Sự thành công của một người ngoài yếu tố IQ ra thì còn được quyết định bởi những yếu tố khác như EQ (trí tuệ xúc cảm), AQ (chỉ số vượt khó),... Thực tế chứng minh, nhiều em học giỏi nhưng khi trưởng thành ra xã hội cuộc sống lại không được thuận lợi. Trong khi nhiều em kém hơn vì có một số phẩm chất hơn người nên rất được tập thể yêu mến, chào đón, từ đó thuận lợi trong công việc.
Theo các chuyên gia giáo dục, nếu trẻ có những tính xấu này thì dù có học giỏi tương lai cũng khó trở thành nhân tài:
1. Trẻ quá ích kỷ
Một số đứa trẻ có tính cách ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình và không nghĩ đến người xung quanh. Khi có đồ ăn ngon, trẻ luôn ăn hết mà không phần cha mẹ, anh chị em. Khi chơi đùa với các bạn, trẻ luôn ôm trọn đồ chơi để chơi một mình. Khi bị nhắc nhở thì trẻ giận dỗi, lăn lộn ăn vạ.
Tính cách này sẽ khiến trẻ không được chào đón trong môi trường tập thể. Khi trưởng thành, nó sẽ ảnh hưởng đến không chỉ việc học tập mà còn đời sống xã hội, công việc.
2. Trẻ thích thể hiện
Nhiều đứa trẻ luôn muốn thể hiện mình tốt hơn, tài giỏi hơn, hoặc có điều kiện vật chất tốt hơn so với bạn bè. Trẻ sẵn sàng "dìm" bạn bằng những lời nói chê bai, so sánh, hoặc luôn miệng khoe khoang mình có thể làm điều này điều kia, mình có cái này cái nọ,... Tất nhiên đây là tính xấu cần phải sửa.
Cha mẹ cần hướng con đến những giá trị sống đúng đắn. Hãy rèn luyện tính cách sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với bạn bè thay vì khoe khoang.
Ảnh minh họa.
3. Trẻ không chú ý đến hình ảnh bản thân
Ở một số khía cạnh, con cái chính là bộ mặt của cha mẹ. Nếu con cái mỗi ngày đều ăn mặc luộm thuộm thì người ngoài cũng có thể vin vào đó để đánh giá cha mẹ không quá chỉn chu. Lâu dần, trẻ sẽ để lại hình ảnh xấu trong mắt mọi người, đồng thời chính trẻ cũng trở nên thiếu tự tin, thu mình.
Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên quan tâm đến hình ảnh của con cái. Chúng ta không nên để mặc con ăn mặc lôi thôi, xuề xòa quá mức chỉ vì nghĩ rằng con còn nhỏ, chưa cần điệu đà. Hãy cho con mặc những bộ quần áo tươm tất và chú ý đến việc vệ sinh cá nhân.
4. Trẻ thích đặt biệt danh cho người khác
Có thể trong mắt trẻ, đặt biệt danh xấu cho bạn bè chỉ là trò đùa vui, hoàn toàn không có ác ý nhưng thực tế đây lại là hành động dễ hủy hoại cảm xúc của người khác. Những người bị đặt biệt danh chắc chắn không thấy vui vẻ, hạnh phúc gì và chính trẻ cũng bị gán mác là xấu tính, kẻ bắt nạt người khác. Hãy tưởng tượng, trong môi trường làm việc sau này, sẽ chẳng ai hoan nghênh một kẻ chuyên làm tổn thương cảm xúc của người ta rồi cười đùa thích thú cả.
Chính vậy cha mẹ phải kịp thời hướng dẫn con về việc này. Hãy giải thích với con rằng, việc đặt biệt danh xấu gây hại cho người khác như nào, nếu là con thì con có vui không? Trong quá trình này, hãy dạy trẻ cách đồng cảm với người khác.
5. Trẻ hay khiếu nại, phàn nàn
Thực chất, khiếu nại, phàn nàn là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bắt đầu biết phán đoán đúng sai sơ bộ, có sự đòi hỏi ở bản thân và cả người khác. Tuy nhiên một đứa trẻ nếu gặp chuyên gì cũng chỉ chăm chăm khiếu nại, phàn nàn mà không tự tìm cách giải quyết vấn đề trước thì hoàn toàn không được.
Chẳng hạn khi đi học, có vấn đề nhỏ như con kiến với bạn, trẻ cũng khiếu nạn với giáo viên: "Thưa cô, bạn ngồi lấn sang chỗ của em", "Thưa cô bạn ngồi che mất bảng",.... Khi đi làm, gặp một chút mâu thuẫn nhỏ với đồng nghiệp trong quá trình làm việc, trẻ cũng vội "tâu" với sếp. Tính cách này chắc chắn sẽ khiến người khác cảm thấy phiền hà và không muốn dây dưa cùng.
Link bài gốc: Trẻ có 6 tính xấu này dù học giỏi đến mấy tương lai cũng khó thành nhân tài
Theo các chuyên gia giáo dục, nếu trẻ có những tính xấu này thì dù có học giỏi tương lai cũng khó trở thành nhân tài:
1. Trẻ quá ích kỷ
Một số đứa trẻ có tính cách ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình và không nghĩ đến người xung quanh. Khi có đồ ăn ngon, trẻ luôn ăn hết mà không phần cha mẹ, anh chị em. Khi chơi đùa với các bạn, trẻ luôn ôm trọn đồ chơi để chơi một mình. Khi bị nhắc nhở thì trẻ giận dỗi, lăn lộn ăn vạ.
Tính cách này sẽ khiến trẻ không được chào đón trong môi trường tập thể. Khi trưởng thành, nó sẽ ảnh hưởng đến không chỉ việc học tập mà còn đời sống xã hội, công việc.
2. Trẻ thích thể hiện
Nhiều đứa trẻ luôn muốn thể hiện mình tốt hơn, tài giỏi hơn, hoặc có điều kiện vật chất tốt hơn so với bạn bè. Trẻ sẵn sàng "dìm" bạn bằng những lời nói chê bai, so sánh, hoặc luôn miệng khoe khoang mình có thể làm điều này điều kia, mình có cái này cái nọ,... Tất nhiên đây là tính xấu cần phải sửa.
Cha mẹ cần hướng con đến những giá trị sống đúng đắn. Hãy rèn luyện tính cách sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với bạn bè thay vì khoe khoang.
Ảnh minh họa.
3. Trẻ không chú ý đến hình ảnh bản thân
Ở một số khía cạnh, con cái chính là bộ mặt của cha mẹ. Nếu con cái mỗi ngày đều ăn mặc luộm thuộm thì người ngoài cũng có thể vin vào đó để đánh giá cha mẹ không quá chỉn chu. Lâu dần, trẻ sẽ để lại hình ảnh xấu trong mắt mọi người, đồng thời chính trẻ cũng trở nên thiếu tự tin, thu mình.
Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên quan tâm đến hình ảnh của con cái. Chúng ta không nên để mặc con ăn mặc lôi thôi, xuề xòa quá mức chỉ vì nghĩ rằng con còn nhỏ, chưa cần điệu đà. Hãy cho con mặc những bộ quần áo tươm tất và chú ý đến việc vệ sinh cá nhân.
4. Trẻ thích đặt biệt danh cho người khác
Có thể trong mắt trẻ, đặt biệt danh xấu cho bạn bè chỉ là trò đùa vui, hoàn toàn không có ác ý nhưng thực tế đây lại là hành động dễ hủy hoại cảm xúc của người khác. Những người bị đặt biệt danh chắc chắn không thấy vui vẻ, hạnh phúc gì và chính trẻ cũng bị gán mác là xấu tính, kẻ bắt nạt người khác. Hãy tưởng tượng, trong môi trường làm việc sau này, sẽ chẳng ai hoan nghênh một kẻ chuyên làm tổn thương cảm xúc của người ta rồi cười đùa thích thú cả.
Chính vậy cha mẹ phải kịp thời hướng dẫn con về việc này. Hãy giải thích với con rằng, việc đặt biệt danh xấu gây hại cho người khác như nào, nếu là con thì con có vui không? Trong quá trình này, hãy dạy trẻ cách đồng cảm với người khác.
5. Trẻ hay khiếu nại, phàn nàn
Thực chất, khiếu nại, phàn nàn là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bắt đầu biết phán đoán đúng sai sơ bộ, có sự đòi hỏi ở bản thân và cả người khác. Tuy nhiên một đứa trẻ nếu gặp chuyên gì cũng chỉ chăm chăm khiếu nại, phàn nàn mà không tự tìm cách giải quyết vấn đề trước thì hoàn toàn không được.
Chẳng hạn khi đi học, có vấn đề nhỏ như con kiến với bạn, trẻ cũng khiếu nạn với giáo viên: "Thưa cô, bạn ngồi lấn sang chỗ của em", "Thưa cô bạn ngồi che mất bảng",.... Khi đi làm, gặp một chút mâu thuẫn nhỏ với đồng nghiệp trong quá trình làm việc, trẻ cũng vội "tâu" với sếp. Tính cách này chắc chắn sẽ khiến người khác cảm thấy phiền hà và không muốn dây dưa cùng.
Link bài gốc: Trẻ có 6 tính xấu này dù học giỏi đến mấy tương lai cũng khó thành nhân tài
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hà Nội: Hiện trạng Công viên Tuổi trẻ sau hơn 3...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu