Trong 2 ngày 4- 5/7 nhiều phụ huynh có con thi tuyển lớp 10 năm nay đã xếp hàng xuyên đêm, vạ vật trước cổng các trường: THPT Phan Huy Chú, THPT Hoàng Cầu, THPT Tạ Quang Bửu để canh giờ nộp hồ sơ nhập học cho con. Hình ảnh phụ huynh đêm hôm vạ vật , mệt mỏi, chen lấn, tranh cãi chuyện xếp hàng, ghi số để giành được suất học cho con khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.
Thủ đô không thiếu trường học
Tại buổi chất vấn HĐND TP Hà Nội chiều 5/7, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT, nói rằng, tình trạng phụ huynh xếp hàng giữ chỗ diễn ra ở một số trường ngoài công lập, trường tự chủ tài chính mà nguyên nhân là nhu cầu của phụ huynh cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh cộng thêm hiệu ứng lo lắng lan tỏa. Ông Cương cũng khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học .
Tuy nhiên phải thấy rằng, do tình trạng dân số cơ học tăng nhanh, phân bố không đều; nhiều khu đô thị, khu công nghiệp được tiếp tục xây mới, gây áp lực về cơ sở vật chất và tình trạng thiếu trường, lớp học cục bộ.
Dù ngành giáo dục Hà Nội khẳng định, cơ sở vật chất các trường THPT công lập đáp ứng được 60% nhu cầu của học sinh nhưng đó là con số tính trung bình cho toàn thành phố. Trong khi các quận nội thành, số lượng trường THPT công lập rất ít nên gây áp lực lớn cho học sinh.
Đã thế theo nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương: "Thủ đô không thiếu trường học" nhưng vấn đề là rất nhiều gia đình lại thiếu tiền nếu con học trường tư.
Quả thật, không phải gia đình nào cũng có sức để chi trả mức học phí 3-8 triệu đồng/tháng cho con em học ở các trường tư. Vì vậy, cuộc đua để vào các trường công nội thành là cực kỳ gay cấn.
Xây thêm trường, giảm tải nội đô
Nêu quan điểm trước tình trạng phụ huynh phải giành giật suất học cho con vào lớp 1 và lớp 10 trong nhiều năm qua tại Hà Nội, Tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia), ông Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, đó là một điều đáng buồn.
Theo ông Hiền, chúng ta cho đầu tư xây chung cư ồ ạt, tràn lan nhưng thiếu khu quy hoạch trường lớp cho thế hệ trẻ tương lai.
Giải pháp nào để giải quyết cho sự bất cập trên là một câu hỏi khó. Với việc thiếu hụt trầm trọng trường lớp các cấp hiện nay, ông Hiền đề xuất, Hà Nội cần thực thi một số giải pháp căn cơ.
Thứ nhất, theo ông Hiền cần khảo sát lại quy hoạch các khu dân cư và bố trí mở thêm trường ở những nơi mật độ dân cư đông.
Thứ hai, thiết lập một hệ thống xe buýt chuyên biệt phục vụ đưa đón học sinh ở các tuyến trường trong và ngoại thành nhằm giảm tải học sinh nội thành.
Thứ ba, lập dự báo mật độ dân cư trong 5 và 10 năm tiếp theo ở các quận và huyện lân cận.
Thứ tư, phát triển các khu dân cư phải gắn liền quy hoạch trường học.
Link bài gốc: Thủ đô không thiếu trường, sao phụ huynh vẫn phải giành giật suất học cho con?
Thủ đô không thiếu trường học
Tại buổi chất vấn HĐND TP Hà Nội chiều 5/7, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT, nói rằng, tình trạng phụ huynh xếp hàng giữ chỗ diễn ra ở một số trường ngoài công lập, trường tự chủ tài chính mà nguyên nhân là nhu cầu của phụ huynh cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh cộng thêm hiệu ứng lo lắng lan tỏa. Ông Cương cũng khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học .
Tuy nhiên phải thấy rằng, do tình trạng dân số cơ học tăng nhanh, phân bố không đều; nhiều khu đô thị, khu công nghiệp được tiếp tục xây mới, gây áp lực về cơ sở vật chất và tình trạng thiếu trường, lớp học cục bộ.
Dù ngành giáo dục Hà Nội khẳng định, cơ sở vật chất các trường THPT công lập đáp ứng được 60% nhu cầu của học sinh nhưng đó là con số tính trung bình cho toàn thành phố. Trong khi các quận nội thành, số lượng trường THPT công lập rất ít nên gây áp lực lớn cho học sinh.
Đã thế theo nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương: "Thủ đô không thiếu trường học" nhưng vấn đề là rất nhiều gia đình lại thiếu tiền nếu con học trường tư.
Quả thật, không phải gia đình nào cũng có sức để chi trả mức học phí 3-8 triệu đồng/tháng cho con em học ở các trường tư. Vì vậy, cuộc đua để vào các trường công nội thành là cực kỳ gay cấn.
Xây thêm trường, giảm tải nội đô
Nêu quan điểm trước tình trạng phụ huynh phải giành giật suất học cho con vào lớp 1 và lớp 10 trong nhiều năm qua tại Hà Nội, Tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia), ông Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, đó là một điều đáng buồn.
Theo ông Hiền, chúng ta cho đầu tư xây chung cư ồ ạt, tràn lan nhưng thiếu khu quy hoạch trường lớp cho thế hệ trẻ tương lai.
Giải pháp nào để giải quyết cho sự bất cập trên là một câu hỏi khó. Với việc thiếu hụt trầm trọng trường lớp các cấp hiện nay, ông Hiền đề xuất, Hà Nội cần thực thi một số giải pháp căn cơ.
Thứ nhất, theo ông Hiền cần khảo sát lại quy hoạch các khu dân cư và bố trí mở thêm trường ở những nơi mật độ dân cư đông.
Thứ hai, thiết lập một hệ thống xe buýt chuyên biệt phục vụ đưa đón học sinh ở các tuyến trường trong và ngoại thành nhằm giảm tải học sinh nội thành.
Thứ ba, lập dự báo mật độ dân cư trong 5 và 10 năm tiếp theo ở các quận và huyện lân cận.
Thứ tư, phát triển các khu dân cư phải gắn liền quy hoạch trường học.
Link bài gốc: Thủ đô không thiếu trường, sao phụ huynh vẫn phải giành giật suất học cho con?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Thu nhỏ đầu mũi tại nhà có ảnh hưởng gì không?
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu