TIN MỚI
Các nghiệp vụ ngân hàng như sao kê tài khoản, tạm khoá báo có, tra cứu nợ CIC…bất ngờ được nhiều người quan tâm trong trong thời gian gần đây. Trên thực tế, những nghiệp vụ này được Ngân hàng Nhà nước quy định rất rõ ràng và chặt chẽ tại các văn bản quy định về thanh toán của hệ thống. Nhìn chung các ngân hàng đều có quy định giống nhau về các nghiệp vụ này, chỉ khác về hình thức trình bày, phí dịch vụ.
Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Và khi tài khoản khoá báo có, tài khoản này sẽ không thể nhận được tiền chuyển vào cho đến khi mở trở lại.
Giả sử trong thời gian tạm khoá tài khoản nhưng có người không biết vẫn chuyển tiền vào thì ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 2-3 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ), nếu tài khoản người nhận không mở lại và có yêu cầu của người chuyển tiếp tục ghi có thì tiền sẽ được trả về cho người gửi.
Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, nếu người chuyển vẫn tiếp tục đồng ý chuyển và tài khoản được mở trở lại thì những khoản tiền chuyển trong thời gian tạm khoá tài khoản vẫn có thể tiếp tục được ghi nhận.
Việc tạm khoá tài khoản cũng khá đơn giản, có thể thực hiện ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử, gọi lên tổng đài và xác thực thông tin, đề nghị ngân hàng khoá tạm thời,...
Ví dụ văn bản xác nhận tạm khoá báo có của ngân hàng
Theo nhiều chuyên viên ngân hàng, việc tạm khoá báo có xuất phát từ nhu cầu riêng của từng khách hàng. Tuy nhiên, trong các lý do đề nghị tạm khoá báo có tài khoản thì lý do thẻ bị mất cắp, phát hiện các cuộc mạo danh là nhiều nhất. Ngoài ra, tài khoản cũng có thể tạm khoá khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý, hoặc khi phía ngân hàng phát hiện lỗi giao dịch.
Từ khóa "Tạm khoá báo có" là gì mà hot nhất đêm nay?
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Tạm khoá báo có là gì và chủ tài khoản thường thực hiện khi nào?
Các nghiệp vụ ngân hàng như sao kê tài khoản, tạm khoá báo có, tra cứu nợ CIC…bất ngờ được nhiều người quan tâm trong trong thời gian gần đây. Trên thực tế, những nghiệp vụ này được Ngân hàng Nhà nước quy định rất rõ ràng và chặt chẽ tại các văn bản quy định về thanh toán của hệ thống. Nhìn chung các ngân hàng đều có quy định giống nhau về các nghiệp vụ này, chỉ khác về hình thức trình bày, phí dịch vụ.
Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Và khi tài khoản khoá báo có, tài khoản này sẽ không thể nhận được tiền chuyển vào cho đến khi mở trở lại.
Giả sử trong thời gian tạm khoá tài khoản nhưng có người không biết vẫn chuyển tiền vào thì ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 2-3 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ), nếu tài khoản người nhận không mở lại và có yêu cầu của người chuyển tiếp tục ghi có thì tiền sẽ được trả về cho người gửi.
Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, nếu người chuyển vẫn tiếp tục đồng ý chuyển và tài khoản được mở trở lại thì những khoản tiền chuyển trong thời gian tạm khoá tài khoản vẫn có thể tiếp tục được ghi nhận.
Việc tạm khoá tài khoản cũng khá đơn giản, có thể thực hiện ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử, gọi lên tổng đài và xác thực thông tin, đề nghị ngân hàng khoá tạm thời,...
Ví dụ văn bản xác nhận tạm khoá báo có của ngân hàng
Theo nhiều chuyên viên ngân hàng, việc tạm khoá báo có xuất phát từ nhu cầu riêng của từng khách hàng. Tuy nhiên, trong các lý do đề nghị tạm khoá báo có tài khoản thì lý do thẻ bị mất cắp, phát hiện các cuộc mạo danh là nhiều nhất. Ngoài ra, tài khoản cũng có thể tạm khoá khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý, hoặc khi phía ngân hàng phát hiện lỗi giao dịch.
Từ khóa "Tạm khoá báo có" là gì mà hot nhất đêm nay?
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Tạm khoá báo có là gì và chủ tài khoản thường thực hiện khi nào?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tp.HCM: Hoạt động cấp phép đất đai, xây dựng vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao phụ nữ đi du lịch một mình nhiều hơn nam...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hòa Bình đưa loạt dự án vào "tầm ngắm", có thể bị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Điểm danh" dự án đất nền tại Thái Nguyên trong tầm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X rơi vào khủng hoảng khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bí kíp sở hữu ngay dự án đắt giá tại trung tâm mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu