TIN MỚI
Diễn giả nổi tiếng John C. Maxwell từng nói: "Life is a matter of choices, and every choice you make makes you" (tạm dịch: cuộc sống là chuỗi những lựa chọn, và chính những sự lựa chọn này làm nên con người bạn). Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, chỉ cần bạn đưa ra quyết định khác một chút thôi trong quá khứ thì hẳn cuộc sống của bạn sẽ rất khác so với hiện tại. Có những quyết định khiến bạn tự hào, số khác lại khiến bạn phải ngại ngùng mỗi khi nhắc đến, và có những lựa chọn dằn vặt tâm can bạn dù đã nhiều năm trôi qua.
Và trong một thế giới đầy ắp sự lựa chọn như ngày nay, thì nỗi sợ "chọn sai" lại lớn hơn bao giờ hết! Lỡ mình chọn sai trường, lỡ mình làm không đúng công việc yêu thích hay lỡ đâu mình yêu nhầm người. Trong cuốn sách "Nghịch lý của sự lựa chọn" (Paradox of choice), tác giả Barry Schwartz cho rằng quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc chúng ta chần chừ khi đưa ra quyết định, không tự tin vào sự lựa chọn đã đưa ra, và thường tự trách bản thân nếu sự việc diễn ra không như ý muốn.
Vậy thì làm thế nào để đưa ra quyết định tốt hơn, mỗi khi đứng giữa ngã ba đường mà không phải "điên đầu"?
1. Giới hạn những lựa chọn
Phần lớn mọi người tin rằng mỗi khi đưa ra quyết định quan trọng, thì phải tham khảo càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Chính điều này khiến não ta trở nên quá tải, bấn loạn, dẫn đến khó đưa ra quyết định cuối cùng và tăng khả năng chọn phải điều không như mong muốn. Việc đưa ra những tiêu chí sẽ giúp bạn loại bỏ bớt sự lựa chọn không phù hợp ngay từ ban đầu, chỉ cần giữ khoảng 3-5 lựa chọn là đủ.
Nếu bạn là fan của online shopping, thì hẳn bạn thường thấy bản thân mất rất nhiều thời gian đắn đo suy nghĩ không biết nên mua đồ của shop nào hay trên trang nào. Đồ ở đây trông đẹp hơn, nhưng đồ shop kia mẫu mới hơn, còn shop khác thì lại bán hàng uy tín hơn. Khoan đã, bên trang khác lại đang sales sập sàn nữa chứ?!
Việc tốt nhất bạn cần làm đó là tham khảo qua thông tin trên mạng, chọn lấy 2 shop uy tín nhất, tự giới hạn bản thân bằng cách thống nhất chỉ mua kiểu dáng, mẫu mã, giá tiền nhất định ngay từ ban đầu, sau đó chọn ra 1-2 mẫu ưng ý nhất ở mỗi shop. Lúc này bạn chỉ còn phải băn khoăn giữa một vài sự lựa chọn mà thôi.
2. Liệt kê ưu, nhược điểm
Lúc này, việc so sánh bằng cách liệt kê tất cả ưu nhược điểm của từng lựa chọn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn là so sánh theo từng tiêu chí. Vì rất có thể, bạn sẽ bỏ sót một tiêu chí quan trọng nào đó và đánh giá vấn đề một cách phiến diện.
Ví dụ khi chọn người yêu, nếu bạn chỉ đánh giá dựa trên chiều cao, độ đẹp trai hay bố làm to thì anh A là tốt nhất. Nhưng khi thêm các tiêu chí như: lãng mạn, độ chiều chuộng bạn gái hoặc nấu ăn ngon thì lúc này anh B lại trở nên sáng giá hơn chẳng hạn. Chính vì vậy, bằng cách liệt kê tất cả ưu nhược điểm của 2 anh ngay từ đầu, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được người đàn ông phù hợp.
3. Việc còn lại là của thời gian
Các nhà thần kinh học đã chỉ ra rằng não người có 2 cơ chế suy nghĩ: một là chế độ tập trung (focus mode) để xử lý các công việc một cách logic, có hệ thống; hai là chế độ phân tán (diffuse mode) được kích hoạt khi ta thả lỏng suy nghĩ, đi tìm lời giải cho một vấn đề mới.
Ở bước 1, 2 bạn cần tập trung để lọc những lựa chọn không phù hợp và liệt kê tất cả ưu nhược điểm. Tuy nhiên, bạn không thể nào cứ mãi ngồi vò đầu bứt tai chỉ để nghĩ xem rốt cục mình nên chọn cái gì. Mà thay vào đó, hãy dành thời gian thư giãn, để bộ não chuyển sang chế độ suy nghĩ Phân tán. Có thể bằng cách đi dạo, đạp xe quanh khu bạn sống, nghe một bản nhạc không lời yêu thích hay đi tắm chẳng hạn. Câu trả lời cuối cùng sẽ đến vào những lúc mà bạn không ngờ tới nhất đấy!
Tất nhiên, mỗi người sẽ có cách khác nhau để đưa ra sự lựa chọn của riêng bản thân họ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn một lúc nào đó, khi phải đối mặt trước những ngã rẽ cuộc đời.
Còn bạn, bạn đã đưa ra quyết định của bản thân trước những lựa chọn quan trọng trong cuộc sống như thế nào?
Bài học từ sự ứng phó của các công ty ở Trung Quốc trong dịch bệnh: Không gian làm việc, hoạt động kinh doanh toàn cầu sẽ thay đổi hoàn toàn!
Báo Dân sinh
Link bài gốc: Sợ không được làm công việc mình thích, sợ yêu nhầm người: Làm thế nào để quyết định đúng?
Diễn giả nổi tiếng John C. Maxwell từng nói: "Life is a matter of choices, and every choice you make makes you" (tạm dịch: cuộc sống là chuỗi những lựa chọn, và chính những sự lựa chọn này làm nên con người bạn). Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, chỉ cần bạn đưa ra quyết định khác một chút thôi trong quá khứ thì hẳn cuộc sống của bạn sẽ rất khác so với hiện tại. Có những quyết định khiến bạn tự hào, số khác lại khiến bạn phải ngại ngùng mỗi khi nhắc đến, và có những lựa chọn dằn vặt tâm can bạn dù đã nhiều năm trôi qua.
Và trong một thế giới đầy ắp sự lựa chọn như ngày nay, thì nỗi sợ "chọn sai" lại lớn hơn bao giờ hết! Lỡ mình chọn sai trường, lỡ mình làm không đúng công việc yêu thích hay lỡ đâu mình yêu nhầm người. Trong cuốn sách "Nghịch lý của sự lựa chọn" (Paradox of choice), tác giả Barry Schwartz cho rằng quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc chúng ta chần chừ khi đưa ra quyết định, không tự tin vào sự lựa chọn đã đưa ra, và thường tự trách bản thân nếu sự việc diễn ra không như ý muốn.
Vậy thì làm thế nào để đưa ra quyết định tốt hơn, mỗi khi đứng giữa ngã ba đường mà không phải "điên đầu"?
1. Giới hạn những lựa chọn
Phần lớn mọi người tin rằng mỗi khi đưa ra quyết định quan trọng, thì phải tham khảo càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Chính điều này khiến não ta trở nên quá tải, bấn loạn, dẫn đến khó đưa ra quyết định cuối cùng và tăng khả năng chọn phải điều không như mong muốn. Việc đưa ra những tiêu chí sẽ giúp bạn loại bỏ bớt sự lựa chọn không phù hợp ngay từ ban đầu, chỉ cần giữ khoảng 3-5 lựa chọn là đủ.
Nếu bạn là fan của online shopping, thì hẳn bạn thường thấy bản thân mất rất nhiều thời gian đắn đo suy nghĩ không biết nên mua đồ của shop nào hay trên trang nào. Đồ ở đây trông đẹp hơn, nhưng đồ shop kia mẫu mới hơn, còn shop khác thì lại bán hàng uy tín hơn. Khoan đã, bên trang khác lại đang sales sập sàn nữa chứ?!
Việc tốt nhất bạn cần làm đó là tham khảo qua thông tin trên mạng, chọn lấy 2 shop uy tín nhất, tự giới hạn bản thân bằng cách thống nhất chỉ mua kiểu dáng, mẫu mã, giá tiền nhất định ngay từ ban đầu, sau đó chọn ra 1-2 mẫu ưng ý nhất ở mỗi shop. Lúc này bạn chỉ còn phải băn khoăn giữa một vài sự lựa chọn mà thôi.
2. Liệt kê ưu, nhược điểm
Lúc này, việc so sánh bằng cách liệt kê tất cả ưu nhược điểm của từng lựa chọn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn là so sánh theo từng tiêu chí. Vì rất có thể, bạn sẽ bỏ sót một tiêu chí quan trọng nào đó và đánh giá vấn đề một cách phiến diện.
Ví dụ khi chọn người yêu, nếu bạn chỉ đánh giá dựa trên chiều cao, độ đẹp trai hay bố làm to thì anh A là tốt nhất. Nhưng khi thêm các tiêu chí như: lãng mạn, độ chiều chuộng bạn gái hoặc nấu ăn ngon thì lúc này anh B lại trở nên sáng giá hơn chẳng hạn. Chính vì vậy, bằng cách liệt kê tất cả ưu nhược điểm của 2 anh ngay từ đầu, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được người đàn ông phù hợp.
3. Việc còn lại là của thời gian
Các nhà thần kinh học đã chỉ ra rằng não người có 2 cơ chế suy nghĩ: một là chế độ tập trung (focus mode) để xử lý các công việc một cách logic, có hệ thống; hai là chế độ phân tán (diffuse mode) được kích hoạt khi ta thả lỏng suy nghĩ, đi tìm lời giải cho một vấn đề mới.
Ở bước 1, 2 bạn cần tập trung để lọc những lựa chọn không phù hợp và liệt kê tất cả ưu nhược điểm. Tuy nhiên, bạn không thể nào cứ mãi ngồi vò đầu bứt tai chỉ để nghĩ xem rốt cục mình nên chọn cái gì. Mà thay vào đó, hãy dành thời gian thư giãn, để bộ não chuyển sang chế độ suy nghĩ Phân tán. Có thể bằng cách đi dạo, đạp xe quanh khu bạn sống, nghe một bản nhạc không lời yêu thích hay đi tắm chẳng hạn. Câu trả lời cuối cùng sẽ đến vào những lúc mà bạn không ngờ tới nhất đấy!
Tất nhiên, mỗi người sẽ có cách khác nhau để đưa ra sự lựa chọn của riêng bản thân họ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn một lúc nào đó, khi phải đối mặt trước những ngã rẽ cuộc đời.
Còn bạn, bạn đã đưa ra quyết định của bản thân trước những lựa chọn quan trọng trong cuộc sống như thế nào?
Bài học từ sự ứng phó của các công ty ở Trung Quốc trong dịch bệnh: Không gian làm việc, hoạt động kinh doanh toàn cầu sẽ thay đổi hoàn toàn!
Báo Dân sinh
Link bài gốc: Sợ không được làm công việc mình thích, sợ yêu nhầm người: Làm thế nào để quyết định đúng?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chi tiết quy trình cấp sổ hồng cho condotel ở Khánh Hòa
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu