Mới đây, Công ty cổ phần Gateway Hà Nội (Gateway Hà Nội), chủ nhân mới của tòa nhà FLC Twin Towers (số 265 đường Cầu Giấy, Hà Nội) đã chính thức đổi tên tòa nhà này thành The West.
Toà nhà này trước đây có tên là Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại - FLC Twin Towers. Đây cũng là nơi Tập đoàn FLC và các công ty thành viên đặt trụ sở như Bamboo Airways, FLC Faros.
Tòa nhà FLC Twin Towers do FLC làm chủ đầu tư và được khởi công xây dựng từ năm 2019, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2019 với tổng diện tích sàn hơn 101.000 m2. Quy mô tòa nhà gồm 42 tầng, trong đó có 4 tầng hầm và 38 tầng nổi.
Liên quan đến việc chuyển giao sở hữu, hồi tháng 11/2020, FLC đã thực hiện chuyển giao cho Ngân hàng OCB để trang trải các khoản nợ của FLC, FLCHomes, FLC Faros, FLC Stone và Bamboo Airways.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2022, FLC đã ban hành nghị quyết thông qua việc FLC và FLCHomes mua lại toà nhà này từ OCB.
Đến tháng 10/2022, FLC và FLCHomes có quyết định bán FLC Twin Towers cho Công ty Cổ phần Gateway Hà Nội với giá trị 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán). Hiện toà nhà này do Công ty Cổ phần Gateway Hà Nội sở hữu.
Được biết, Công ty Gateway Hà Nội thành lập ngày 2/8/2022. Như vậy, đến nay doanh nghiệp này chưa tròn 1 tuổi. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Người đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty là ông Nguyễn Sĩ Toàn. Gateway Hà Nội có có trụ sở tại tầng 1, tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thông tin đăng ký ban đầu, Gateway Hà Nội có vốn điều lệ 345 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: Công ty cổ phần đầu tư Bình An House (sở hữu 99% vốn điều lệ, tương đương 341,55 tỷ đồng), ông Nguyễn Đức Toàn (sở hữu 0,5% vốn điều lệ, tương đương 1,725 tỷ đồng) và bà Nguyễn Thị Thanh Hà (sở hữu 0,5% vốn điều lệ, tương đương 1,725 tỷ đồng).
Với vốn điều lệ 345 tỷ đồng và mới thành lập, “tân binh” Gateway Hà Nội không đủ sức mua lại tòa nhà Bamboo Airways số 265 Cầu Giấy. Tuy nhiên, Gateway Hà Nội đã vay tiền từ chính… OCB. Cụ thể, theo thông tin trên Cục đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm, ngày 14/9/2022, Gateway Hà Nội đã thế chấp hợp đồng đặt cọc ngày 30/8 với bên đặt cọc là Gateway Hà Nội và bên nhận đặt cọc là FLC và FLCHomes để đảm bảo cho khoản vay hoặc nghĩa vụ 1.659 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định.
Link bài gốc: “Tân binh” chưa tròn 1 tuổi có trụ sở chính tại Quận 1 (TPHCM) mua lại tòa nhà FLC Twin Towers là ai?
Toà nhà này trước đây có tên là Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại - FLC Twin Towers. Đây cũng là nơi Tập đoàn FLC và các công ty thành viên đặt trụ sở như Bamboo Airways, FLC Faros.
Tòa nhà FLC Twin Towers do FLC làm chủ đầu tư và được khởi công xây dựng từ năm 2019, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2019 với tổng diện tích sàn hơn 101.000 m2. Quy mô tòa nhà gồm 42 tầng, trong đó có 4 tầng hầm và 38 tầng nổi.
Liên quan đến việc chuyển giao sở hữu, hồi tháng 11/2020, FLC đã thực hiện chuyển giao cho Ngân hàng OCB để trang trải các khoản nợ của FLC, FLCHomes, FLC Faros, FLC Stone và Bamboo Airways.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2022, FLC đã ban hành nghị quyết thông qua việc FLC và FLCHomes mua lại toà nhà này từ OCB.
Đến tháng 10/2022, FLC và FLCHomes có quyết định bán FLC Twin Towers cho Công ty Cổ phần Gateway Hà Nội với giá trị 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán). Hiện toà nhà này do Công ty Cổ phần Gateway Hà Nội sở hữu.
Được biết, Công ty Gateway Hà Nội thành lập ngày 2/8/2022. Như vậy, đến nay doanh nghiệp này chưa tròn 1 tuổi. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Người đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty là ông Nguyễn Sĩ Toàn. Gateway Hà Nội có có trụ sở tại tầng 1, tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thông tin đăng ký ban đầu, Gateway Hà Nội có vốn điều lệ 345 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: Công ty cổ phần đầu tư Bình An House (sở hữu 99% vốn điều lệ, tương đương 341,55 tỷ đồng), ông Nguyễn Đức Toàn (sở hữu 0,5% vốn điều lệ, tương đương 1,725 tỷ đồng) và bà Nguyễn Thị Thanh Hà (sở hữu 0,5% vốn điều lệ, tương đương 1,725 tỷ đồng).
Với vốn điều lệ 345 tỷ đồng và mới thành lập, “tân binh” Gateway Hà Nội không đủ sức mua lại tòa nhà Bamboo Airways số 265 Cầu Giấy. Tuy nhiên, Gateway Hà Nội đã vay tiền từ chính… OCB. Cụ thể, theo thông tin trên Cục đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm, ngày 14/9/2022, Gateway Hà Nội đã thế chấp hợp đồng đặt cọc ngày 30/8 với bên đặt cọc là Gateway Hà Nội và bên nhận đặt cọc là FLC và FLCHomes để đảm bảo cho khoản vay hoặc nghĩa vụ 1.659 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định.
Link bài gốc: “Tân binh” chưa tròn 1 tuổi có trụ sở chính tại Quận 1 (TPHCM) mua lại tòa nhà FLC Twin Towers là ai?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thị trường địa ốc đang “tan băng”
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 nghề có mức “tăng trưởng nóng”, là cơ hội để Việt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất, thị trường địa ốc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
6 thói quen xấu đang âm thầm “tàn phá” thận nhưng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khi nào thị trường bất động sản “tan băng”?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Để thị trường bất động sản tự “tan băng”!
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu