TIN MỚI
Dùng tô nhựa đựng canh nóng, cô gái bị người yêu buông lời phũ phàng gây sốt mạng xã hội
Mấy ngày gần đây, dân tình cộng đồng mạng facebook "rộn ràng" với chia sẻ của một chàng trai. Tình huống này cũng khiến mọi người đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Được biết, hôm đầu tháng (âm lịch), anh chàng có đưa bạn gái về ra mắt. Vì bố mẹ đều là người kỹ tính, cẩn thận, nên chàng trai có dặn dò bạn gái từ trước.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, ngay trong lần đầu ra mắt ấy, người yêu của anh chàng đã có một pha thể hiện tài năng... "không thể chấp nhận được". Cụ thể, nấu ăn xong thì cô nàng lại dùng tô nhựa để đựng canh nóng. Đến khi bố mẹ chàng trai nói rằng "tuyệt đối không được đựng đồ nóng vì không tốt cho sức khỏe" thì cô gái vẫn quả quyết "Cả nhà cháu ăn như vậy bao nhiêu năm nay có ai làm sao đâu?". Theo chia sẻ của chàng trai, cũng vì chuyện này mà cả hai đã xảy ra cãi vã và cô gái xin phép ra về ngay lúc đó.
Bài đăng này sau khi đăng tải đã thu hút hàng ngàn lượt tương tác. Vậy, thực sự thói quen dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng có đáng sợ đến như vậy?
Chẳng biết từ bao giờ, nhiều người có thói quen: cứ sau khi những món ăn vừa đun xong còn nóng hôi hổi là vội vàng xúc vào hộp nhựa để kịp mang cơm đi ăn buổi trưa nơi làm việc. Những món ăn vẫn còn nóng rực trên bếp nhanh chóng được đổ ra những chiếc bát nhựa để cho nguội bớt, để cả nhà cùng có bữa cơm nhanh nhanh vội vội tối ngày cùng nhau.
Ra đường, chúng ta mua vội gói xôi nóng hổi bọc trong túi ni lông, trong hộp xốp vốn là những dạng đồ nhựa dùng một lần, dùng xong thì vứt đi là chẳng còn lo ngại gì?... Cứ thế, đồ nhựa đựng thức ăn nóng trở thành thói quen khó bỏ của người Việt.
Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng vì có quá nhiều nguy hại sức khỏe
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thực tế, sản xuất ra đồ nhựa là một bước tiến của công nghệ, đảm bảo độ tiện lợi. Nhưng đồ nhựa nói chung cũng có nhiều nguy cơ.
"Tất cả nhựa đều là polyme, được làm từ các mắt xích monome. Mắt xích không tự sinh ra trong tự nhiên mà phải trải qua quá trình nhân tạo trong tự nhiên, nối với nhau tạo thành. Chất có gây độc hại hay không hiện nay vẫn còn là cuộc tranh cãi. Trong hiện tại, nó vẫn là cách đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, xét về nguyên tắc, đồ nhựa được chế tạo không phải để chịu nhiệt. Do đó, việc nấu hay đựng, bảo quản đồ ăn nóng dù trong hoàn cảnh nào cũng là điều tối kỵ", ông Thịnh cho hay.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải, ở nhiệt độ cao, nhựa và thực phẩm sẽ bị biến dạng và xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra hóa chất có lượng độc tố, dẫn đến tình trạng phơi nhiễm độc. Khi đi vào cơ thể, những chất này sẽ len lỏi vào các cơ quan nội tạng, đi vào máu, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Điều đáng nói nguy cơ gây bệnh có thể chưa xuất hiện ngay trước mặt mà tích lũy dần thành những bệnh mãn tính, khi phát bệnh thì đã muộn.
"Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, nhiều người dân còn có tâm lý tận dụng đồ nhựa dùng đi dùng lại nhiều lần, một món ăn có thể dùng tới vài tháng, đựng thực phẩm trong đồ nhựa đến cả năm mới đem ra nấu ăn... thì nguy hại càng khó lường. Thói quen này cũng cần vứt bỏ ngay", ông Thịnh cho hay.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tác hại của đồ nhựa dùng một lần. Theo ông, nguy cơ sử dụng đồ nhựa dùng một lần với thực phẩm đặt trực tiếp vào đó thực sự không thể lý giải hết được. Nhưng cách tốt nhất là càng giảm được việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần thì càng tốt. Đã là đồ nhựa dùng một lần thì chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ để được thu lại và tái chế.
Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản.
Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng, nhất là đồ nhựa dùng một lần, chuyên gia cũng khuyến cáo những đồ làm bằng kim loại cũng không nên dùng để đựng thức ăn nóng. "Đồ dùng kim loại thường được tráng qua một lớp thiếc, phủ vecni để chống ăn mòn. Trong quá trình bảo quản, rửa hộp kéo dài dẫn đến lớp thiếc, vecni dần biến mất mà mắt thường khó nhìn thấy hết. Khi ấy, đựng thức ăn vào những đồ dùng này cũng tạo ra độc tố gây hại sức khỏe", chuyên gia cảnh báo.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cả gia đình, tốt nhất không nên sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng trực tiếp, dù là dạng đồ nhựa nào đi chăng nữa. Riêng với đồ nhựa dùng một lần thì tốt nhất không sử dụng.
Nếu có nhu cầu sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nói chung, chúng ta nên chọn những hãng uy tín, có thương hiệu. Khi đựng thực phẩm trong hộp nhựa chỉ nên đựng những loại đồ khô, ít dầu mỡ, ít muối, tránh tối đa bảo quản ở nhiệt độ cao để hạn chế mối nguy hại cho sức khỏe.
"Đặc biệt, dù là đồ nhựa cao cấp như thế nào cũng không nên tái sử dụng nhiều lần. Nếu thấy hộp đựng, khay đựng hay bát thìa nhựa... bị xước xát, cũ kỹ nên thay mới để đảm bảo sức khỏe hơn trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất nên đựng đồ dùng làm bằng sứ hoặc thủy tinh để đựng thức ăn", chuyên gia nhấn mạnh.
Nếu bạn luôn tỉnh giấc và mất ngủ vào một khung giờ cố định, câu trả lời có thể đáng sợ hơn bạn tưởng
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Từ câu chuyện dùng tô nhựa đựng canh nóng trong ngày đầu ra mắt nhà người yêu, chuyên gia chỉ ra thói quen ăn uống phải từ bỏ ngay của người Việt
Dùng tô nhựa đựng canh nóng, cô gái bị người yêu buông lời phũ phàng gây sốt mạng xã hội
Mấy ngày gần đây, dân tình cộng đồng mạng facebook "rộn ràng" với chia sẻ của một chàng trai. Tình huống này cũng khiến mọi người đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Được biết, hôm đầu tháng (âm lịch), anh chàng có đưa bạn gái về ra mắt. Vì bố mẹ đều là người kỹ tính, cẩn thận, nên chàng trai có dặn dò bạn gái từ trước.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, ngay trong lần đầu ra mắt ấy, người yêu của anh chàng đã có một pha thể hiện tài năng... "không thể chấp nhận được". Cụ thể, nấu ăn xong thì cô nàng lại dùng tô nhựa để đựng canh nóng. Đến khi bố mẹ chàng trai nói rằng "tuyệt đối không được đựng đồ nóng vì không tốt cho sức khỏe" thì cô gái vẫn quả quyết "Cả nhà cháu ăn như vậy bao nhiêu năm nay có ai làm sao đâu?". Theo chia sẻ của chàng trai, cũng vì chuyện này mà cả hai đã xảy ra cãi vã và cô gái xin phép ra về ngay lúc đó.
Bài đăng này sau khi đăng tải đã thu hút hàng ngàn lượt tương tác. Vậy, thực sự thói quen dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng có đáng sợ đến như vậy?
Chẳng biết từ bao giờ, nhiều người có thói quen: cứ sau khi những món ăn vừa đun xong còn nóng hôi hổi là vội vàng xúc vào hộp nhựa để kịp mang cơm đi ăn buổi trưa nơi làm việc. Những món ăn vẫn còn nóng rực trên bếp nhanh chóng được đổ ra những chiếc bát nhựa để cho nguội bớt, để cả nhà cùng có bữa cơm nhanh nhanh vội vội tối ngày cùng nhau.
Ra đường, chúng ta mua vội gói xôi nóng hổi bọc trong túi ni lông, trong hộp xốp vốn là những dạng đồ nhựa dùng một lần, dùng xong thì vứt đi là chẳng còn lo ngại gì?... Cứ thế, đồ nhựa đựng thức ăn nóng trở thành thói quen khó bỏ của người Việt.
Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng vì có quá nhiều nguy hại sức khỏe
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thực tế, sản xuất ra đồ nhựa là một bước tiến của công nghệ, đảm bảo độ tiện lợi. Nhưng đồ nhựa nói chung cũng có nhiều nguy cơ.
"Tất cả nhựa đều là polyme, được làm từ các mắt xích monome. Mắt xích không tự sinh ra trong tự nhiên mà phải trải qua quá trình nhân tạo trong tự nhiên, nối với nhau tạo thành. Chất có gây độc hại hay không hiện nay vẫn còn là cuộc tranh cãi. Trong hiện tại, nó vẫn là cách đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, xét về nguyên tắc, đồ nhựa được chế tạo không phải để chịu nhiệt. Do đó, việc nấu hay đựng, bảo quản đồ ăn nóng dù trong hoàn cảnh nào cũng là điều tối kỵ", ông Thịnh cho hay.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải, ở nhiệt độ cao, nhựa và thực phẩm sẽ bị biến dạng và xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra hóa chất có lượng độc tố, dẫn đến tình trạng phơi nhiễm độc. Khi đi vào cơ thể, những chất này sẽ len lỏi vào các cơ quan nội tạng, đi vào máu, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Điều đáng nói nguy cơ gây bệnh có thể chưa xuất hiện ngay trước mặt mà tích lũy dần thành những bệnh mãn tính, khi phát bệnh thì đã muộn.
"Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, nhiều người dân còn có tâm lý tận dụng đồ nhựa dùng đi dùng lại nhiều lần, một món ăn có thể dùng tới vài tháng, đựng thực phẩm trong đồ nhựa đến cả năm mới đem ra nấu ăn... thì nguy hại càng khó lường. Thói quen này cũng cần vứt bỏ ngay", ông Thịnh cho hay.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tác hại của đồ nhựa dùng một lần. Theo ông, nguy cơ sử dụng đồ nhựa dùng một lần với thực phẩm đặt trực tiếp vào đó thực sự không thể lý giải hết được. Nhưng cách tốt nhất là càng giảm được việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần thì càng tốt. Đã là đồ nhựa dùng một lần thì chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ để được thu lại và tái chế.
Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản.
Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng, nhất là đồ nhựa dùng một lần, chuyên gia cũng khuyến cáo những đồ làm bằng kim loại cũng không nên dùng để đựng thức ăn nóng. "Đồ dùng kim loại thường được tráng qua một lớp thiếc, phủ vecni để chống ăn mòn. Trong quá trình bảo quản, rửa hộp kéo dài dẫn đến lớp thiếc, vecni dần biến mất mà mắt thường khó nhìn thấy hết. Khi ấy, đựng thức ăn vào những đồ dùng này cũng tạo ra độc tố gây hại sức khỏe", chuyên gia cảnh báo.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cả gia đình, tốt nhất không nên sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng trực tiếp, dù là dạng đồ nhựa nào đi chăng nữa. Riêng với đồ nhựa dùng một lần thì tốt nhất không sử dụng.
Nếu có nhu cầu sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nói chung, chúng ta nên chọn những hãng uy tín, có thương hiệu. Khi đựng thực phẩm trong hộp nhựa chỉ nên đựng những loại đồ khô, ít dầu mỡ, ít muối, tránh tối đa bảo quản ở nhiệt độ cao để hạn chế mối nguy hại cho sức khỏe.
"Đặc biệt, dù là đồ nhựa cao cấp như thế nào cũng không nên tái sử dụng nhiều lần. Nếu thấy hộp đựng, khay đựng hay bát thìa nhựa... bị xước xát, cũ kỹ nên thay mới để đảm bảo sức khỏe hơn trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất nên đựng đồ dùng làm bằng sứ hoặc thủy tinh để đựng thức ăn", chuyên gia nhấn mạnh.
Nếu bạn luôn tỉnh giấc và mất ngủ vào một khung giờ cố định, câu trả lời có thể đáng sợ hơn bạn tưởng
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Từ câu chuyện dùng tô nhựa đựng canh nóng trong ngày đầu ra mắt nhà người yêu, chuyên gia chỉ ra thói quen ăn uống phải từ bỏ ngay của người Việt
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu