TIN MỚI
Ngày 9/5, tại hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét để giảm tiếp các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở…
Với gợi mở đó, thị trường đang chờ đợi lần thứ tư liên tiếp trong vòng một năm qua nhà điều hành chính sách tiền tệ giảm thêm lãi suất, đặc biệt sau lần điều chỉnh toàn diện ngày 17/3/2020 (hai lần giảm trước nữa vào tháng 9 và tháng 11/2019).
Trên các thị trường và các cân đối liên quan, có nhiều diễn biến đang ủng hộ cho gợi mở lần thứ tư này.
Trước hết, sau hướng tăng khá mạnh cuối 2019 và đầu 2020, lạm phát đã liên tiếp giảm mạnh những tháng gần đây; lạm phát cơ bản dù vẫn ở mức khá cao song mục tiêu chung năm nay vẫn được các chuyên gia và đầu mối chuyên môn của Chính phủ đánh giá trong tầm kiểm soát.
Liên quan với lãi suất, tỷ giá USD/VND sau biến động mạnh trong tháng 3/2020, quãng bình ổn và điều chỉnh rõ nét đã thể hiện hai tháng gần đây. Đến cuối tuần qua, tỷ giá liên ngân hàng tiếp tục giảm mạnh 70 VND so với tuần trước đó và về mức 23.360 VND.
Ở tỷ giá, chênh lệch lãi suất giữa VND với USD vẫn đang ủng hộ cho gợi mở điều chỉnh nói trên của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất huy động VND có dấu hiệu giảm gần đây cũng như sau khi hạ trần tiền gửi ngắn hạn xuống từ 17/3, trong khi lãi suất tiền gửi USD vẫn chốt trần 0%/năm như “một hình thức tái cấp vốn mềm” cho hệ thống.
Trên thị trường liên ngân hàng, sau loạt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), lãi suất VND giao dịch giữa các tổ chức tín dụng Việt Nam cũng nhanh chóng xuống mức thấp.
Cụ thể, đến cuối tuần qua, lãi suất USD qua đêm trên thị trường liên ngân hàng chỉ ở mức 0,24%/năm. Trước đó, trong năm 2019 và đầu 2020, lãi suất này từng ở mặt bằng cao trong khoảng 1,7-2%/năm.
Trong khi đó, lãi suất VND liên ngân hàng hiện đã ổn định và tạo chênh lệch lớn so với lãi suất USD, có lợi cho ổn định tỷ giá, như kỳ hạn qua đêm dao động trong khoảng 1,8-2%/năm.
Ngoài ra, khi giảm tiếp lãi suất, VND bớt hấp dẫn, không loại trừ khả năng tỷ giá tiềm ẩn biến động trong tương lai (cùng những yếu tố tác động nào đó). Song ở đây, Ngân hàng Nhà nước đang có nguồn lực lớn, sau thời gian tích lũy được trên 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối, để sẵn sàng và chủ động hơn nữa trong can thiệp nếu cần.
Cũng từ nguồn dự trữ đó, trong năm 2019 nhà điều hành đã mua vào hơn 20 tỷ USD, đồng nghĩa với cung ứng khoảng 500.000 tỷ đồng. Đây là một trong những yếu tố tạo nguồn vốn dồi dào cho hệ thống, thậm chí dư thừa.
Hơn một năm về trước nữa, tháng 6/2018, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khi đó cho biết một biểu hiện của mức độ dư nguồn khi điều chuyển tới khoảng 150.000 tỷ đồng của Kho bạc Nhà nước về “cất kho” Ngân hàng Nhà nước, một giải pháp trung hòa bớt nguồn tiền.
Dấu mốc đó gắn với trạng thái vốn thuận lợi của hệ thống ngân hàng xuyên suốt cho đến nay. Và một dấu mốc nữa là từ tháng 11/2019, lượng tiền gửi thanh toán của hệ thống Kho bạc Nhà nước cũng được kết chuyển về Ngân hàng Nhà nước.
Trao đổi với BizLIVE, một chuyên gia cho rằng, nhìn lại các yếu tố nguồn nói trên, lượng lớn đang để ở Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nhà điều hành không thể “cẩu pháo” trực tiếp từ đây, vắt qua các kênh khác mà rót thẳng vào thị trường để hạ lãi suất. Và hiện không có cơ chế truyền dẫn trực tiếp như vậy.
Theo đó, qua các kênh gián tiếp như tái cấp vốn, qua nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu…, Ngân hàng Nhà nước giảm các lãi suất điều hành liên quan để vừa tạo nguồn vừa tạo điều kiện hạ lãi suất trên thị trường với dân cư và tổ chức kinh tế. Ở đây có độ trễ nhất định.
Ngoài ra, như lần cắt giảm ngày 17/3 vừa qua, việc hạ trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn VND cũng là trực tiếp giảm chi phí đầu vào cho các ngân hàng thương mại có thêm thuận lợi cân đối hạ lãi suất đầu ra. Nhưng, tăng trưởng huy động những tháng đầu năm nay có xu hướng chậm và thấp, thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng là điểm được chú ý.
Song, cân đối nguồn của hệ thống hiện vẫn thuận lợi, tự dưỡng tốt. Đã hơn một tháng qua Ngân hàng Nhà nước đều đặn chào cung nguồn hỗ trợ trên thị trường mở, quy mô 3.000 tỷ đồng/phiên, kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 3,5%/năm nhưng hầu như không có thành viên nào mượn đến. Sau đó hạ xuống còn 1.000 tỷ đồng/phiên, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3,5%/năm và cũng không có phát sinh cần hỗ trợ.
Trong khi đó, toàn hệ thống cho đến cuối tuần qua vẫn còn tới 85.989 tỷ đồng “dư thừa” gửi ở kênh tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Chưa đầy 2 tháng, các ngân hàng đã cho vay mới 630.000 tỷ đồng lãi suất thấp
BizLive
Link bài gốc: Trước thềm hạ lãi suất điều hành
Ngày 9/5, tại hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét để giảm tiếp các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở…
Với gợi mở đó, thị trường đang chờ đợi lần thứ tư liên tiếp trong vòng một năm qua nhà điều hành chính sách tiền tệ giảm thêm lãi suất, đặc biệt sau lần điều chỉnh toàn diện ngày 17/3/2020 (hai lần giảm trước nữa vào tháng 9 và tháng 11/2019).
Trên các thị trường và các cân đối liên quan, có nhiều diễn biến đang ủng hộ cho gợi mở lần thứ tư này.
Trước hết, sau hướng tăng khá mạnh cuối 2019 và đầu 2020, lạm phát đã liên tiếp giảm mạnh những tháng gần đây; lạm phát cơ bản dù vẫn ở mức khá cao song mục tiêu chung năm nay vẫn được các chuyên gia và đầu mối chuyên môn của Chính phủ đánh giá trong tầm kiểm soát.
Liên quan với lãi suất, tỷ giá USD/VND sau biến động mạnh trong tháng 3/2020, quãng bình ổn và điều chỉnh rõ nét đã thể hiện hai tháng gần đây. Đến cuối tuần qua, tỷ giá liên ngân hàng tiếp tục giảm mạnh 70 VND so với tuần trước đó và về mức 23.360 VND.
Ở tỷ giá, chênh lệch lãi suất giữa VND với USD vẫn đang ủng hộ cho gợi mở điều chỉnh nói trên của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất huy động VND có dấu hiệu giảm gần đây cũng như sau khi hạ trần tiền gửi ngắn hạn xuống từ 17/3, trong khi lãi suất tiền gửi USD vẫn chốt trần 0%/năm như “một hình thức tái cấp vốn mềm” cho hệ thống.
Trên thị trường liên ngân hàng, sau loạt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), lãi suất VND giao dịch giữa các tổ chức tín dụng Việt Nam cũng nhanh chóng xuống mức thấp.
Cụ thể, đến cuối tuần qua, lãi suất USD qua đêm trên thị trường liên ngân hàng chỉ ở mức 0,24%/năm. Trước đó, trong năm 2019 và đầu 2020, lãi suất này từng ở mặt bằng cao trong khoảng 1,7-2%/năm.
Trong khi đó, lãi suất VND liên ngân hàng hiện đã ổn định và tạo chênh lệch lớn so với lãi suất USD, có lợi cho ổn định tỷ giá, như kỳ hạn qua đêm dao động trong khoảng 1,8-2%/năm.
Ngoài ra, khi giảm tiếp lãi suất, VND bớt hấp dẫn, không loại trừ khả năng tỷ giá tiềm ẩn biến động trong tương lai (cùng những yếu tố tác động nào đó). Song ở đây, Ngân hàng Nhà nước đang có nguồn lực lớn, sau thời gian tích lũy được trên 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối, để sẵn sàng và chủ động hơn nữa trong can thiệp nếu cần.
Cũng từ nguồn dự trữ đó, trong năm 2019 nhà điều hành đã mua vào hơn 20 tỷ USD, đồng nghĩa với cung ứng khoảng 500.000 tỷ đồng. Đây là một trong những yếu tố tạo nguồn vốn dồi dào cho hệ thống, thậm chí dư thừa.
Hơn một năm về trước nữa, tháng 6/2018, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khi đó cho biết một biểu hiện của mức độ dư nguồn khi điều chuyển tới khoảng 150.000 tỷ đồng của Kho bạc Nhà nước về “cất kho” Ngân hàng Nhà nước, một giải pháp trung hòa bớt nguồn tiền.
Dấu mốc đó gắn với trạng thái vốn thuận lợi của hệ thống ngân hàng xuyên suốt cho đến nay. Và một dấu mốc nữa là từ tháng 11/2019, lượng tiền gửi thanh toán của hệ thống Kho bạc Nhà nước cũng được kết chuyển về Ngân hàng Nhà nước.
Trao đổi với BizLIVE, một chuyên gia cho rằng, nhìn lại các yếu tố nguồn nói trên, lượng lớn đang để ở Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nhà điều hành không thể “cẩu pháo” trực tiếp từ đây, vắt qua các kênh khác mà rót thẳng vào thị trường để hạ lãi suất. Và hiện không có cơ chế truyền dẫn trực tiếp như vậy.
Theo đó, qua các kênh gián tiếp như tái cấp vốn, qua nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu…, Ngân hàng Nhà nước giảm các lãi suất điều hành liên quan để vừa tạo nguồn vừa tạo điều kiện hạ lãi suất trên thị trường với dân cư và tổ chức kinh tế. Ở đây có độ trễ nhất định.
Ngoài ra, như lần cắt giảm ngày 17/3 vừa qua, việc hạ trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn VND cũng là trực tiếp giảm chi phí đầu vào cho các ngân hàng thương mại có thêm thuận lợi cân đối hạ lãi suất đầu ra. Nhưng, tăng trưởng huy động những tháng đầu năm nay có xu hướng chậm và thấp, thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng là điểm được chú ý.
Song, cân đối nguồn của hệ thống hiện vẫn thuận lợi, tự dưỡng tốt. Đã hơn một tháng qua Ngân hàng Nhà nước đều đặn chào cung nguồn hỗ trợ trên thị trường mở, quy mô 3.000 tỷ đồng/phiên, kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 3,5%/năm nhưng hầu như không có thành viên nào mượn đến. Sau đó hạ xuống còn 1.000 tỷ đồng/phiên, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3,5%/năm và cũng không có phát sinh cần hỗ trợ.
Trong khi đó, toàn hệ thống cho đến cuối tuần qua vẫn còn tới 85.989 tỷ đồng “dư thừa” gửi ở kênh tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Chưa đầy 2 tháng, các ngân hàng đã cho vay mới 630.000 tỷ đồng lãi suất thấp
BizLive
Link bài gốc: Trước thềm hạ lãi suất điều hành
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hà Nội làm đường Vành đai 5 trước 2030
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp tổ chức sàn giao dịch bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những thứ không nên đặt trước cửa nhà
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu