Chia sẻ tại Hội thảo "Triển vọng ngành Ngân hàng năm 2023: Thách thức & Cơ hội” do Chứng khoán HSC tổ chức ngày 5/7, bà Phạm Liên Hà, Giám đốc Nghiên cứu ngành dịch vụ tài chính của Chứng khoán HSC cho rằng cơ hội lớn nhất đối với ngành ngân hàng trong nửa cuối năm là lãi suất.
Theo đó, lãi suất giảm tương đối nhanh và mạnh trong nửa đầu năm, lãi suất điều hành đã thấp hơn giai đoạn trước dịch, lãi suất liên ngân hàng tương đương trước dịch. Việc lãi suất huy động giảm sẽ tác động giảm chi phí vốn của ngân hàng. Xu hướng giảm lãi suất tiếp diễn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nửa cuối năm cũng như 2024.
Bà Hà cho rằng, thông điệp của Chính phủ đang mang tính chất linh hoạt, nới lỏng về tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, dư địa để NHNN giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2023 là không nhiều, chỉ ở mức 25 điểm cơ bản. Dù vậy, các chính sách hỗ trợ về tài khóa như giảm thuế VAT gần đây hay kế hoạch tăng đầu tư công vẫn còn dư địa để Chính phủ có thể dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm.
Một khía cạnh khác, lãi suất trái phiếu chính phủ trong quý II đã giảm xuống mức dưới 3% (kỳ hạn 10 năm) là mức thấp hơn so với năm ngoái. Do vậy, chuyên gia HSC cho rằng đây có thể là cơ hội ngân hàng ghi nhận lợi nhuận từ việc mua bán trái phiếu chính phủ. Đây là yếu tố cơ hội cho ngành ngân hàng
Về khó khăn, chuyên gia của HSC cho rằng thách thức lớn nhất với ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm là vấn đề nợ xấu. Ở thời điểm cuối quý I, tỷ lệ nợ xấu chính thức tăng lên mức 3%, tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức 5%. Với Thông tư 02, tỷ lệ nợ xấu chính thức có thể được kiểm soát. Tuy vây, cơ cấu nợ vẫn tăng lên do còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, cần ngân hàng hỗ trợ, gây áp lực lên việc trích lập dự phòng.
Cũng theo bà Hà, một thách thức lớn khác đối với ngành ngân hàng là bảo hiểm – đây là kênh mang lại nguồn thu phí quan trọng cho ngành ngân hàng trong những năm qua. Tăng trưởng doanh thu phí từ mảng bảo hiểm của các ngân hàng đã sụt giảm trong 6 tháng đâu năm sau giai đoạn tăng trưởng nóng và các sai phạm trong ngành bảo hiểm.
Đánh giá triển vọng của ngành ngân hàng, bà Phạm Liên Hà cho biết HSC dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 ở mức 12 - 14% và công ty chứng khoán đang thiên về con số 12%. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng ghi nhận mức 3%. HSC dự báo chỉ tiêu này đạt 3% trong quý III và 6% trong quý IV, nghĩa là tăng mạnh nhất vào quý cuối năm.
Trong 14 ngân hàng HSC theo dõi, NIM ước tính cho năm 2023 của toàn ngành dự kiến giảm khoảng 20 đến 30 điểm cơ bản. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi trái chiều giữa các ngân hàng.
Về lợi nhuận, ước tính lợi nhuận trung bình 14 ngân hàng sẽ giảm khoảng 12 - 15% trong năm 2023. Theo đó, HSC ước tính lợi nhuận nhóm ngân hàng trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng trên 20% so với cùng kỳ.
Đánh giá về vấn đề nợ xấu, ông Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc Ban Quan hệ nhà đầu tư của HDBank chỉ ra nợ xấu vẫn luôn là câu chuyện thường trực với ngành ngân hàng. Với riêng HDBank, đơn vị ghi nhận vẫn kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với trung bình ngành trong 5 năm gần nhất. Ông Tùng cho rằng đỉnh của nợ xấu đã qua trên cơ sở lãi suất đang hạ, người vay sẽ được giảm áp lực trả nợ.
Bên cạnh đó, nền kinh tế dù đang gặp khó vẫn cho thấy những lĩnh vực có sức chịu đựng tốt hoặc phục hồi tốt, kể đến như du lịch, xuất khẩu nông sản hưởng lợi từ thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại. Hiện sức tiêu thụ hàng tiêu dùng đang dần cải thiện, cùng với đầu tư công, du lịch sẽ hô trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Khi đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi sẽ giúp kiểm soát rủi ro nợ xấu.
“Triển vọng ngân hàng sẽ tươi sáng hơn trong thời gian tới nhờ bức tranh vĩ mô cải thiện, những vướng mắc về bất động sản và trái phiếu dần được tháo gỡ. Về mặt định giá, phân tích của HSC và nhiều công ty chứng khoán khác đều cho thấy định giá của cổ phiếu ngân hàng đang thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây”, đại diện HDBank cho biết.
Theo ông Tùng, trong thời gian qua, thị trường chứng khoán đã có cái nhìn bi quan về ngành ngân hàng do các vấn đề liên quan đến trái phiếu, nợ xấu, bất động sản. Khi các vấn đề này được tháo gỡ, niềm tin trở lại thì nhiều khả năng cổ phiếu ngân hàng sẽ biến động tích cực.
Về phía nhà đầu tư nước ngoài, ông Tùng cho rằng khối ngoại luôn hào hứng mỗi khi thị trường biến động. Ví dụ như giai đoạn Covid, các nhà đầu tư nước đã đẩy mạnh mua ròng khi P/B của nhiều ngân hàng xuống dưới 1 lần.
“Chúng tôi nhận định cổ phiếu ngành ngân hàng có triển vọng tốt trong thời gian tới. Nếu không mua bây giờ sẽ phải hối tiếc”, ông Tùng chia sẻ. Dù vậy, ông Tùng cũng cho rằng các nhà đầu tư cần lựa chọn thời điểm phù hợp để có được hiệu quả tối đa.
Link bài gốc: “Sếp” HDBank: Khó khăn nhất đã qua đi, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ sáng
Theo đó, lãi suất giảm tương đối nhanh và mạnh trong nửa đầu năm, lãi suất điều hành đã thấp hơn giai đoạn trước dịch, lãi suất liên ngân hàng tương đương trước dịch. Việc lãi suất huy động giảm sẽ tác động giảm chi phí vốn của ngân hàng. Xu hướng giảm lãi suất tiếp diễn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nửa cuối năm cũng như 2024.
Bà Hà cho rằng, thông điệp của Chính phủ đang mang tính chất linh hoạt, nới lỏng về tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, dư địa để NHNN giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2023 là không nhiều, chỉ ở mức 25 điểm cơ bản. Dù vậy, các chính sách hỗ trợ về tài khóa như giảm thuế VAT gần đây hay kế hoạch tăng đầu tư công vẫn còn dư địa để Chính phủ có thể dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm.
Một khía cạnh khác, lãi suất trái phiếu chính phủ trong quý II đã giảm xuống mức dưới 3% (kỳ hạn 10 năm) là mức thấp hơn so với năm ngoái. Do vậy, chuyên gia HSC cho rằng đây có thể là cơ hội ngân hàng ghi nhận lợi nhuận từ việc mua bán trái phiếu chính phủ. Đây là yếu tố cơ hội cho ngành ngân hàng
Về khó khăn, chuyên gia của HSC cho rằng thách thức lớn nhất với ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm là vấn đề nợ xấu. Ở thời điểm cuối quý I, tỷ lệ nợ xấu chính thức tăng lên mức 3%, tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức 5%. Với Thông tư 02, tỷ lệ nợ xấu chính thức có thể được kiểm soát. Tuy vây, cơ cấu nợ vẫn tăng lên do còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, cần ngân hàng hỗ trợ, gây áp lực lên việc trích lập dự phòng.
Cũng theo bà Hà, một thách thức lớn khác đối với ngành ngân hàng là bảo hiểm – đây là kênh mang lại nguồn thu phí quan trọng cho ngành ngân hàng trong những năm qua. Tăng trưởng doanh thu phí từ mảng bảo hiểm của các ngân hàng đã sụt giảm trong 6 tháng đâu năm sau giai đoạn tăng trưởng nóng và các sai phạm trong ngành bảo hiểm.
Đánh giá triển vọng của ngành ngân hàng, bà Phạm Liên Hà cho biết HSC dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 ở mức 12 - 14% và công ty chứng khoán đang thiên về con số 12%. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng ghi nhận mức 3%. HSC dự báo chỉ tiêu này đạt 3% trong quý III và 6% trong quý IV, nghĩa là tăng mạnh nhất vào quý cuối năm.
Trong 14 ngân hàng HSC theo dõi, NIM ước tính cho năm 2023 của toàn ngành dự kiến giảm khoảng 20 đến 30 điểm cơ bản. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi trái chiều giữa các ngân hàng.
Về lợi nhuận, ước tính lợi nhuận trung bình 14 ngân hàng sẽ giảm khoảng 12 - 15% trong năm 2023. Theo đó, HSC ước tính lợi nhuận nhóm ngân hàng trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng trên 20% so với cùng kỳ.
Đánh giá về vấn đề nợ xấu, ông Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc Ban Quan hệ nhà đầu tư của HDBank chỉ ra nợ xấu vẫn luôn là câu chuyện thường trực với ngành ngân hàng. Với riêng HDBank, đơn vị ghi nhận vẫn kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với trung bình ngành trong 5 năm gần nhất. Ông Tùng cho rằng đỉnh của nợ xấu đã qua trên cơ sở lãi suất đang hạ, người vay sẽ được giảm áp lực trả nợ.
Bên cạnh đó, nền kinh tế dù đang gặp khó vẫn cho thấy những lĩnh vực có sức chịu đựng tốt hoặc phục hồi tốt, kể đến như du lịch, xuất khẩu nông sản hưởng lợi từ thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại. Hiện sức tiêu thụ hàng tiêu dùng đang dần cải thiện, cùng với đầu tư công, du lịch sẽ hô trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Khi đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi sẽ giúp kiểm soát rủi ro nợ xấu.
“Triển vọng ngân hàng sẽ tươi sáng hơn trong thời gian tới nhờ bức tranh vĩ mô cải thiện, những vướng mắc về bất động sản và trái phiếu dần được tháo gỡ. Về mặt định giá, phân tích của HSC và nhiều công ty chứng khoán khác đều cho thấy định giá của cổ phiếu ngân hàng đang thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây”, đại diện HDBank cho biết.
Theo ông Tùng, trong thời gian qua, thị trường chứng khoán đã có cái nhìn bi quan về ngành ngân hàng do các vấn đề liên quan đến trái phiếu, nợ xấu, bất động sản. Khi các vấn đề này được tháo gỡ, niềm tin trở lại thì nhiều khả năng cổ phiếu ngân hàng sẽ biến động tích cực.
Về phía nhà đầu tư nước ngoài, ông Tùng cho rằng khối ngoại luôn hào hứng mỗi khi thị trường biến động. Ví dụ như giai đoạn Covid, các nhà đầu tư nước đã đẩy mạnh mua ròng khi P/B của nhiều ngân hàng xuống dưới 1 lần.
“Chúng tôi nhận định cổ phiếu ngành ngân hàng có triển vọng tốt trong thời gian tới. Nếu không mua bây giờ sẽ phải hối tiếc”, ông Tùng chia sẻ. Dù vậy, ông Tùng cũng cho rằng các nhà đầu tư cần lựa chọn thời điểm phù hợp để có được hiệu quả tối đa.
Link bài gốc: “Sếp” HDBank: Khó khăn nhất đã qua đi, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ sáng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quầy Lễ Tân Nha Khoa: Vai Trò, Thiết Kế và Những...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Người nhà “sếp” PGBank muốn bán sạch 7,5 triệu cổ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hội nghị Nhà đầu tư Q1/2023 của HDBank: Sẽ chốt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
ĐHCĐ HDBank: Lên kế hoạch lợi nhuận hơn 7.200 tỷ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HDBank: Kết quả kinh doanh 6 tháng sau kiểm toán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
ĐHCĐ HDBank: Dự kiến lợi nhuận ở mức cao kỷ lục...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu