuần còn giúp cha mẹ canh tác.
Cuộc sống khó khăn không hề làm Vương Văn Ngân nản chí. Sau khi thu xếp xong công việc đồng áng, ông miệt mài học tập. Năm 1989, ông thi đỗ vào Đại học Nam Kinh.
Sau khi tốt nghiệp, Vương Văn Ngân được phân công đến công ty hóa dầu Cao Kiều tại Thượng Hải, mỗi tháng hưởng lương 400 NDT. Ở thời điểm đó, con số này cao gấp 2 lần mức lương trung bình của người bình thường.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ làm công việc này trong một thời gian. Bởi lẽ, công việc này quá "yên ổn" so với ngọn lửa nhiệt huyết đang cháy rực trong lòng ông.
Năm 1993, ông quyết tâm từ chức, bắt đầu gia nhập vào dòng người khởi nghiệp đang đổ đến Thâm Quyến lúc đó.
Hành trình đến Thâm Quyến của ông hết sức trắc trở. Những khó khăn trong đi lại đã làm mất của ông 2 tuần lễ. Khi đến nơi, trong túi Vương Văn Ngân chỉ còn lại vỏn vẹn 10 NDT.
Vốn học chuyên ngành thiên văn, ông không thể tìm thấy được công việc phù hợp. Người đàn ông này chỉ còn cách dùng bằng tốt nghiệp phổ thông của mình để xin vào làm công nhân bốc vác tại một công ty chuyên sản xuất phích cắm điện.
Không có tiền thuê phòng trọ, Vương Văn Ngân sống ở dưới gầm cầu ven đường suốt hơn 1 tháng. Khi nhận được tháng lương đầu tiên, ông mới có tiền để thuê một căn phòng nhỏ 3m2.
Vương Văn Ngân vốn là người cực kỳ chăm chỉ. Trong thời gian làm việc ở kho hàng, ông đã ghi nhớ hàng nghìn mã của các loại vật liệu. Khi có người hỏi đến tình hình hàng hóa ở kho, chỉ cần hỏi mình Vương Văn Ngân là đủ.
Chính nhờ khả năng này, rất nhanh chóng, ông được đề bạt lên làm trợ lý giám đốc kho, rồi lên thành tổng giám đốc kiểm soát nguyên vật liệu của nhà máy. Quá trình thăng tiến của ông chỉ diễn ra trong vòng 1 năm.
Sau đó, Vương Văn Ngân được Hitachi săn đón với mức lương 1 triệu NDT/năm, kèm theo đó là 2% hoa hồng. Làm tại Hitachi 1 năm, ông đã tích lũy được 20 triệu NDT làm vốn cho tương lai.
Bị gọi là "kẻ điên", 3 lần "liều ăn nhiều" đều thành công mỹ mãn
Vương Văn Ngân từng chia sẻ: "Điều đáng sợ nhất của một đời người chính là không dám mạo hiểm. Mỗi người thành công đều là một 'kẻ điên'; người phi thường mới có thể làm được việc phi thường, đạt được thành tựu phi thường".
Những người tiếp xúc với Vương Văn Ngân đều đánh giá ông là một "kẻ điên". Để có được thành công như ngày hôm nay, người đàn ông này đã phải đánh cược với số phận 3 lần.
Khi tình hình kinh tế đi xuống, ai ai cũng sợ mất vốn liếng, chính là lúc ông bắt đầu đặt cược lớn, đi ngược dòng và chuẩn bị thời cơ thu lợi.
Năm 1997, châu Á chìm trong khủng hoảng kinh tế. Tiền thuê nhà máy giảm mạnh trên diện rộng, hàng ế chất đầy kho. Việc kinh doanh khó khăn vô cùng.
Vương Văn Ngân nhân cơ hội, nhanh chóng triển khai đàm phán. Dùng áp lực tồn kho làm ưu thế, cuối cùng ông đã khiến các bên bán lại thiết bị cho ông bằng phương thức trả góp, chỉ phải đặt cược 10%.
Trong chuỗi giao dịch này, ông đã thu mua được 100 bộ thiết bị, cùng với đó là sở hữu được nhà máy lớn nhất Thâm Quyến.
Năm 2003, dịch SARS diễn ra. Đại dịch đã gây suy thoái kinh tế nội địa. Một khối lượng lớn vốn bị rút ra, hàng loạt tài sản cũng tụt giá.
Vào lúc này, Vương Văn Ngân lại một lần nữa ra tay. Ông tích cực thu mua tài nguyên khoáng sản trong và ngoài nước, tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất vonfram. Cùng với đó, ông cũng mở rộng sang cả lĩnh vực khai thác và luyện kim.
Sau đó, bất chấp sự phản đối của vợ và các đồng sự, ông kiên quyết dùng số vốn 2,8 tỷ NDT tệ để trúng thầu dự án sản suất thanh đồng Đồng Lăng.
Quyết định này khiến cho tập đoàn Chính Uy không còn phải chịu sự biến động của giá nguyên liệu. Việc này cũng khiến cho Vương Văn Ngân trở thành ông trùm trong ngành đồng.
Năm 2008, khi cả thế giới chìm trong khủng hoảng tài chính, Vương Văn Ngân lại tiếp tục lao lên phía trước. Nhân cơ hội mua lại hàng loạt xí nghiệp sản xuất đồng ở Âu Mỹ lúc này đang tụt giá mạnh. Đồng tbời ông cũng cho thu mua hàng trăm nghìn tấn đồng giao ngay với giá 20.000 NDT một tấn.
Như được trời phù hộ, Vương Văn Ngân lại đặt cược thành công. Sau khủng hoảng kinh tế, đồng tăng giá trở lại, ông bán với giá cao ngất ngưởng: 40.000 – 80.000 NDT một tấn. Quyết định này đã đem lại cho ông hàng chục tỷ NDT.
Vị tỷ phú mê sách, yêu rủi ro
Có người từng hỏi Vương Văn Ngân: "Sao ông dám đặt cược lớn như vậy? Và sao lần nào ông cũng thành công?"
"Vua đồng" đáp rằng: "70% doanh nhân có thể nắm vững được xu thế, 10% có thể biết được sự thay đổi của xu thế, nhưng chỉ 1 trong 10.000 người mới nắm được điểm ngoặt của xu thế."
Vương Văn Ngân không đặt cược, ông nắm được bước ngoặt của xu hướng.
Vị tỷ phú này cũng chia sẻ: "Tôi chỉ làm những gì người khác không làm được, nhìn vào những nơi người khác không thấy, nghĩ về những vấn đề người ta không nghĩ và chắc chắn tôi không làm những gì người khác có thể làm."
Để có được khả năng này, Vương Văn Ngân đã không ngừng trau dồi tri thức. "Càng nhìn sâu vào sử, nhìn tương lai càng xa", ông nói. Để có thể hình dung và nắm bắt được tương lai, trước tiên phải học từ trong kinh sách.
Đọc và học trở thành thói quen cả đời của Vương Văn Ngân. Trong văn phòng của ông chỉ toàn sách là sách, từ thiên văn đến địa lý. Mỗi năm ông đọc chừng 100 cuốn sách. Khả năng tự học của Vương Văn Ngân là một điều vô cùng đáng khâm phục.
Không chỉ duy trì thói quen cho bản thân, Vương Văn Ngân còn xây dựng nền văn hóa đọc sách cho cả tập đoàn của ông. Mõi nhân viên đều phải đọc sách và viết tổng kết cuối năm. "Nếu bạn không đọc sách trong 1 ngày, có thể không ai biết, không đọc sách trong một tuần, bạn bắt đầu ngu ngơ, sau một tháng không đọc, tư duy ngưng trệ". Khi một công ty ngừng học tập, công ty đó đang chết.
Từ tấm gương của Vương Văn Ngân, chúng ta đều thấy rõ một thực tế cuộc sống: Bạn phải học cách chấp nhận rủi ro. Đây cũng là điều mà rất nhiều người thành công từng chia sẻ.
Bởi lẽ, dù ở bất kỳ thời đại nào, xuất thân và nguồn lực của mọi người đều rất khác nhau. Đối với những người yếu thế muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hầu như không thể bứt phá nếu không dám mạo hiểm.
Nếu không chấp nhận rủi ro, có thể bạn vẫn sẽ sống ổn, nhưng cuộc sống khó mà có thay đổi lớn được.
Một số người làm công chức nhiều năm, họ biết rằng mình không thích công việc như vậy, họ cũng biết rõ mình muốn gì nhưng họ sợ trả giá, họ không dám thay đổi. Nhiều năm sau họ bắt đầu hối hận, hối hận sao hồi đó mình không mạo hiểm. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, điều rủi ro lớn nhất trong cuộc sống là không chấp nhận rủi ro.
(Theo Zhihu, Sina)
Để không tiêu hoang, trong ví của 1 "chuyên viên trị liệu tài chính" chưa bao giờ thiếu thứ quan trọng này: Ai cũng cần luôn!
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Từ thợ bốc vác nghèo thành "vua đồng" Trung Quốc sau 3 lần "liều ăn nhiều": Rủi ro lớn nhất trong cuộc đời là không dám chấp nhận rủi ro
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu