TIN MỚI
Chỉ tiêu đưa ra tối thiểu 15m2/người khu vực nội thành, 8m2/người khu vực ngoại thành thì mới được xem xét đăng ký thường trú. Chính sách này lập tức gây nhiều ý kiến trái chiều.
Anh Đỗ Văn Hiếu, quê ở Hưng Yên đang làm nhân viên văn phòng, còn vợ anh làm giáo viên mầm non. Với đồng lương eo hẹp, vợ chồng anh đã thuê phòng trọ gần 20m2 và sinh sống ổn định tại quận Hai Bà Trưng gần 2 năm nay. Anh Hiếu cho biết, với dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú mà thành phố Hà Nội đưa ra là 15m/2/người thì gia đình anh sẽ rất khó để đăng ký thường trú. Trong khi đứa con lớn của anh đã hơn 4 tuổi, nếu không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì việc xin học trường công lập sẽ rất khó khan.
“Có 4 người mà thuê một căn nhà 60m2 thì rất khó cho chúng tôi. Chi phí như vậy thì quá khả năng đối với vợ chồng trẻ như chúng tôi nên không thể an cư lạc nghiệp được. Vì vậy, theo tôi nên xem xét lại quy định này” - anh Hiếu nói.
Nhiều ý kiến trái chiều về quy định diện tích thuê nhà 15m2 mới được đăng ký thường trú.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, dân số Hà Nội tăng hơn 200.000 người, trong đó một phần ba là dân nhập cư. Tính đến cuối năm 2022, mật độ dân số trung bình khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với cả nước.
Việc đưa ra chính sách giúp hạn chế số lượng người nhập cư để bảo đảm chất lượng sống cho người dân Thủ đô là cần thiết. Tuy nhiên, quy định diện tích thuê nhà đến 15m2 đối với các quận nội thành để hạn chế nhập hộ khẩu có thực sự giảm được áp lực nhập cư về Hà Nội hay không là một vấn đề lớn đặt ra.
Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 09/2021 của Bộ Xây dựng, không quy định về tiêu chuẩn diện tích tối thiểu đối với phòng ở, nhất là phòng trọ cho thuê. Trong khi hiện nay những khu nhà trọ hoặc chung cư mini cho thuê được xây dựng tự phát. Trên giấy tờ sổ đỏ của chủ hộ thì gần như chỉ có thông tin về diện tích thửa đất và tổng thể. Việc xác định diện tích chính xác từng phòng trên giấy tờ để làm căn cứ cấp thường trú với những nhà cho thuê tự phát là rất khó thực hiện.
Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng: “Tiêu chí về 15m2 chỉ là một yếu tố. Làm thế nào để duy trì được tiêu chuẩn đặt ra nhưng phải đi vào thực tiễn cuộc sống. Mất độ dân cư liên quan đến nhà ở. Liên quan đến nhà ở thì liên quan đến tiêu chuẩn sử dụng nhà ở. Chúng ta cứ muốn là rất thấp, để mọi người có thể đạt được thì chúng ta lại thiếu đi việc quản lý đô thị an sinh xã hội và môi trường xã hội”.
Luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đặt vấn đề, nếu một người đứng tên thuê nhà với diện tích khoảng 20m2, thậm chí 30m2, nhưng đưa vợ con đến ở thì sẽ kiểm soát như thế nào? Cán bộ tư pháp sẽ căn cứ vào hợp đồng thuê nhà hay đi đến từng hộ để kiểm tra? Nếu người đi thuê nhà đủ diện tích theo quy định để được đăng ký thường trú rồi chuyển sang thuê phòng nhỏ hơn thì sẽ như thế nào?
Với nhiều vấn đề đặt ra, việc quy định diện tích tối thiểu để được đăng ký thường trú cần cân nhắc kỹ để phù hợp với thực tiễn, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân và không phát sinh tiêu cực trong quá trình thực thi.
Luật sư Phạm Thanh Bình phân tích: “Nếu quy định này được thông qua, thì người đi thuê nhà và người chủ nhà sẽ phải xuất trình tài liệu hoặc văn bản nào đó để chứng tỏ rằng diện tích cho thuê đó đáp ứng được quy định của thành phố. Như vậy sẽ phải có một lực lượng đi thẩm định. Thứ nhất lại làm cồng kềnh thêm bộ máy hành chính và thứ hai là lại tiêu tốn một khoản Ngân sách đáng kể”.
Theo dự kiến, Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp cuối năm nay và có hiệu lực thi hành từ năm 2024. Khi sửa đổi Luật Nhà ở sẽ đưa ra những quy định về mức diện tích sàn tối thiểu. Theo ý kiến của một số chuyên gia, Hà Nội và một số địa phương khác có nên chờ Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua, mới ban hành nghị quyết để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất không?
Trong trường hợp thành phố Hà Nội cần phải ban hành Nghị quyết ngay thì mức quy định diện tích tối thiểu ở khu vực nội thành như vậy là quá cao. Vì vậy, thành phố cần cân nhắc kỹ trước khi đưa vào Nghị quyết để tránh tình trạng sửa đi sửa lại nhiều lần./.
Đề xuất chỗ ở 15m2/người để được đăng ký thường trú Hà Nội: Có hợp lý với người lao động nhập cư?
Link bài gốc: Thuê nhà 15m mới được đăng ký thường trú có hợp lý?
Chỉ tiêu đưa ra tối thiểu 15m2/người khu vực nội thành, 8m2/người khu vực ngoại thành thì mới được xem xét đăng ký thường trú. Chính sách này lập tức gây nhiều ý kiến trái chiều.
Anh Đỗ Văn Hiếu, quê ở Hưng Yên đang làm nhân viên văn phòng, còn vợ anh làm giáo viên mầm non. Với đồng lương eo hẹp, vợ chồng anh đã thuê phòng trọ gần 20m2 và sinh sống ổn định tại quận Hai Bà Trưng gần 2 năm nay. Anh Hiếu cho biết, với dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú mà thành phố Hà Nội đưa ra là 15m/2/người thì gia đình anh sẽ rất khó để đăng ký thường trú. Trong khi đứa con lớn của anh đã hơn 4 tuổi, nếu không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì việc xin học trường công lập sẽ rất khó khan.
“Có 4 người mà thuê một căn nhà 60m2 thì rất khó cho chúng tôi. Chi phí như vậy thì quá khả năng đối với vợ chồng trẻ như chúng tôi nên không thể an cư lạc nghiệp được. Vì vậy, theo tôi nên xem xét lại quy định này” - anh Hiếu nói.
Nhiều ý kiến trái chiều về quy định diện tích thuê nhà 15m2 mới được đăng ký thường trú.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, dân số Hà Nội tăng hơn 200.000 người, trong đó một phần ba là dân nhập cư. Tính đến cuối năm 2022, mật độ dân số trung bình khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với cả nước.
Việc đưa ra chính sách giúp hạn chế số lượng người nhập cư để bảo đảm chất lượng sống cho người dân Thủ đô là cần thiết. Tuy nhiên, quy định diện tích thuê nhà đến 15m2 đối với các quận nội thành để hạn chế nhập hộ khẩu có thực sự giảm được áp lực nhập cư về Hà Nội hay không là một vấn đề lớn đặt ra.
Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 09/2021 của Bộ Xây dựng, không quy định về tiêu chuẩn diện tích tối thiểu đối với phòng ở, nhất là phòng trọ cho thuê. Trong khi hiện nay những khu nhà trọ hoặc chung cư mini cho thuê được xây dựng tự phát. Trên giấy tờ sổ đỏ của chủ hộ thì gần như chỉ có thông tin về diện tích thửa đất và tổng thể. Việc xác định diện tích chính xác từng phòng trên giấy tờ để làm căn cứ cấp thường trú với những nhà cho thuê tự phát là rất khó thực hiện.
Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng: “Tiêu chí về 15m2 chỉ là một yếu tố. Làm thế nào để duy trì được tiêu chuẩn đặt ra nhưng phải đi vào thực tiễn cuộc sống. Mất độ dân cư liên quan đến nhà ở. Liên quan đến nhà ở thì liên quan đến tiêu chuẩn sử dụng nhà ở. Chúng ta cứ muốn là rất thấp, để mọi người có thể đạt được thì chúng ta lại thiếu đi việc quản lý đô thị an sinh xã hội và môi trường xã hội”.
Luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đặt vấn đề, nếu một người đứng tên thuê nhà với diện tích khoảng 20m2, thậm chí 30m2, nhưng đưa vợ con đến ở thì sẽ kiểm soát như thế nào? Cán bộ tư pháp sẽ căn cứ vào hợp đồng thuê nhà hay đi đến từng hộ để kiểm tra? Nếu người đi thuê nhà đủ diện tích theo quy định để được đăng ký thường trú rồi chuyển sang thuê phòng nhỏ hơn thì sẽ như thế nào?
Với nhiều vấn đề đặt ra, việc quy định diện tích tối thiểu để được đăng ký thường trú cần cân nhắc kỹ để phù hợp với thực tiễn, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân và không phát sinh tiêu cực trong quá trình thực thi.
Luật sư Phạm Thanh Bình phân tích: “Nếu quy định này được thông qua, thì người đi thuê nhà và người chủ nhà sẽ phải xuất trình tài liệu hoặc văn bản nào đó để chứng tỏ rằng diện tích cho thuê đó đáp ứng được quy định của thành phố. Như vậy sẽ phải có một lực lượng đi thẩm định. Thứ nhất lại làm cồng kềnh thêm bộ máy hành chính và thứ hai là lại tiêu tốn một khoản Ngân sách đáng kể”.
Theo dự kiến, Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp cuối năm nay và có hiệu lực thi hành từ năm 2024. Khi sửa đổi Luật Nhà ở sẽ đưa ra những quy định về mức diện tích sàn tối thiểu. Theo ý kiến của một số chuyên gia, Hà Nội và một số địa phương khác có nên chờ Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua, mới ban hành nghị quyết để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất không?
Trong trường hợp thành phố Hà Nội cần phải ban hành Nghị quyết ngay thì mức quy định diện tích tối thiểu ở khu vực nội thành như vậy là quá cao. Vì vậy, thành phố cần cân nhắc kỹ trước khi đưa vào Nghị quyết để tránh tình trạng sửa đi sửa lại nhiều lần./.
Đề xuất chỗ ở 15m2/người để được đăng ký thường trú Hà Nội: Có hợp lý với người lao động nhập cư?
Link bài gốc: Thuê nhà 15m mới được đăng ký thường trú có hợp lý?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Người phụ nữ thuê trọn hòn đảo, giấu gia đình một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Nghẹt thở" vì giá thuê nhà trọ, căn hộ chung cư Hà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phân lô đất thuê của ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vinhomes đồng hành cùng chủ sở hữu và khách thuê nhà
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều người dân bỗng dưng bị cơ quan thuế “đòi nợ”
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu