KT-XH Tại sao vẫn còn một số ngân hàng Việt Nam "chậm chân" trong việc số hóa?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Backbase vừa công bố "Báo cáo Sức khỏe ngành Tài chính và Ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương" – một nghiên cứu mới được ủy quyền cho Forrester Consulting thực hiện, cho thấy những tín hiệu hứa hẹn sẽ ‘châm ngòi’ cuộc đua thống trị nền tảng số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam trong thời gian tới. Cũng như những khu vực khác trên thế giới, điện thoại thông minh và các dịch vụ kỹ thuật số đã thay đổi cách sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi của ngân hàng số tại đây vẫn chậm hơn so với nhiều quốc gia đang phát triển khác.

Báo cáo cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc người tiêu dùng Việt Nam đang có mức độ tin tưởng tương đối thấp đối với các ngân hàng chỉ có hiện diện số (digital-only bank). Tuy nhiên, khi nhìn vào những thị trường phát triển hơn trong nghiên cứu, việc triển khai các công cụ quản lý tiền và sức khỏe tài chính không mất phí – với đầy đủ tính năng và lợi ích – được chứng minh sẽ cải thiện đáng kể quan điểm trên từ phía người dùng.

Trao đổi về kết quả nghiên cứu cũng như việc thúc đẩy sự trao quyền và kiến thức để cải thiện niềm tin của người dùng đối với hệ thống ngân hàng, ông Iman Ghodosi, Phó Giám đốc Backbase khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ: "Các ngân hàng Việt Nam và khách hàng của họ mới chỉ đang ở bước đầu trên hành trình số hóa. Khi người Việt càng nắm bắt nhiều thông tin hơn và có quyền kiểm soát để đưa ra những lựa chọn tài chính sáng suốt hơn, họ sẽ càng tin tưởng vào các tổ chức trao cho họ cơ hội này. Công nghệ hiện nay đã cho phép chúng ta hiện thực hóa điều đó. Xu hướng này đang diễn ra trên toàn cầu, và nghiên cứu của Backbase cho thấy một chiến lược tương tự cũng sẽ có hiệu quả khi áp dụng ở Việt Nam. Đây là chất xúc tác để ngành ngân hàng số của Việt Nam thật sự khởi sắc".

"Ngay lúc này, việc nắm bắt mối quan hệ với khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta đã bước vào Kỷ nguyên Ngân hàng Tương tác (Engagement Banking Era), một cuộc cách mạng hướng đến việc xây dựng một nền tảng tương tác thống nhất cho ngân hàng. Ở đó, ưu tiên hàng đầu là tái cấu trúc toàn bộ ngân hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, và dừng việc đầu tư công nghệ một cách phân mảnh", ông Iman Ghodosi cho biết thêm.

Các ứng dụng số giúp quản lý tiền và sức khỏe tài chính

Thông qua những cải tiến trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I), các phân tích hành vi người dùng trong thói quen chi tiêu, trải nghiệm người dùng và công nghệ ưu tiên thiết bị di dộng như các ứng dụng đã mang đến một loạt công cụ giúp nâng cao hiểu biết tài chính cho người dùng. Các công cụ đó có thể kể đến như: phân tích chi tiêu, lập mục tiêu tiết kiệm, phân loại giao dịch, gợi ý tài chính được cá nhân hóa, và lập lịch thanh toán hóa đơn. "Qua đó, có thể thấy sự thấu hiểu và đồng hành theo chiến lược này của ngân hàng sẽ giúp ích như thế nào trong việc trao quyền và xây dựng lòng tin cho người dùng", ông Iman Ghodosi chia sẻ thêm.

Báo cáo đã chỉ ra rằng 50% người Việt không hoàn thành được mục tiêu tài chính của mình, 62% cảm thấy bản thân đang ‘ngập’ trong nợ nần, và 71% không biết phải tìm lời khuyên tài chính đáng tin cậy từ đâu. "Thông qua các công cụ kỹ thuật số giúp quản lý tài chính, ngân hàng có thể giải quyết tất cả vấn đề này và thậm chí nhiều hơn. Họ có thể mang lại sự thay đổi lớn đến đời sống tài chính của khách hàng", ông Iman Ghodosi nhấn mạnh.

Cuộc đua đã bắt đầu, nhưng nhiều ngân hàng vẫn chưa sẵn sàng

Các ngân hàng ở Việt Nam đang dịch chuyển dần sang mô hình kỹ thuật số, tuy nhiên đối với một số đơn vị, hành trình chuyển đổi số vẫn đang diễn ra một cách từ tốn. Trong số các nhà lãnh đạo nắm quyền quyết định trong các ngân hàng bán lẻ Việt Nam được phỏng vấn trong báo cáo, 58% cho biết tổ chức của họ đang triển khai hoặc mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số, trong khi 28% chia sẻ rằng công ty họ ‘không quan tâm’ hoặc ‘đang dần loại bỏ’ dịch vụ số này.

Theo ông Riddhi Dutta, Giám đốc Backbase khu vực Đông Nam Á và Nam Á, "Dường như có sự chênh lệch đáng kể giữa các ngân hàng đang số hóa và những ngân hàng còn chưa bắt đầu việc chuyển đổi này; đây có thể là một cơ hội lớn cho những ngân hàng đang muốn tăng tốc và tập trung nguồn lực để giành lấy lợi thế của người dẫn đầu".

"Theo báo cáo, 42% nhà lãnh đạo tại các ngân hàng bán lẻ của Việt Nam cho biết họ sẽ tăng cường đầu tư cho các sáng kiến về sức khỏe tài chính trong vòng 12 tháng tới. 74% nói rằng họ ‘đang lên kế hoạch’ hoặc ‘tích cực mở rộng’ các sáng kiến về sức khỏe tài chính trên nền tảng số, đó là một số tín hiệu tích cực", ông Dutta nhận định.

Ngân hàng buộc phải vượt qua rào cản

Trước sự nhận thức rõ ràng của ngân hàng về những thách thức mà người dùng đang đối mặt, cũng như về giải pháp lý tưởng để tháo gỡ khó khăn cho người dùng chính là các ứng dụng theo dõi sức khỏe tài chính, thì mọi băn khoăn lại đổ dồn về câu hỏi duy nhất: tại sao vẫn còn một số ngân hàng Việt Nam "chậm chân" trong việc số hóa?

Nghiên cứu chỉ ra rằng tại Việt Nam, 72% đơn vị trong lĩnh vực ngân hàng nhìn nhận ‘việc thiếu sự nắm bắt về nhu cầu của khách hàng và hệ quả theo sau’ là một trở ngại trong việc phát triển thêm các công cụ số cho người dùng. 74% đơn vị cho rằng họ 'không chắc chắn về cách làm việc hoặc hợp tác cùng công ty fintech’ để triển khai hoạt động. 70% cho biết nguyên nhân nằm ở ‘nền tảng công nghệ đã lỗi thời hoặc phải kế thừa từ giai đoạn trước’, và 68% giải thích do ‘các ưu tiên cạnh tranh’.

Từ các quan điểm trên, ông Ghodosi nhận định: "Có vẻ như việc thiếu thông tin đang là rào cản chính. Chúng ta có thể đồng cảm với chuyện này vì từng có thời điểm mà tất cả các ngân hàng trên thế giới đều phải đối mặt với thách thức tương tự. Thay đổi không phải điều dễ dàng. Tuy vậy, đối với những đơn vị tài chính đang muốn chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu, sự trì hoãn của một số tổ chức chính là cơ hội dành cho họ".

"Không còn nghi ngờ gì nữa, các ứng dụng theo dõi sức khỏe tài chính hướng đến người tiêu dùng có thể đóng một vai trò quan trọng giúp thúc đẩy niềm tin vào ngân hàng số và gia tăng giá trị cuộc sống cho người Việt. Trong 12 tháng tới, việc áp dụng sáng kiến về sức khỏe tài chính sẽ được cải tiến nhiều hơn, và trong vòng 24 tháng nữa người Việt sẽ có những trải nghiệm số hoàn toàn khác với các ngân hàng hiện tại. Tất cả đều nằm trong tay của người đang hướng đến vị thế tiên phong".

Ngân hàng số trong đại dịch: Thấy cơ trong nguy

Theo Nhịp sống kinh tế

Link bài gốc: Tại sao vẫn còn một số ngân hàng Việt Nam "chậm chân" trong việc số hóa?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,179
Bài viết
63,398
Thành viên
86,384
Thành viên mới nhất
Nwin564

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN