TIN MỚI
Trong báo cáo về ngành ngân hàng, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định triển vọng tăng trưởng huy động dần kém khả quan. Động lực duy trì ổn định sau khi chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ trong hai tháng đầu năm. Tới cuối tháng 8, tiền gửi tăng 4,44% so với đầu năm, từ mức 3,99% cuối tháng 7.
Lãi suất huy động thấp đang gây áp lực lên phía người gửi tiền, trong khi hạn mức tăng trưởng tín dụng chưa đáp ứng kỳ vọng và yêu cầu tối ưu biên lãi thuần (NIM) khiến các ngân hàng giảm nhu cầu mở rộng mạnh cơ sở huy động. Động lượng tăng trưởng đang được hỗ trợ bởi việc áp dụng tiền gửi trực tuyến và eKYC, giúp ổn định nhu cầu gửi tiền trong điều kiện giãn cách xã hội.
Các hoạt động kinh tế yếu phản ánh tốc độ lưu thông chậm đã kéo giảm độ dốc của tăng trưởng tín dụng và huy động. VDSC kỳ vọng giai đoạn tái mở cửa với nhu cầu ít bị gián đoạn hơn và động lực tăng trưởng tín dụng ổn định lại. Tuy nhiên, CTCK cho rằng tăng trưởng huy động có thể vẫn còn lệch pha trong giai đoạn sắp tới.
Theo VDSC, do tăng trưởng huy động ít bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn hơn so với tín dụng và dựa trên dự báo về sự thay đổi cơ cấu tiền gửi của ngành diễn ra cho đến cuối quý III, có khả năng độ dốc của xu hướng tăng trưởng huy động không đủ để đạt mức trung bình của biên độ dự phóng là 10,8%.
VDSC đã dự báo mức tăng trưởng tổng tiền gửi năm nay dao động 9,2-12,3%, và có khả năng chỉ dừng lại ở mức một chữ số ngay cả khi cân nhắc đến yếu tố mùa vụ của nhu cầu gửi tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, VDSC vẫn chờ các kế hoạch tái mở cửa rõ ràng hơn để đánh giá tốc độ phục hồi trước khi điều chỉnh dự báo.
Theo số liệu đến cuối tháng 6 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi của các tổ chức kinh tế cao hơn 4,8% so với đầu năm, ở mức trên 5,11 triệu tỷ đồng, tăng gần 1,6 điểm phần trăm so với cuối tháng 5. Con số này hơn gấp rưỡi tăng trưởng tiền gửi của dân cư - 2,94%, ở quanh 5,29 triệu tỷ đồng.
Trước đó, vào cuối tháng 5, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 5,03 triệu tỷ đồng, tăng 3,26% so với cuối năm trước, trong khi tiền gửi của dân cư đạt hơn 5,27 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 2,6% - ghi nhận lần đầu trong 5 năm, tăng trưởng tiền gửi của doanh nghiệp vượt dân cư trong 5 tháng đầu năm. 4 tháng đầu năm nay, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ tăng 2,05%, thấp hơn mức tăng 2,34% của khu vực dân cư. Riêng trong tháng 5, doanh nghiệp đã gửi thêm 59.121 tỷ đồng, chiếm 4/5 lượng tiền gửi tăng thêm vào hệ thống.
Con số tăng trưởng 4,8% trong 6 tháng đầu năm 2021 với tiền gửi của doanh nghiệp cũng cao nhất trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân không nằm ngoài những ảnh hưởng dịch bệnh đến hoạt động kinh doanh, lo ngại rủi ro, khiến doanh nghiệp tích lũy tiền trong ngân hàng.
Hiện nay, lãi suất của khách hàng doanh nghiệp nhìn chung cũng không giảm như với khách hàng cá nhân trong thời gian qua. Với kỳ hạn 12 tháng, khách hàng doanh nghiệp có thể hưởng lãi 4,6-6,3%/năm.
Ngược lại, trong 5 năm qua, tiền gửi khu vực dân cư có xu hướng tăng chậm lại. Trong giai đoạn 2016-2020. Điều này cho thấy người dân đang có xu hướng bớt gửi tiền vào ngân hàng. Nếu năm 2016, tăng trưởng tiền gửi của dân cư là 17,4%, năm 2017 chỉ là 13,54% và liên tục giảm 4 năm sau đó. Đến năm 2020, con số này còn 6,46%.
Tăng trưởng tiền gửi dân cư thấp kỷ lục, vì sao các ngân hàng vẫn đua nhau giảm lãi suất tiết kiệm?
NDH
Link bài gốc: Triển vọng tăng trưởng tiền gửi dần kém khả quan?
Trong báo cáo về ngành ngân hàng, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định triển vọng tăng trưởng huy động dần kém khả quan. Động lực duy trì ổn định sau khi chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ trong hai tháng đầu năm. Tới cuối tháng 8, tiền gửi tăng 4,44% so với đầu năm, từ mức 3,99% cuối tháng 7.
Lãi suất huy động thấp đang gây áp lực lên phía người gửi tiền, trong khi hạn mức tăng trưởng tín dụng chưa đáp ứng kỳ vọng và yêu cầu tối ưu biên lãi thuần (NIM) khiến các ngân hàng giảm nhu cầu mở rộng mạnh cơ sở huy động. Động lượng tăng trưởng đang được hỗ trợ bởi việc áp dụng tiền gửi trực tuyến và eKYC, giúp ổn định nhu cầu gửi tiền trong điều kiện giãn cách xã hội.
Các hoạt động kinh tế yếu phản ánh tốc độ lưu thông chậm đã kéo giảm độ dốc của tăng trưởng tín dụng và huy động. VDSC kỳ vọng giai đoạn tái mở cửa với nhu cầu ít bị gián đoạn hơn và động lực tăng trưởng tín dụng ổn định lại. Tuy nhiên, CTCK cho rằng tăng trưởng huy động có thể vẫn còn lệch pha trong giai đoạn sắp tới.
Theo VDSC, do tăng trưởng huy động ít bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn hơn so với tín dụng và dựa trên dự báo về sự thay đổi cơ cấu tiền gửi của ngành diễn ra cho đến cuối quý III, có khả năng độ dốc của xu hướng tăng trưởng huy động không đủ để đạt mức trung bình của biên độ dự phóng là 10,8%.
VDSC đã dự báo mức tăng trưởng tổng tiền gửi năm nay dao động 9,2-12,3%, và có khả năng chỉ dừng lại ở mức một chữ số ngay cả khi cân nhắc đến yếu tố mùa vụ của nhu cầu gửi tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, VDSC vẫn chờ các kế hoạch tái mở cửa rõ ràng hơn để đánh giá tốc độ phục hồi trước khi điều chỉnh dự báo.
Diễn biến tiền gửi các khu vực năm 5 qua. Đơn vị:% |
Theo số liệu đến cuối tháng 6 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi của các tổ chức kinh tế cao hơn 4,8% so với đầu năm, ở mức trên 5,11 triệu tỷ đồng, tăng gần 1,6 điểm phần trăm so với cuối tháng 5. Con số này hơn gấp rưỡi tăng trưởng tiền gửi của dân cư - 2,94%, ở quanh 5,29 triệu tỷ đồng.
Trước đó, vào cuối tháng 5, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 5,03 triệu tỷ đồng, tăng 3,26% so với cuối năm trước, trong khi tiền gửi của dân cư đạt hơn 5,27 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 2,6% - ghi nhận lần đầu trong 5 năm, tăng trưởng tiền gửi của doanh nghiệp vượt dân cư trong 5 tháng đầu năm. 4 tháng đầu năm nay, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ tăng 2,05%, thấp hơn mức tăng 2,34% của khu vực dân cư. Riêng trong tháng 5, doanh nghiệp đã gửi thêm 59.121 tỷ đồng, chiếm 4/5 lượng tiền gửi tăng thêm vào hệ thống.
Con số tăng trưởng 4,8% trong 6 tháng đầu năm 2021 với tiền gửi của doanh nghiệp cũng cao nhất trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân không nằm ngoài những ảnh hưởng dịch bệnh đến hoạt động kinh doanh, lo ngại rủi ro, khiến doanh nghiệp tích lũy tiền trong ngân hàng.
Hiện nay, lãi suất của khách hàng doanh nghiệp nhìn chung cũng không giảm như với khách hàng cá nhân trong thời gian qua. Với kỳ hạn 12 tháng, khách hàng doanh nghiệp có thể hưởng lãi 4,6-6,3%/năm.
Ngược lại, trong 5 năm qua, tiền gửi khu vực dân cư có xu hướng tăng chậm lại. Trong giai đoạn 2016-2020. Điều này cho thấy người dân đang có xu hướng bớt gửi tiền vào ngân hàng. Nếu năm 2016, tăng trưởng tiền gửi của dân cư là 17,4%, năm 2017 chỉ là 13,54% và liên tục giảm 4 năm sau đó. Đến năm 2020, con số này còn 6,46%.
Tăng trưởng tiền gửi dân cư thấp kỷ lục, vì sao các ngân hàng vẫn đua nhau giảm lãi suất tiết kiệm?
NDH
Link bài gốc: Triển vọng tăng trưởng tiền gửi dần kém khả quan?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tăng trưởng khách hàng chứng minh thành công con...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai nhiều...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Các nước phát triển đều có sàn giao dịch bất động...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
CHILINH GOLF "bắt tay" VNPAY triển khai hệ thống...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Việt Nhân Group phát triển chuỗi đô thị công nghiệp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhà đầu tư bất động sản tại Măng Đen sẽ vui mừng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu