“Nếu bạn thất bại khi lên kế hoạch, nghĩa là bạn đã lên kế hoạch để thất bại”
- Khuyết danh
Cứ làm đi à? Nhưng làm như thế nào?
Đã bao giờ bạn cảm thấy mình có quá nhiều việc để làm và bạn rất muốn thực hiện chúng nhưng lại chẳng biết bắt đầu từ đâu? Hay đã bao giờ bạn bắt đầu một công việc mà thấy nó chẳng tiến triển gì và cuối cùng phải bỏ cuộc?
Hầu hết chúng ta đều ít nhất trải qua những trường hợp trên, nhưng chỉ số ít người có thể vượt qua được chúng và hoàn thành công việc một cách tốt đẹp. Bí mật thành công của những người này chính là nhờ vào hướng đi hay kế hoạch của họ.
Trong mọi vấn đề, chúng ta đều cần tìm ra hướng thực hiện. Trong thể thao, chúng ta thường thấy các huấn luyện viên vẽ sơ đồ và hoạch định chiến thuật để đánh bại đối phương. Chẳng hạn, Phil Jackson – cựu huấn luyện viên của đội ChicagoBulls (một đội bóng rổ của giải NBA) đã tìm ra lối chơi hiệu quả cho đội của mình. Ông cho các cầu thủ chơi xung quanh cầu thủ siêu sao Michael Jordan để hỗ trợ đắc lực cho anh. Dưới sự dẫn dắt của Phil Jackson, đội ChicagoBulls đã giành được sáu danh hiệu vô địch NBA trong tám năm.
Đã bao giờ bạn phải viết một bài tiểu luận nhưng sau đó gặp rắc rối vì thiếu dàn ý chưa? Nếu có thì không phải chỉ mình bạn rơi vào trường hợp đó đâu! Tôi cũng từng bắt tay vào viết tiểu luận ngay khi đươc giao. Tôi viết bất kỳ ý tưởng nào nảy ra trong đầu mình mà chẳng để ý đến bố cục. Và kết quả là bài tiểu luận của tôi mất cân đối và rối tung lên.
Có một câu nói mà tôi thấy cực kỳ hữu dụng là “lên kế hoạch ưu tiên thích hợp để tránh hiệu quả kém”. Câu nói này rất có ý nghĩa và vô cùng dễ nhớ. Nếu không nên kế hoạch ngay từ đầu, làm sao chúng ta có thể đạt được hiệu quả công việc tốt nhất đây?
Do đó, việc tìm ra hướng đi là điều rất cần thiết để giúp ta nhận diện mục tiêu của mình. Chúng ta cần tính toán những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Có rất nhiều lợi thế khi bạn có được một hướng đi. Dưới đây là năm lợi thế chính:
1, Giúp ta suy nghĩ và xác định những vấn đề chính
Chẳng hạn ta lên kế hoạch cho một buổi tiệc, ta cần phải nghĩ đến chủ đề buổi tiệc cũng như danh sách khách mời, địa điểm, thức ăn…
2, Giúp ta lên kế hoạch thực hiện
Để buổi tiệc thành công, chúng ta cần lên kế hoạch chi tiết, chẳng hạn như khi nào thì gửi thư mời, cần đặt bao nhiêu thức ăn…
3, Giúp ta tính toán các khả năng
Tìm ra hướng đi sẽ giúp ta tự đặt câu hỏi: “Điều gì xảy ra nếu…?”. Chẳng hạn, chúng ta có thể tự hỏi rằng: “ Điều gì xảy ra nếu nhiều bạn bè của mình không thể tham dự buổi tiệc? Liệu mình có thể bảo với nhà hàng cung cấp thức ăn kịp hay không?; “Chuyện gì xảy ra nếu mình thay đổi thời gian của buổi tiệc? Liệu việc đó có làm nhiều người đến dự hơn không?”…
4, Giúp ta xác định thế mạnh cũng như điểm yếu của mình
Chúng ta có thể nhận ra những thế mạnh cũng như điểm yếu khi lên kế hoạch cho buổi tiệc, chẳng hạn như ta có khả năng nghĩ ra các trò chơi trong buổi tiệc nhưng lại không có năng khiếu trong việc thỏa thuận giá cả.
5, Giúp ta tiết kiệm thời gian và chi phí
Việc xem xét tất cả các vấn đề của bữa tiệc sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Chẳng hạn nếu chúng ta thấy nơi cung cấp thức ăn cần ít nhất là ba ngày để chuẩn bị thì ta có thể yêu cầu bạn bè của mình xác nhận thông tin dự tiệc trước một tuần để tổng kết lại số khách mời. Nhờ đó, ta sẽ tiết kiệm được thức ăn cũng như những chi phí không cần thiết khác.
Teo Aik Cher – trích trong Tại sao phải hành động?
Bài tương tự bạn quan tâm
10 điều nên tránh trong kế hoạch thăng tiến
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kỹ năng lập kế hoạch: Khái niệm, ý nghĩa, phương pháp
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu