TIN MỚI
Sáng nay, 7/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Bộ Tài chính, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm.
Vui mừng về việc nhiều địa phương tại hội nghị cam kết hoàn thành mục tiêu thu ngân sách năm nay, Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính không được để mất cân đối lớn trong thu-chi ngân sách năm nay. Đặc biệt là đổi mới tư duy để tài chính tạo ra “chiếc bánh” lớn hơn, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo.
Cần đổi mới tư duy phát triển
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng để kích thích tổng cầu và thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ, cả nước kỳ vọng vào sự đổi mới mạnh mẽ, đổi mới về tư duy phát triển, thúc đẩy cỗ xe “tam mã” vực dậy nền kinh tế, thực sự tạo sự chuyển biến to lớn cho nền kinh tế. Thủ tướng vui mừng khi lãnh đạo nhiều địa phương phát biểu tại hội nghị đều cam kết không điều chỉnh chỉ tiêu ngân sách Nhà nước. Đây là quyết tâm đáng trân trọng của các địa phương, ngành tài chính.
Thủ tướng cho rằng, thời gian khó khăn vừa qua đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, sự đoàn kết đồng lòng của dân tộc tỏa sáng. Càng khó khăn chúng ta càng nỗ lực vượt khó vươn lên. Nhờ đó, kết quả quan trọng đạt được cả ba trụ cột là phòng chống dịch, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có đóng góp của ngành tài chính. Ngành đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, các hoạt động an sinh xã hội; kịp thời đề xuất, tham mưu với Chính phủ ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn. Quản lý tốt việc tăng cường nhiệm vụ thu và tiết kiệm ngân sách; đảm bảo bố trí nguồn cho các dự án thiên tai, hạn hán, mặn xâm nhập.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu những thách thức, tồn tại đối với ngành tài chính thời gian tới, đó là kinh tế thế giới suy thoái nặng nề, áp lực lạm phát còn hiện hữu; các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đều gặp khó khăn. Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm thấp hơn cùng kỳ, chỉ đạt 44% so với khoảng 52% dự toán. Giải ngân vốn đầu tư mới đạt 33,1% kế hoạch, trong đó vốn ODA mới chỉ giải ngân được khoảng 10%.
Phải đảm bảo ba nhiệm vụ trọng tâm
Cho biết Quốc hội không đặt mục tiêu cứng nhắc về tăng trưởng và đã cho phép điều chỉnh một số chỉ tiêu một cách hợp lý, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, cần tiếp tục làm gì để tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Trong đó, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đều cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, công cụ tài khóa cần sử dụng linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển. Chính vì vậy, cần theo dõi sát tình hình quốc tế và trong nước, có đối sách phù hợp, kịp thời; tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa phục hồi kinh tế xã hội. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng các cấp, ngành phải phấn đấu cao nhất thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm đó là bảo đảm dự toán thu chi ngân sách đề ra; bảo đảm nguồn lực tài chính cần thiết để hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội; thứ ba là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cũng về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng cho biết, không gian tài khóa còn khá lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Với quy mô nợ công dưới 55% GDP, Thủ tướng cho rằng có thể nâng mức bội chi và nợ công lên khoảng từ 3-4% GDP mà không ảnh hưởng đến an toàn tài chính quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Vấn đề đặt ra là phải có phương án, giải pháp sử dụng vốn hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phải xác định đây là giải pháp trọng tâm thời gian tới. Cùng với đó là tạo động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế xã hội trong bối cảnh “bình thường mới.
Về vấn đề này, theo Thủ tướng, trước hết Bộ Tài chính, cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách cần có sự đổi mới về tư duy phát triển và hoạch định chính sách; cần có quan điểm chủ động, tích cực hơn về vai trò chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng. Tài chính không chỉ là đảm bảo thu – chi ngân sách nhà nước, tài chính cần được hiểu theo nghĩa rộng là nuôi dưỡng nguồn thu, tạo động lực thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Do đó cần ủng hộ những mô hình kinh doanh mới, vật liệu mới, năng lượng mới và những động lực tăng trưởng mới. Làm sao từ bị động sang chủ động, tháo gỡ khó khăn cho phát triển.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các gói kích thích tài khóa, các giải pháp tiếp tục giãn, hoãn, miễn, giảm thuế, huy động thêm nguồn lực để đầu tư phát triển, kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới tăng trưởng âm thì hầu hết các nước đều có các biện pháp kích cầu nhằm kích thích sản xuất, tạo việc làm và đến nay tổng các gói đã lên tới 11.000 tỷ USD.
Bên cạnh đó, ngành tài chính cần tiếp tục quản lý tốt giá xăng dầu, điện, nước để thực hiện mục tiêu kiểm soát Chỉ số giá tiêu dùng; kiên quyết giữ Chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%, nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ.
Điều chuyển vốn trong tháng 8 nếu không giải ngân
Đối với nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, đây là nhiệm vụ cấp bách, cần quán triệt các cấp, ngành, các địa phương để không mất cân đối lớn trong thu, chi ngân sách. Mặc dù khi cần giảm thì phải giảm, cần chậm thì phải chậm, nhưng tổng mức như một số địa phương cam kết sẽ không làm dự toán ngân sách năm nay bị đổ bể. Cho nên cần triển khai ngay các Luật, Nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ khó khăn liên quan đến thuế, phí, lệ phí, như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào, giảm 50% đối lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp… Đây là những nội dung cần triển khai nhanh hơn.
Đối với nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu thực hiện hiệu quả tiết kiệm chi thường xuyên chưa cần thiết, cấp bách. Bộ Tài chính và các bộ, ngành phối hợp tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.
Cùng với đó là thúc đẩy triển khai gấp giải ngân vốn đầu tư công, đạt 100% kế hoạch vốn năm nay theo Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội. Theo đó sẽ trình Quốc hội theo hướng giao cho Thủ tướng Chính phủ quyền điều chuyển vốn. Để thúc đẩy giải ngân, Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành phải nửa tháng họp một lần để đánh giá tiến độ giải ngân; thành lập các đoàn kiểm tra của trung ương về giải ngân; kịp thời đề xuất điều chuyển vốn ngay trong tháng 8 này đối với những địa phương và bộ ngành không giải ngân được. Đặc biệt, Thủ tướng cho biết, sẽ đưa tiêu chí giải ngân vốn đầu tư công vào hệ thống tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính với vai trò là Chủ tịch Hội đồng BHXH Việt Nam cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn về tạm ứng hoặc miễn đóng BHXH. Đối với kinh phí công đoàn thì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh- Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Nhấn mạnh ngành tài chính phải hợp tác chặt chẽ, là ngành thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ các ngành, địa phương và nhân dân, Thủ tướng yêu cầu ngành cần lắng nghe “hơi thở cuộc sống”, không được để tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”./.
Thu ngân sách thấp nhất 7 năm, Bộ Tài chính đề nghị giảm chi tiêu
VOV
Link bài gốc: Thủ tướng yêu cầu ngành Tài chính không để "cua cậy càng, cá cậy vây"
Sáng nay, 7/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Bộ Tài chính, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm.
Vui mừng về việc nhiều địa phương tại hội nghị cam kết hoàn thành mục tiêu thu ngân sách năm nay, Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính không được để mất cân đối lớn trong thu-chi ngân sách năm nay. Đặc biệt là đổi mới tư duy để tài chính tạo ra “chiếc bánh” lớn hơn, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo.
Cần đổi mới tư duy phát triển
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng để kích thích tổng cầu và thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ, cả nước kỳ vọng vào sự đổi mới mạnh mẽ, đổi mới về tư duy phát triển, thúc đẩy cỗ xe “tam mã” vực dậy nền kinh tế, thực sự tạo sự chuyển biến to lớn cho nền kinh tế. Thủ tướng vui mừng khi lãnh đạo nhiều địa phương phát biểu tại hội nghị đều cam kết không điều chỉnh chỉ tiêu ngân sách Nhà nước. Đây là quyết tâm đáng trân trọng của các địa phương, ngành tài chính.
Thủ tướng cho rằng, thời gian khó khăn vừa qua đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, sự đoàn kết đồng lòng của dân tộc tỏa sáng. Càng khó khăn chúng ta càng nỗ lực vượt khó vươn lên. Nhờ đó, kết quả quan trọng đạt được cả ba trụ cột là phòng chống dịch, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có đóng góp của ngành tài chính. Ngành đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, các hoạt động an sinh xã hội; kịp thời đề xuất, tham mưu với Chính phủ ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn. Quản lý tốt việc tăng cường nhiệm vụ thu và tiết kiệm ngân sách; đảm bảo bố trí nguồn cho các dự án thiên tai, hạn hán, mặn xâm nhập.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu những thách thức, tồn tại đối với ngành tài chính thời gian tới, đó là kinh tế thế giới suy thoái nặng nề, áp lực lạm phát còn hiện hữu; các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đều gặp khó khăn. Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm thấp hơn cùng kỳ, chỉ đạt 44% so với khoảng 52% dự toán. Giải ngân vốn đầu tư mới đạt 33,1% kế hoạch, trong đó vốn ODA mới chỉ giải ngân được khoảng 10%.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Bộ Tài chính |
. |
Phải đảm bảo ba nhiệm vụ trọng tâm
Cho biết Quốc hội không đặt mục tiêu cứng nhắc về tăng trưởng và đã cho phép điều chỉnh một số chỉ tiêu một cách hợp lý, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, cần tiếp tục làm gì để tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Trong đó, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đều cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, công cụ tài khóa cần sử dụng linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển. Chính vì vậy, cần theo dõi sát tình hình quốc tế và trong nước, có đối sách phù hợp, kịp thời; tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa phục hồi kinh tế xã hội. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng các cấp, ngành phải phấn đấu cao nhất thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm đó là bảo đảm dự toán thu chi ngân sách đề ra; bảo đảm nguồn lực tài chính cần thiết để hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội; thứ ba là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cũng về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng cho biết, không gian tài khóa còn khá lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Với quy mô nợ công dưới 55% GDP, Thủ tướng cho rằng có thể nâng mức bội chi và nợ công lên khoảng từ 3-4% GDP mà không ảnh hưởng đến an toàn tài chính quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Vấn đề đặt ra là phải có phương án, giải pháp sử dụng vốn hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phải xác định đây là giải pháp trọng tâm thời gian tới. Cùng với đó là tạo động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế xã hội trong bối cảnh “bình thường mới.
Về vấn đề này, theo Thủ tướng, trước hết Bộ Tài chính, cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách cần có sự đổi mới về tư duy phát triển và hoạch định chính sách; cần có quan điểm chủ động, tích cực hơn về vai trò chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng. Tài chính không chỉ là đảm bảo thu – chi ngân sách nhà nước, tài chính cần được hiểu theo nghĩa rộng là nuôi dưỡng nguồn thu, tạo động lực thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Do đó cần ủng hộ những mô hình kinh doanh mới, vật liệu mới, năng lượng mới và những động lực tăng trưởng mới. Làm sao từ bị động sang chủ động, tháo gỡ khó khăn cho phát triển.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các gói kích thích tài khóa, các giải pháp tiếp tục giãn, hoãn, miễn, giảm thuế, huy động thêm nguồn lực để đầu tư phát triển, kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới tăng trưởng âm thì hầu hết các nước đều có các biện pháp kích cầu nhằm kích thích sản xuất, tạo việc làm và đến nay tổng các gói đã lên tới 11.000 tỷ USD.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Bên cạnh đó, ngành tài chính cần tiếp tục quản lý tốt giá xăng dầu, điện, nước để thực hiện mục tiêu kiểm soát Chỉ số giá tiêu dùng; kiên quyết giữ Chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%, nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ.
Điều chuyển vốn trong tháng 8 nếu không giải ngân
Đối với nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, đây là nhiệm vụ cấp bách, cần quán triệt các cấp, ngành, các địa phương để không mất cân đối lớn trong thu, chi ngân sách. Mặc dù khi cần giảm thì phải giảm, cần chậm thì phải chậm, nhưng tổng mức như một số địa phương cam kết sẽ không làm dự toán ngân sách năm nay bị đổ bể. Cho nên cần triển khai ngay các Luật, Nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ khó khăn liên quan đến thuế, phí, lệ phí, như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào, giảm 50% đối lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp… Đây là những nội dung cần triển khai nhanh hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị. |
Đối với nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu thực hiện hiệu quả tiết kiệm chi thường xuyên chưa cần thiết, cấp bách. Bộ Tài chính và các bộ, ngành phối hợp tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.
Cùng với đó là thúc đẩy triển khai gấp giải ngân vốn đầu tư công, đạt 100% kế hoạch vốn năm nay theo Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội. Theo đó sẽ trình Quốc hội theo hướng giao cho Thủ tướng Chính phủ quyền điều chuyển vốn. Để thúc đẩy giải ngân, Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành phải nửa tháng họp một lần để đánh giá tiến độ giải ngân; thành lập các đoàn kiểm tra của trung ương về giải ngân; kịp thời đề xuất điều chuyển vốn ngay trong tháng 8 này đối với những địa phương và bộ ngành không giải ngân được. Đặc biệt, Thủ tướng cho biết, sẽ đưa tiêu chí giải ngân vốn đầu tư công vào hệ thống tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính với vai trò là Chủ tịch Hội đồng BHXH Việt Nam cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn về tạm ứng hoặc miễn đóng BHXH. Đối với kinh phí công đoàn thì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh- Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Nhấn mạnh ngành tài chính phải hợp tác chặt chẽ, là ngành thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ các ngành, địa phương và nhân dân, Thủ tướng yêu cầu ngành cần lắng nghe “hơi thở cuộc sống”, không được để tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”./.
Thu ngân sách thấp nhất 7 năm, Bộ Tài chính đề nghị giảm chi tiêu
VOV
Link bài gốc: Thủ tướng yêu cầu ngành Tài chính không để "cua cậy càng, cá cậy vây"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Thu nhỏ đầu mũi tại nhà có ảnh hưởng gì không?
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu