“Cò đất” náo loạn vùng quê
Những ngày qua, dư luận chưa hết xôn xao sau khi xem clip dài khoảng 4 phút ghi lại cảnh nhân viên một công ty bất động sản bán đất như chạy giặc để tranh giành chốt các lô đất theo yêu cầu của khách hàng. Vụ việc xảy ra tại một khu đất trống thuộc xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Ông Vũ Văn Khương, Giám đốc Công ty Địa ốc Nam Khương (đơn vị bán đất nền gây xôn xao dư luận) nói rằng, hình ảnh nhân viên của ông bán đất xuất hiện trong clip là thật, khách hàng tranh giành chốt những lô đất đẹp và khu đất thực hiện giao dịch đã được ngành chức năng cấp phép.
Tuy nhiên, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh khẳng định, vị trí Công ty Địa ốc Nam Khương rao bán không thuộc dự án bất động sản nào được ngành chức năng cấp phép. Cũng theo ông Phi, ngành chức năng đã lập biên bản xử lý Công ty Địa ốc Nam Khương với các hành vi vi phạm Nghị định 16 của Chính phủ, xử phạt hành chính 100 triệu đồng và buộc phá dỡ công trình vi phạm; vi phạm về việc tụ tập đông người không báo chính quyền địa phương, gây mất an ninh trật tự.
Trong khi đó, ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh cho biết, đến nay, sau 10 ngày xảy ra vụ bán đất gây xôn xao dư luận, địa phương chưa nhận được bất kỳ hồ sơ nào đăng ký để thực hiện giao dịch chuyển nhượng tại vị trí rao bán. Theo ông Vinh, khu đất Công ty Địa ốc Nam Khương rao bán không phải dự án nhà ở, trước đây một cá nhân mua lại khoảng 1ha đất trồng cây lâu năm, sau đó công ty tự phân thành các lô nhỏ để rao bán.
Không chỉ ở huyện Lộc Ninh, những ngày qua, dư luận đang quan tâm đến cơn “sốt đất” tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Tại huyện Đồng Phú, giá đất tại khu vực ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi bỗng dưng tăng lên chóng mặt. Giá đất dọc hai bên đường ĐT 753 thuộc địa phận huyện Đồng Phú mỗi mét ngang đất mặt đường, sâu khoảng 50m, có giá lên đến 150 triệu đồng. “Nếu như trước đây vườn cao su 1ha giá khoảng 600 triệu đồng thì nay họ đòi đến 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, những người hỏi mua chủ yếu từ nơi khác đến, họ chuyển nhượng nhanh chóng bằng miệng chỉ với tờ sổ đỏ phô tô”, ông Nguyễn Tuấn (ngụ huyện Đồng Phú, Bình Phước) cho biết.
Được biết, cơn “sốt đất” khiến giá tăng lên từ thông tin do các công ty bất động sản đưa ra về việc Bình Phước đề xuất Thủ tướng mở đường kết nối với sân bay Long Thành. Từ đó, xóm vắng vốn bình yên nay mỗi ngày có hàng chục chiếc ô tô biển số TP.HCM, Bình Dương tìm về những khu đất trống, vườn cao su để “săn hàng”.
Hệ lụy sau cơn “sốt đất” ảo
Còn nhớ vào đầu tháng 3/2021, sau khi có thông tin về đề xuất quy hoạch sân bay lưỡng dụng Téc-ních 500ha (huyện Hớn Quản, Bình Phước) hay sân bay Lai Khê (huyện Bàu Bàng, Bình Dương), giá đất quanh khu vực này được “cò” thổi tăng chóng mặt. Thế nhưng giá đất chỉ “sốt ảo” một thời gian ngắn rồi lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư bỏ tiền tỷ “ôm” đất khóc ròng.
Trở lại khu vực có tin đồn quy hoạch sân bay Téc-ních , nơi trước đó mỗi ngày có hàng trăm xe ô tô đến xem đất, khiến đường nông thôn ùn tắc giao thông hàng ki lô mét, chúng tôi không tin được những gì diễn ra cách đây không lâu. Thôn quê yên bình trở lại như xưa, nhưng cũng không ít người đau khổ khi bỏ tiền mua đất giá “trên trời” nay bán chẳng ai mua.
Tại khu vực Thác số 4 (xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản), lúc trước là điểm giao dịch nhộn nhịp nhất, mỗi ngày có hàng trăm ô tô đến, người mua bán đất tấp nập; giờ chỉ còn vài hàng quán vắng vẻ. “Hồi đó, thấy nhiều người mua đất tôi cũng mua một lô 150m2 giá 1,5 tỷ đồng. Giờ lô đất này bán 1 tỷ đồng chẳng ai hỏi”, ông Trần Văn Hà (ngụ xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản, Bình Phước) than thở.
Theo bà Phan Thị Kim Oanh, Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản, trên thực tế đến thời điểm này chính quyền địa phương chưa cấp dự án phân lô bán nền nào để xây dựng khu dân cư. Đến nay, cơ quan chức năng chưa ghi nhận hồ sơ giao dịch chuyển đổi biến động đất nào đúng pháp luật tại khu vực quanh dự án sân bay.
Tương tự, chúng tôi trở lại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, nơi giá đất tăng chóng mặt vào cuối tháng 3 năm ngoái, do “cò đất” tạo ra. Trước đó, dựng “kịch bản” sân bay Lai Khê ở xã Lai Hưng sắp được xây dựng, “cò đất” thuê hàng trăm ô tô dừng dọc các quán cà phê ven tuyến đường lớn ngồi bàn tán về sân bay, về khu dân cư Lai Hưng hiện đại và quy mô sắp được xây dựng. Sau đó chia nhau giao dịch đất bằng chính tiền của nhóm “cò đất”, người trước vừa mua xong, đã có người sau “lùng sục” mua lại với giá chênh lệch hàng trăm triệu đồng.
Với màn “ảo thuật” ấy, chỉ vài ngày sau, cùng một lô đất đã tăng giá tới 4 lần, khiến không ít người hoa mắt. “Vào thời điểm đó, lô đất khoảng 100m2 có thổ cư 60m2 giá được đẩy lên đến 2,5 tỷ đồng. “Cò đất” làm tuồng rồi đi, trong khi một số người bị sập bẫy nay cùng lô đất đó bán 1,5 tỷ đồng không ai mua”, anh Việt (người chuyên đầu tư bất động sản ở Bình Dương) nhớ lại.
Theo lãnh đạo UBND xã Lai Hưng (huyện Bàu Bàng), thời điểm “sốt đất” trong khu vực, có ngày ông phải ký hơn 100 hồ sơ đất đai, gấp hơn 3 lần so với trước . “Nhận định việc chuyển nhượng có vấn đề, khi có người đến xã hỏi chúng tôi đều khuyên đừng nên giao dịch. Đề phòng cò đất tạo sốt đất ảo nên chúng tôi treo bảng cảnh báo khắp nơi”, ông Bành Quốc Trung, Chủ tịch UBND xã Lai Hưng nhớ lại.
Trong khi đó, thượng tá Bùi Phạm Hải – Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Bình Dương cảnh báo: “Trước khi thực hiện giao dịch bất động sản, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin qua nhiều kênh, trong đó có chính quyền sở tại. Không ít trường hợp trắng tay sau khi mua đất không rõ ràng”.
Cơn sốt đất ảo đang “lăm le” trở lại thị trường BĐS đầu năm 2022?
Link bài gốc: Sốt đất vùng quê, nông dân vỡ mộng sau khi 'cò' rời đi
Những ngày qua, dư luận chưa hết xôn xao sau khi xem clip dài khoảng 4 phút ghi lại cảnh nhân viên một công ty bất động sản bán đất như chạy giặc để tranh giành chốt các lô đất theo yêu cầu của khách hàng. Vụ việc xảy ra tại một khu đất trống thuộc xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Ông Vũ Văn Khương, Giám đốc Công ty Địa ốc Nam Khương (đơn vị bán đất nền gây xôn xao dư luận) nói rằng, hình ảnh nhân viên của ông bán đất xuất hiện trong clip là thật, khách hàng tranh giành chốt những lô đất đẹp và khu đất thực hiện giao dịch đã được ngành chức năng cấp phép.
Khu đất được Công ty Địa ốc Nam Khương rao bán tại huyện Lộc Ninh, Bình Phước gây xôn xao dư luận. |
Tuy nhiên, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh khẳng định, vị trí Công ty Địa ốc Nam Khương rao bán không thuộc dự án bất động sản nào được ngành chức năng cấp phép. Cũng theo ông Phi, ngành chức năng đã lập biên bản xử lý Công ty Địa ốc Nam Khương với các hành vi vi phạm Nghị định 16 của Chính phủ, xử phạt hành chính 100 triệu đồng và buộc phá dỡ công trình vi phạm; vi phạm về việc tụ tập đông người không báo chính quyền địa phương, gây mất an ninh trật tự.
Trong khi đó, ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh cho biết, đến nay, sau 10 ngày xảy ra vụ bán đất gây xôn xao dư luận, địa phương chưa nhận được bất kỳ hồ sơ nào đăng ký để thực hiện giao dịch chuyển nhượng tại vị trí rao bán. Theo ông Vinh, khu đất Công ty Địa ốc Nam Khương rao bán không phải dự án nhà ở, trước đây một cá nhân mua lại khoảng 1ha đất trồng cây lâu năm, sau đó công ty tự phân thành các lô nhỏ để rao bán.
Không chỉ ở huyện Lộc Ninh, những ngày qua, dư luận đang quan tâm đến cơn “sốt đất” tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Tại huyện Đồng Phú, giá đất tại khu vực ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi bỗng dưng tăng lên chóng mặt. Giá đất dọc hai bên đường ĐT 753 thuộc địa phận huyện Đồng Phú mỗi mét ngang đất mặt đường, sâu khoảng 50m, có giá lên đến 150 triệu đồng. “Nếu như trước đây vườn cao su 1ha giá khoảng 600 triệu đồng thì nay họ đòi đến 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, những người hỏi mua chủ yếu từ nơi khác đến, họ chuyển nhượng nhanh chóng bằng miệng chỉ với tờ sổ đỏ phô tô”, ông Nguyễn Tuấn (ngụ huyện Đồng Phú, Bình Phước) cho biết.
Được biết, cơn “sốt đất” khiến giá tăng lên từ thông tin do các công ty bất động sản đưa ra về việc Bình Phước đề xuất Thủ tướng mở đường kết nối với sân bay Long Thành. Từ đó, xóm vắng vốn bình yên nay mỗi ngày có hàng chục chiếc ô tô biển số TP.HCM, Bình Dương tìm về những khu đất trống, vườn cao su để “săn hàng”.
Hệ lụy sau cơn “sốt đất” ảo
Còn nhớ vào đầu tháng 3/2021, sau khi có thông tin về đề xuất quy hoạch sân bay lưỡng dụng Téc-ních 500ha (huyện Hớn Quản, Bình Phước) hay sân bay Lai Khê (huyện Bàu Bàng, Bình Dương), giá đất quanh khu vực này được “cò” thổi tăng chóng mặt. Thế nhưng giá đất chỉ “sốt ảo” một thời gian ngắn rồi lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư bỏ tiền tỷ “ôm” đất khóc ròng.
Trở lại khu vực có tin đồn quy hoạch sân bay Téc-ních , nơi trước đó mỗi ngày có hàng trăm xe ô tô đến xem đất, khiến đường nông thôn ùn tắc giao thông hàng ki lô mét, chúng tôi không tin được những gì diễn ra cách đây không lâu. Thôn quê yên bình trở lại như xưa, nhưng cũng không ít người đau khổ khi bỏ tiền mua đất giá “trên trời” nay bán chẳng ai mua.
Cò môi giới bất động sản kéo đến vùng nông thôn ở Bình Phước tạo "cơn sốt ảo" gây ra hệ lụy cho người dân và ngành chức năng |
Tại khu vực Thác số 4 (xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản), lúc trước là điểm giao dịch nhộn nhịp nhất, mỗi ngày có hàng trăm ô tô đến, người mua bán đất tấp nập; giờ chỉ còn vài hàng quán vắng vẻ. “Hồi đó, thấy nhiều người mua đất tôi cũng mua một lô 150m2 giá 1,5 tỷ đồng. Giờ lô đất này bán 1 tỷ đồng chẳng ai hỏi”, ông Trần Văn Hà (ngụ xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản, Bình Phước) than thở.
Theo bà Phan Thị Kim Oanh, Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản, trên thực tế đến thời điểm này chính quyền địa phương chưa cấp dự án phân lô bán nền nào để xây dựng khu dân cư. Đến nay, cơ quan chức năng chưa ghi nhận hồ sơ giao dịch chuyển đổi biến động đất nào đúng pháp luật tại khu vực quanh dự án sân bay.
Tương tự, chúng tôi trở lại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, nơi giá đất tăng chóng mặt vào cuối tháng 3 năm ngoái, do “cò đất” tạo ra. Trước đó, dựng “kịch bản” sân bay Lai Khê ở xã Lai Hưng sắp được xây dựng, “cò đất” thuê hàng trăm ô tô dừng dọc các quán cà phê ven tuyến đường lớn ngồi bàn tán về sân bay, về khu dân cư Lai Hưng hiện đại và quy mô sắp được xây dựng. Sau đó chia nhau giao dịch đất bằng chính tiền của nhóm “cò đất”, người trước vừa mua xong, đã có người sau “lùng sục” mua lại với giá chênh lệch hàng trăm triệu đồng.
Với màn “ảo thuật” ấy, chỉ vài ngày sau, cùng một lô đất đã tăng giá tới 4 lần, khiến không ít người hoa mắt. “Vào thời điểm đó, lô đất khoảng 100m2 có thổ cư 60m2 giá được đẩy lên đến 2,5 tỷ đồng. “Cò đất” làm tuồng rồi đi, trong khi một số người bị sập bẫy nay cùng lô đất đó bán 1,5 tỷ đồng không ai mua”, anh Việt (người chuyên đầu tư bất động sản ở Bình Dương) nhớ lại.
Cơn sốt đất ảo tại khu vực gần dự án sân bay Téc Ních huyện Hớn Quản, nhiều người ôm đất vỡ mộng |
Theo lãnh đạo UBND xã Lai Hưng (huyện Bàu Bàng), thời điểm “sốt đất” trong khu vực, có ngày ông phải ký hơn 100 hồ sơ đất đai, gấp hơn 3 lần so với trước . “Nhận định việc chuyển nhượng có vấn đề, khi có người đến xã hỏi chúng tôi đều khuyên đừng nên giao dịch. Đề phòng cò đất tạo sốt đất ảo nên chúng tôi treo bảng cảnh báo khắp nơi”, ông Bành Quốc Trung, Chủ tịch UBND xã Lai Hưng nhớ lại.
Trong khi đó, thượng tá Bùi Phạm Hải – Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Bình Dương cảnh báo: “Trước khi thực hiện giao dịch bất động sản, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin qua nhiều kênh, trong đó có chính quyền sở tại. Không ít trường hợp trắng tay sau khi mua đất không rõ ràng”.
Cơn sốt đất ảo đang “lăm le” trở lại thị trường BĐS đầu năm 2022?
Link bài gốc: Sốt đất vùng quê, nông dân vỡ mộng sau khi 'cò' rời đi
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hàng triệu tỷ đồng tiền gửi nằm trong nhà băng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con gái Cường Đô La gây sốt với màn đối thoại đáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Cần ít nhất 18 tháng để giá bất động sản quay trở...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẻ Ms. BVBank có gì mà gây sốt phái đẹp?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sự thật sau bức ảnh "ông Tây mua ngựa vàng mã Hà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu