Với triển vọng chính sách kinh tế và tiền tệ khác nhau, các diễn biến trên thị trường tiền tệ ngày càng không đồng bộ với nhau. Điều này đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu - trị giá 7,5 nghìn tỷ đô la mỗi ngày - trở nên biến động và khó đoán hơn, trong bối cảnh vốn đã thất thường do hậu quả của đại dịch COVID-19 và đối mặt với cuộc xung đột ở Ukraine cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng.
Jordan Rochester, chiến lược gia chuyên về tiền tệ nhóm G10 của Nomura, cho biết: “Trước đây, nếu bạn xác định đúng hướng của cặp euro/đô la, bạn sẽ có cơ hội tốt để đúng với mọi thứ khác, nhưng bây giờ điều đó khó hơn một chút”.
"Bạn phải cân nhắc nhiều hơn với xác suất sai cao hơn, và sự khác biệt giữa các loại tiền tệ đang ngày càng lớn", ông Rochester nói.
Chỉ riêng năm ngoái, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng đô la, đồng bảng Anh chạm mức thấp kỷ lục chưa từng có và đồng yên yếu nhất trong 32 năm, do đồng bạc xanh tăng mạnh bởi lãi suất của Mỹ tăng cao để kiềm chế lạm phát trong khi các ngân hàng trung ương lớn khác đã chậm trễ.
Mọi thứ sau đó đã thay đổi rất nhanh, và những biến động trên thị trường tiền tệ trở nên thiếu sự liên kết hơn trước.
Ngân hàng Nhật Bản đã không hành động như kỳ vọng của thị trường - rằng chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa của họ sẽ có thay đổi vào đầu năm 2023 - khiến đồng yên Nhật giảm 9% từ đầu năm đến nay, nhanh hơn cả tốc độ giảm 12% trong cả năm 2022. Điều đó đã làm tăng khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) phải can thiệp để ngăn chặn sự yếu kém của đồng nội tệ.
Các quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản hôm thứ Tư đã tăng cường cảnh báo về sự yếu kém hiện tại của đồng yên, nói rằng chính quyền sẽ phản ứng thích hợp nếu đồng yen giảm quá mức, lặp lại quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản hôm thứ Ba.
Thị trường cũng dự đoán đồng nhân dân tệ cũng sẽ tiếp tục giảm, mặc dù hiện đang ở gần mức thấp nhất trong vòng 7 tháng, tương tự như các loại tiền tệ nhỏ hơn của châu Á.
Trong khi đó, đồng euro tăng 2,5% so với đồng đô la trong tháng 6/2023 và dự kiến sẽ tăng hơn nữa do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có quan điểm tiếp tục thắt chặt tiền tệ; và đồng bảng Anh đã tăng hơn 5% tính từ đầu năm 2023 đến nay, đưa mức tăng giá trong năm nay của đồng bảng đạt nhiều nhất kể từ năm 2017.
Diễn biến các tiền tệ chủ chốt năm 2023 không đồng bộ nhau.
Chiến lược gia Rochester cho biết Nomura dự báo đồng euro sẽ tăng lên 1,12 đô la trong những tháng tới, ngụ ý mức tăng thêm 2% từ 1,095 USD hiện tại, và dự kiến đồng nhân dân tệ sẽ suy yếu xuống 7,30 CNY/USD so với mức 7,2 CNY hiện tại.
Đồng nhân dân tệ đã giảm gần 5% giá trị từ đầu năm đến nay do nền kinh tế Trung Quốc suy yếu và chênh lệch lãi suất lớn với Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng các thiết lập tiền tệ, các nhà phân tích cho biết việc cắt giảm lãi suất khiêm tốn sẽ có tác động hạn chế trong việc kích thích nhu cầu của các hộ gia đình nếu không có các biện pháp hỗ trợ tài chính.
Tuần này, các nhà chức trách Trung Quốc đã thiết lập một biên độ giao dịch mạnh hơn dự kiến cho đồng tiền này, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh ngày càng khó chịu khi đồng nhân dân tệ lao dốc quá nhanh.
Lee Hardman, chiến lược gia ngoại hối cấp cao của MUFG, cho biết sự phục hồi của đồng đô la so với các đồng tiền châu Á phản ánh sự đảo ngược xu hướng hồi cuối năm ngoái - khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau giai đoạn dài phong tỏa – với tâm lý nhà đầu tư ngày càng bi quan về triển vọng tăng trưởng của nước này.
"Nhưng ở những nơi khác, đồng đô la cũng không hoạt động tốt. USD đang tiếp tục suy yếu so với một số loại tiền tệ châu Âu và cả các loại tiền tệ của Mỹ Latinh", ông Hardman nói.
Theo ông Hardman, khi sự biến động của thị trường chậm lại so với những năm gần đây, các nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào các giao dịch carry trades (giao dịch chênh lệch tiền tệ), khai thác sự khác biệt về lãi suất và chu kỳ tiền tệ giữa các ngân hàng trung ương khác nhau.
Tiền tệ ở nhiều nơi gặp khủng hoảng
Kit Juckes, người phụ trách mảng chiến lược ngoại hối của Societe Generale, cho biết việc tập trung vào sự khác biệt trong chính sách tiền tệ cũng là kết quả của những bất ổn ở nơi này hoặc nơi khác.
"Điều gây ấn tượng với tôi vào lúc này về thị trường ngoại hối là chúng nhạy cảm với lãi suất ngắn hạn hơn những gì tôi có thể nhớ về chúng.
"Bởi vì chúng ta không chắc chắn về rất nhiều điều trong chu kỳ kinh tế bất thường nhất này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào động thái chính sách tiếp theo của ngân hàng trung ương là gì."
Đây không phải là tin tốt cho đồng yên, hiện đang giao dịch gần mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng đô la và mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng euro, do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhanh chóng thực hiện chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của mình.
Đồng crown của Na Uy đang chịu áp lực giảm, trong khi bất ổn trong lĩnh vực bất động sản và nền kinh tế suy yếu cũng vùi dập đồng crown của Thụy Điển - tuần trước đã chạm mức thấp kỷ lục so với đồng euro trong bối cảnh lãi suất ở đó không thể tăng cao hơn nữa.
Morgan Stanley cho rằng có khả năng ngân hàng Riksbank của Thụy Điển có thể đưa ra một đợt tăng lãi suất lớn tại cuộc họp vào thứ Năm (29/6) hoặc gợi ý về các đợt tăng lãi suất tiếp theo trong tương lai để giúp hỗ trợ cặp tỷ giá crown/đô la.
Tất nhiên, với những gì thế giới đã phải chịu đựng trong vài năm qua, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường tiền tệ trở nên hơi kỳ lạ.
“Chúng ta đang chứng kiến đại dịch 100 năm mới có một lần, cuộc chiến tranh 75 năm mới có một lần và cuộc khủng hoảng năng lượng 25 năm mới có một lần, tất cả đều bị trộn lẫn với nhau,” chiến lược gia Juckes của SocGen cho biết. "Bạn phải 120 tuổi mới có thể hiểu được điều này."
Tham khảo: Reuters
Link bài gốc: Thị trường tiền tệ thế giới đang diễn biến rất kỳ lạ
Jordan Rochester, chiến lược gia chuyên về tiền tệ nhóm G10 của Nomura, cho biết: “Trước đây, nếu bạn xác định đúng hướng của cặp euro/đô la, bạn sẽ có cơ hội tốt để đúng với mọi thứ khác, nhưng bây giờ điều đó khó hơn một chút”.
"Bạn phải cân nhắc nhiều hơn với xác suất sai cao hơn, và sự khác biệt giữa các loại tiền tệ đang ngày càng lớn", ông Rochester nói.
Chỉ riêng năm ngoái, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng đô la, đồng bảng Anh chạm mức thấp kỷ lục chưa từng có và đồng yên yếu nhất trong 32 năm, do đồng bạc xanh tăng mạnh bởi lãi suất của Mỹ tăng cao để kiềm chế lạm phát trong khi các ngân hàng trung ương lớn khác đã chậm trễ.
Mọi thứ sau đó đã thay đổi rất nhanh, và những biến động trên thị trường tiền tệ trở nên thiếu sự liên kết hơn trước.
Ngân hàng Nhật Bản đã không hành động như kỳ vọng của thị trường - rằng chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa của họ sẽ có thay đổi vào đầu năm 2023 - khiến đồng yên Nhật giảm 9% từ đầu năm đến nay, nhanh hơn cả tốc độ giảm 12% trong cả năm 2022. Điều đó đã làm tăng khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) phải can thiệp để ngăn chặn sự yếu kém của đồng nội tệ.
Các quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản hôm thứ Tư đã tăng cường cảnh báo về sự yếu kém hiện tại của đồng yên, nói rằng chính quyền sẽ phản ứng thích hợp nếu đồng yen giảm quá mức, lặp lại quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản hôm thứ Ba.
Thị trường cũng dự đoán đồng nhân dân tệ cũng sẽ tiếp tục giảm, mặc dù hiện đang ở gần mức thấp nhất trong vòng 7 tháng, tương tự như các loại tiền tệ nhỏ hơn của châu Á.
Trong khi đó, đồng euro tăng 2,5% so với đồng đô la trong tháng 6/2023 và dự kiến sẽ tăng hơn nữa do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có quan điểm tiếp tục thắt chặt tiền tệ; và đồng bảng Anh đã tăng hơn 5% tính từ đầu năm 2023 đến nay, đưa mức tăng giá trong năm nay của đồng bảng đạt nhiều nhất kể từ năm 2017.
Diễn biến các tiền tệ chủ chốt năm 2023 không đồng bộ nhau.
Chiến lược gia Rochester cho biết Nomura dự báo đồng euro sẽ tăng lên 1,12 đô la trong những tháng tới, ngụ ý mức tăng thêm 2% từ 1,095 USD hiện tại, và dự kiến đồng nhân dân tệ sẽ suy yếu xuống 7,30 CNY/USD so với mức 7,2 CNY hiện tại.
Đồng nhân dân tệ đã giảm gần 5% giá trị từ đầu năm đến nay do nền kinh tế Trung Quốc suy yếu và chênh lệch lãi suất lớn với Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng các thiết lập tiền tệ, các nhà phân tích cho biết việc cắt giảm lãi suất khiêm tốn sẽ có tác động hạn chế trong việc kích thích nhu cầu của các hộ gia đình nếu không có các biện pháp hỗ trợ tài chính.
Tuần này, các nhà chức trách Trung Quốc đã thiết lập một biên độ giao dịch mạnh hơn dự kiến cho đồng tiền này, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh ngày càng khó chịu khi đồng nhân dân tệ lao dốc quá nhanh.
Lee Hardman, chiến lược gia ngoại hối cấp cao của MUFG, cho biết sự phục hồi của đồng đô la so với các đồng tiền châu Á phản ánh sự đảo ngược xu hướng hồi cuối năm ngoái - khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau giai đoạn dài phong tỏa – với tâm lý nhà đầu tư ngày càng bi quan về triển vọng tăng trưởng của nước này.
"Nhưng ở những nơi khác, đồng đô la cũng không hoạt động tốt. USD đang tiếp tục suy yếu so với một số loại tiền tệ châu Âu và cả các loại tiền tệ của Mỹ Latinh", ông Hardman nói.
Theo ông Hardman, khi sự biến động của thị trường chậm lại so với những năm gần đây, các nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào các giao dịch carry trades (giao dịch chênh lệch tiền tệ), khai thác sự khác biệt về lãi suất và chu kỳ tiền tệ giữa các ngân hàng trung ương khác nhau.
Tiền tệ ở nhiều nơi gặp khủng hoảng
Kit Juckes, người phụ trách mảng chiến lược ngoại hối của Societe Generale, cho biết việc tập trung vào sự khác biệt trong chính sách tiền tệ cũng là kết quả của những bất ổn ở nơi này hoặc nơi khác.
"Điều gây ấn tượng với tôi vào lúc này về thị trường ngoại hối là chúng nhạy cảm với lãi suất ngắn hạn hơn những gì tôi có thể nhớ về chúng.
"Bởi vì chúng ta không chắc chắn về rất nhiều điều trong chu kỳ kinh tế bất thường nhất này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào động thái chính sách tiếp theo của ngân hàng trung ương là gì."
Đây không phải là tin tốt cho đồng yên, hiện đang giao dịch gần mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng đô la và mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng euro, do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhanh chóng thực hiện chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của mình.
Đồng crown của Na Uy đang chịu áp lực giảm, trong khi bất ổn trong lĩnh vực bất động sản và nền kinh tế suy yếu cũng vùi dập đồng crown của Thụy Điển - tuần trước đã chạm mức thấp kỷ lục so với đồng euro trong bối cảnh lãi suất ở đó không thể tăng cao hơn nữa.
Morgan Stanley cho rằng có khả năng ngân hàng Riksbank của Thụy Điển có thể đưa ra một đợt tăng lãi suất lớn tại cuộc họp vào thứ Năm (29/6) hoặc gợi ý về các đợt tăng lãi suất tiếp theo trong tương lai để giúp hỗ trợ cặp tỷ giá crown/đô la.
Tất nhiên, với những gì thế giới đã phải chịu đựng trong vài năm qua, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường tiền tệ trở nên hơi kỳ lạ.
“Chúng ta đang chứng kiến đại dịch 100 năm mới có một lần, cuộc chiến tranh 75 năm mới có một lần và cuộc khủng hoảng năng lượng 25 năm mới có một lần, tất cả đều bị trộn lẫn với nhau,” chiến lược gia Juckes của SocGen cho biết. "Bạn phải 120 tuổi mới có thể hiểu được điều này."
Tham khảo: Reuters
Link bài gốc: Thị trường tiền tệ thế giới đang diễn biến rất kỳ lạ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu