TIN MỚI
Chia sẻ với PV Infonet, ông Phương Văn Long, Giám đốc kinh doanh, phát triển dự án Công ty VakaLand cho biết, sau dịch, nhiều chủ đầu tư lớn đang giãn tiến độ triển khai dự án cũng như thời gian ra hàng... khiến nguồn tiền của nhà đầu tư có xu hướng ‘đổ’ về ven đô, thị trường đất nền.
Theo ông Long, hiện thị trường đất ven đô đang có lượng giao dịch khá ổn, đơn cử một dự án ở Hòa Lạc (Hà Nội) do công ty ông đang bán chỉ trong một tháng qua đã bán được 70-80% quỹ hàng, tương đương với khoảng 40-50 lô đất. Mỗi lô đất có giá 3,7 – 4 tỷ đồng.
“Trong số các khách hàng đầu tư đất ven đô, 70% khách mua ở Hà Nội, còn lại 30% khách đến từ các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên”, ông Long cho hay.
Ngoài ra, một số dự án ven đô ở khu vực Đồng Trúc (huyện Thạch Thất), Phú Mãn (huyện Quốc Oai)... cũng có giao dịch tốt khi lượng hàng ven đô đang ít dần.
Đánh giá về ‘khẩu vị’ của nhà đầu tư sau dịch, ông Long cho hay, nếu như trước đây, khách hàng vừa quan tâm về lãi vốn và dòng tiền khi đầu thì nay họ chuyển hướng chỉ quan tâm đến lãi vốn và các sản phẩm có mức đầu tư nhỏ, từ 1-5 tỷ đồng, hướng đến các thị trường trọng điểm để tăng lãi vốn.
“Đặc biệt, nhà đầu tư hướng đến mức đầu tư trung hạn, dài hạn chứ không đầu tư ngắn hạn và có xu hướng chỉ chọn các sản phẩm đã chắc chắn về pháp lý”, ông Long nói.
Cũng chia sẻ với PV Infonet, ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Bất động sản Hải Phát đánh giá, sau thời gian giãn cách, người đi xem sản phẩm nhiều nhưng giao dịch chỉ tập trung vào một số điểm cụ thể chứ không phải tốt trên toàn thị trường.
Về phân khúc đất dự án, ông Duy cho biết, thời điểm này nhiều chủ đầu tư không ra hàng, chỉ có số ít dự án chào hàng nên được thị trường chào đón tốt khi lượng người bán (sales bất động sản) nhiều hơn người mua, khiến thanh khoản của dự án diễn ra trong thời gian ngắn.
“Bình thường, nếu cùng lúc thị trường ra hàng cả chục dự án thì mỗi dự án thanh khoản một ít, nhưng cả thị trường chỉ có một dự án ra hàng, đông người bán nên thanh khoản nhanh. Thanh khoản nhanh ở đây là do có ít hàng trên thị trường, vì thế câu chuyện thanh khoản này không thể hiện chính xác được toàn thị trường mà chỉ thể hiện ở 1-2 dự án”, ông Duy phân tích.
Nói về phân khúc đất đấu giá ở các tỉnh, ông Duy cho hay, đây là phân khúc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư thời gian qua. Lý do được ông Duy đưa ra là do đất đấu giá có pháp lý tốt. Cùng với đó, một số tỉnh đi trước về đấu giá như Bắc Giang, Thanh Hóa... được nhiều nhà đầu tư tham dự, kể cả những nhà đầu tư có số vốn vừa phải... tức là tạo tâm lý đám đông.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư có tiềm lực lại quan tâm đến việc ‘bắt đáy’ thị trường nghỉ dưỡng. Bởi theo ông Duy, tại thị trường nghỉ dưỡng hiện nay, các chủ đầu tư có chính sách chia nhỏ tiến độ đóng tiền, khoảng 15-20% mỗi đợt, chỉ khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng và trong 2 năm không phải đóng thêm tiền... Đây là chính sách thúc đẩy đầu tư khi chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra ít và có cơ hội chờ tăng giá đất trong 2 năm mà không phải đóng thêm tiền.
Cũng theo ông Duy, tại các khu đô thị lớn trong TP Hà Nội hiện cũng có nhiều người ‘săn’ và giá đất tăng cũng mạnh.
“Có dự án, giá liền kề biệt thự “đẩy” giá khá cao, từ đầu năm đến nay tăng trưởng khoảng 20%, trong khi phân khúc này không phải là phân khúc quá sôi động trong nhiều năm qua. Đây là hiện tượng hơi lạ của thị trường. Điều này cho thấy, người dân tìm bất động sản là ‘nơi trú ẩn’ tài sản rất rõ ràng”, ông Duy nói.
Hay như phân khúc nhà phố, ông Duy đánh giá cũng có thanh khoản tốt mặc dù phân khúc này tăng trưởng không cao, lượng thanh khoản của phân khúc nhà phố tạo “trú ẩn” là chính, còn kỳ vọng về lợi nhuận không cao.
Đưa ra phân tích một loạt các phân khúc trên thị trường, ông Duy cho rằng, đây là thời điểm khó nhận định về xu hướng của thị trường bởi thị trường bất động sản hiện đang “hỗn loạn”.
“Thị trường hỗn loạn, người mua cũng hỗn loạn... nên trong bối cảnh bất ổn này cho thấy hành vi quyết định mua hàng của họ cũng khá mệt mỏi, rất khó. Bởi lẽ, đất giá lúc nào cũng tăng. Nếu bây giờ không mua thì cũng không được mà mua thì không biết mua phân khúc nào”, ông Duy cho biết thêm.
Infonet
Link bài gốc: Thị trường bất động sản đang diễn biến 'lạ'
Chia sẻ với PV Infonet, ông Phương Văn Long, Giám đốc kinh doanh, phát triển dự án Công ty VakaLand cho biết, sau dịch, nhiều chủ đầu tư lớn đang giãn tiến độ triển khai dự án cũng như thời gian ra hàng... khiến nguồn tiền của nhà đầu tư có xu hướng ‘đổ’ về ven đô, thị trường đất nền.
Theo ông Long, hiện thị trường đất ven đô đang có lượng giao dịch khá ổn, đơn cử một dự án ở Hòa Lạc (Hà Nội) do công ty ông đang bán chỉ trong một tháng qua đã bán được 70-80% quỹ hàng, tương đương với khoảng 40-50 lô đất. Mỗi lô đất có giá 3,7 – 4 tỷ đồng.
“Trong số các khách hàng đầu tư đất ven đô, 70% khách mua ở Hà Nội, còn lại 30% khách đến từ các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên”, ông Long cho hay.
Ngoài ra, một số dự án ven đô ở khu vực Đồng Trúc (huyện Thạch Thất), Phú Mãn (huyện Quốc Oai)... cũng có giao dịch tốt khi lượng hàng ven đô đang ít dần.
Đánh giá về ‘khẩu vị’ của nhà đầu tư sau dịch, ông Long cho hay, nếu như trước đây, khách hàng vừa quan tâm về lãi vốn và dòng tiền khi đầu thì nay họ chuyển hướng chỉ quan tâm đến lãi vốn và các sản phẩm có mức đầu tư nhỏ, từ 1-5 tỷ đồng, hướng đến các thị trường trọng điểm để tăng lãi vốn.
“Đặc biệt, nhà đầu tư hướng đến mức đầu tư trung hạn, dài hạn chứ không đầu tư ngắn hạn và có xu hướng chỉ chọn các sản phẩm đã chắc chắn về pháp lý”, ông Long nói.
Cũng chia sẻ với PV Infonet, ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Bất động sản Hải Phát đánh giá, sau thời gian giãn cách, người đi xem sản phẩm nhiều nhưng giao dịch chỉ tập trung vào một số điểm cụ thể chứ không phải tốt trên toàn thị trường.
Thời điểm hiện tại là thời điểm khó nhận định về xu hướng của thị trường bởi thị trường bất động sản đang 'hỗn loạn'. |
Về phân khúc đất dự án, ông Duy cho biết, thời điểm này nhiều chủ đầu tư không ra hàng, chỉ có số ít dự án chào hàng nên được thị trường chào đón tốt khi lượng người bán (sales bất động sản) nhiều hơn người mua, khiến thanh khoản của dự án diễn ra trong thời gian ngắn.
“Bình thường, nếu cùng lúc thị trường ra hàng cả chục dự án thì mỗi dự án thanh khoản một ít, nhưng cả thị trường chỉ có một dự án ra hàng, đông người bán nên thanh khoản nhanh. Thanh khoản nhanh ở đây là do có ít hàng trên thị trường, vì thế câu chuyện thanh khoản này không thể hiện chính xác được toàn thị trường mà chỉ thể hiện ở 1-2 dự án”, ông Duy phân tích.
Nói về phân khúc đất đấu giá ở các tỉnh, ông Duy cho hay, đây là phân khúc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư thời gian qua. Lý do được ông Duy đưa ra là do đất đấu giá có pháp lý tốt. Cùng với đó, một số tỉnh đi trước về đấu giá như Bắc Giang, Thanh Hóa... được nhiều nhà đầu tư tham dự, kể cả những nhà đầu tư có số vốn vừa phải... tức là tạo tâm lý đám đông.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư có tiềm lực lại quan tâm đến việc ‘bắt đáy’ thị trường nghỉ dưỡng. Bởi theo ông Duy, tại thị trường nghỉ dưỡng hiện nay, các chủ đầu tư có chính sách chia nhỏ tiến độ đóng tiền, khoảng 15-20% mỗi đợt, chỉ khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng và trong 2 năm không phải đóng thêm tiền... Đây là chính sách thúc đẩy đầu tư khi chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra ít và có cơ hội chờ tăng giá đất trong 2 năm mà không phải đóng thêm tiền.
Cũng theo ông Duy, tại các khu đô thị lớn trong TP Hà Nội hiện cũng có nhiều người ‘săn’ và giá đất tăng cũng mạnh.
“Có dự án, giá liền kề biệt thự “đẩy” giá khá cao, từ đầu năm đến nay tăng trưởng khoảng 20%, trong khi phân khúc này không phải là phân khúc quá sôi động trong nhiều năm qua. Đây là hiện tượng hơi lạ của thị trường. Điều này cho thấy, người dân tìm bất động sản là ‘nơi trú ẩn’ tài sản rất rõ ràng”, ông Duy nói.
Hay như phân khúc nhà phố, ông Duy đánh giá cũng có thanh khoản tốt mặc dù phân khúc này tăng trưởng không cao, lượng thanh khoản của phân khúc nhà phố tạo “trú ẩn” là chính, còn kỳ vọng về lợi nhuận không cao.
Đưa ra phân tích một loạt các phân khúc trên thị trường, ông Duy cho rằng, đây là thời điểm khó nhận định về xu hướng của thị trường bởi thị trường bất động sản hiện đang “hỗn loạn”.
“Thị trường hỗn loạn, người mua cũng hỗn loạn... nên trong bối cảnh bất ổn này cho thấy hành vi quyết định mua hàng của họ cũng khá mệt mỏi, rất khó. Bởi lẽ, đất giá lúc nào cũng tăng. Nếu bây giờ không mua thì cũng không được mà mua thì không biết mua phân khúc nào”, ông Duy cho biết thêm.
Infonet
Link bài gốc: Thị trường bất động sản đang diễn biến 'lạ'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu