Mới đây, trong buổi trò chuyện ngắn, một nữ lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc phía Nam chia sẻ: “Khó khăn lắm em ạ. Cả bộ máy nói thực là đang phải cố gồng, và không rõ sẽ gồng được đến khi nào…”
Theo nữ CEO, việc duy nhất mà doanh nghiệp có thể làm được lúc này là cố gắng giữ nhân sự để khi thị trường phục hồi có nguồn nhân lực cho kế hoạch mới. Và trên hết, là không muốn ai phải nghỉ việc, vì xin việc ở thời điểm này là rất khó. Tuy nhiên, dự án chậm thanh khoản, nguồn thu eo hẹp khiến doanh nghiệp gặp rất khó khăn.
Cùng nỗi niềm, vị Chủ tịch một sàn bất động sản cho hay: “Căng lắm! Chưa bao giờ thấy thị trường khó khăn như lúc này. Doanh nghiệp phải liên tục cắt giảm nhân lực, chi phí và có thể nói là đang cầm cự”
Cũng người lãnh đạo ấy nhưng lần này ngồi nói chuyện, gương mặt của anh có phần chùng xuống, trầm tư hơn rất nhiều so với trước đây. Anh chia sẻ: Nếu cứ khó khăn như vậy, nguy cơ doanh nghiệp phá sản rất lớn.
Vị này tiết lộ thêm, hiện nguồn tiền là phí môi giới chủ đầu tư đang nợ sàn lên đến hàng trăm tỉ đồng. Có một chủ đầu tư đang nợ 30 tỉ đồng, họ cũng không xoay sở được để trả cho mình. Dù làm mọi cách nhưng vì ai cũng khó khăn nên không có nguồn chi trả. Doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn trăm bề.
“Đợt dịch Covid-19, dù thị trường cũng khó khăn nhưng không khó bằng bây giờ. Doanh nghiệp không có dòng tiền khiến mọi hoạt động ở mức cầm cự. Chưa kể, việc triển khai bán dự án trong thời điểm mà tâm lý khách hàng dao động trở nên khó khăn hết sức”, vị Chủ tịch này chia sẻ.
Hầu hết các doanh nghiệp địa ốc gặp khó khăn ở thời điểm này.
Đại diện một chủ đầu tư tại thị trường bất động sản phía Nam cũng giãi bày, doanh nghiệp đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn và nhiều thử thách buộc phải tính toán lại tất cả các kế hoạch đầu tư, phát triển cũng như phương án dự phòng cho các kịch bản diễn biến của thị trường trong những năm sắp tới.
Vị này cho hay, một trong những số rào cản lớn phải kể đến những yêu tố sau:
Về nội tại doanh nghiệp buộc phải đánh giá lại nguồn lực đầu tư và phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó ưu tiên hàng đầu là xử lý khủng hoảng về dòng tiền và duy trì được hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong ngắn hạn ít nhất 12-24 tháng. Bên cạnh đó doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi và tinh gọn bộ máy để cắt giảm quy mô ở mức độ tối thiểu.
Về yếu tố tác động bên ngoài, doanh nghiệp phải đánh giá được tình hình diễn biến của thị trường và nền kinh tế trong những năm sắp tới để có giải pháp ứng phó phù hợp.
“Rủi ro lớn nhất nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp là rủi ro về chính sách. Việc điều chỉnh các chính sách quản lý vĩ mô chưa thích ứng và theo kịp diễn biến của thị trường gây ra sự tắc nghẽn nguồn lực phát triển và sự thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và nền kinh tế”, vị này nhấn mạnh.
Theo chủ đầu tư này, chính vì sự suy thoái kéo dài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế tác động tới tâm lý và niềm tin của thị trường bị sụt giảm nghiêm trọng suốt thời gian vừa qua. Đây là sự báo động và cấp thiết cần phải có các giải pháp kịp thời và toàn diện từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để từng bước phục hồi niềm tin của thị trường, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp.
Có thế thấy, gần đây Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách giúp doanh nghiệp giãn, hoãn các khoản nợ, kéo dài thời hạn trả nợ như Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Thông tư 02/2023/TT-NHNN,... Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, những chính sách này chỉ có tác động giúp các doanh nghiệp cầm chừng. Thay vì “đóng băng” tại thời điểm này thì kéo dài hơn tình trạng “thoi thóp” và chuyển sang “đóng băng” tại thời điểm khác.
Vị này ví von, giống như người bệnh, doanh nghiệp không được cung cấp “thuốc chữa”, chỉ được phát cho một số “thực phẩm chức năng” thì về bản chất “bệnh” cũng không thể hết. Chỉ là “cầm cự và kéo dài thời gian sống thêm được ngày nào hay ngày ấy”.
Theo đó, doanh nghiệp bất động sản hiện cần thuốc là dự án được phê duyệt sớm, là tiền thật, để phục hồi hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Chứ không phải chỉ chuyển “nợ xấu” thời điểm này sang thời điểm khác.
Lãi suất duy trì ở mức cao từ cuối năm 2022, giảm nhẹ vào đầu năm nay nhưng vẫn ở ngưỡng cao đối với sức chịu đựng của Doanh nghiệp. Áp lực lãi suất khiến sức khỏe các doanh nghiệp vốn đã yếu lại ngày càng suy giảm.
Bản thân doanh nghiệp hiện tại thiếu vốn để sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Trong khi, doanh thu thì sụt giảm nhưng vẫn phải gồng mình lên gánh nhiều khoản chi phí.
Việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng không phải là đơn giản. Hầu hết các ngân hàng vẫn tiếp tục siết chặt các nguồn cho vay (đặc biệt là những doanh nghiệp nợ cũ rơi vào nhóm đối tượng cho giãn, hoãn) và mở rộng nhỏ giọt dư nợ cho vay đối với các giao dịch bất động sản. Kênh huy động vốn qua trái phiếu bị kiểm soát, lãi suất tăng cao gây áp lực lớn cho người mua nhà và chủ đầu tư.
“Tình trạng khó khăn kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới các đối tượng tham gia thị trường bất động sản mà còn kéo theo sự trì trệ của hàng loạt các ngành nghề liên quan khác. Nếu không tìm được lối thoát kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của hàng loạt các đối tượng, từ doanh nghiệp đầu tư, phát triển bất động sản đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản và môi giới bất động sản. Hậu quả này sẽ trở thành vấn nạn cho cả nền kinh tế”, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.
Link bài gốc: Sếp doanh nghiệp địa ốc: “Căng lắm!”
Theo nữ CEO, việc duy nhất mà doanh nghiệp có thể làm được lúc này là cố gắng giữ nhân sự để khi thị trường phục hồi có nguồn nhân lực cho kế hoạch mới. Và trên hết, là không muốn ai phải nghỉ việc, vì xin việc ở thời điểm này là rất khó. Tuy nhiên, dự án chậm thanh khoản, nguồn thu eo hẹp khiến doanh nghiệp gặp rất khó khăn.
Cùng nỗi niềm, vị Chủ tịch một sàn bất động sản cho hay: “Căng lắm! Chưa bao giờ thấy thị trường khó khăn như lúc này. Doanh nghiệp phải liên tục cắt giảm nhân lực, chi phí và có thể nói là đang cầm cự”
Cũng người lãnh đạo ấy nhưng lần này ngồi nói chuyện, gương mặt của anh có phần chùng xuống, trầm tư hơn rất nhiều so với trước đây. Anh chia sẻ: Nếu cứ khó khăn như vậy, nguy cơ doanh nghiệp phá sản rất lớn.
Vị này tiết lộ thêm, hiện nguồn tiền là phí môi giới chủ đầu tư đang nợ sàn lên đến hàng trăm tỉ đồng. Có một chủ đầu tư đang nợ 30 tỉ đồng, họ cũng không xoay sở được để trả cho mình. Dù làm mọi cách nhưng vì ai cũng khó khăn nên không có nguồn chi trả. Doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn trăm bề.
“Đợt dịch Covid-19, dù thị trường cũng khó khăn nhưng không khó bằng bây giờ. Doanh nghiệp không có dòng tiền khiến mọi hoạt động ở mức cầm cự. Chưa kể, việc triển khai bán dự án trong thời điểm mà tâm lý khách hàng dao động trở nên khó khăn hết sức”, vị Chủ tịch này chia sẻ.
Hầu hết các doanh nghiệp địa ốc gặp khó khăn ở thời điểm này.
Đại diện một chủ đầu tư tại thị trường bất động sản phía Nam cũng giãi bày, doanh nghiệp đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn và nhiều thử thách buộc phải tính toán lại tất cả các kế hoạch đầu tư, phát triển cũng như phương án dự phòng cho các kịch bản diễn biến của thị trường trong những năm sắp tới.
Vị này cho hay, một trong những số rào cản lớn phải kể đến những yêu tố sau:
Về nội tại doanh nghiệp buộc phải đánh giá lại nguồn lực đầu tư và phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó ưu tiên hàng đầu là xử lý khủng hoảng về dòng tiền và duy trì được hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong ngắn hạn ít nhất 12-24 tháng. Bên cạnh đó doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi và tinh gọn bộ máy để cắt giảm quy mô ở mức độ tối thiểu.
Về yếu tố tác động bên ngoài, doanh nghiệp phải đánh giá được tình hình diễn biến của thị trường và nền kinh tế trong những năm sắp tới để có giải pháp ứng phó phù hợp.
“Rủi ro lớn nhất nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp là rủi ro về chính sách. Việc điều chỉnh các chính sách quản lý vĩ mô chưa thích ứng và theo kịp diễn biến của thị trường gây ra sự tắc nghẽn nguồn lực phát triển và sự thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và nền kinh tế”, vị này nhấn mạnh.
Theo chủ đầu tư này, chính vì sự suy thoái kéo dài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế tác động tới tâm lý và niềm tin của thị trường bị sụt giảm nghiêm trọng suốt thời gian vừa qua. Đây là sự báo động và cấp thiết cần phải có các giải pháp kịp thời và toàn diện từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để từng bước phục hồi niềm tin của thị trường, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp.
Có thế thấy, gần đây Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách giúp doanh nghiệp giãn, hoãn các khoản nợ, kéo dài thời hạn trả nợ như Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Thông tư 02/2023/TT-NHNN,... Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, những chính sách này chỉ có tác động giúp các doanh nghiệp cầm chừng. Thay vì “đóng băng” tại thời điểm này thì kéo dài hơn tình trạng “thoi thóp” và chuyển sang “đóng băng” tại thời điểm khác.
Vị này ví von, giống như người bệnh, doanh nghiệp không được cung cấp “thuốc chữa”, chỉ được phát cho một số “thực phẩm chức năng” thì về bản chất “bệnh” cũng không thể hết. Chỉ là “cầm cự và kéo dài thời gian sống thêm được ngày nào hay ngày ấy”.
Theo đó, doanh nghiệp bất động sản hiện cần thuốc là dự án được phê duyệt sớm, là tiền thật, để phục hồi hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Chứ không phải chỉ chuyển “nợ xấu” thời điểm này sang thời điểm khác.
Lãi suất duy trì ở mức cao từ cuối năm 2022, giảm nhẹ vào đầu năm nay nhưng vẫn ở ngưỡng cao đối với sức chịu đựng của Doanh nghiệp. Áp lực lãi suất khiến sức khỏe các doanh nghiệp vốn đã yếu lại ngày càng suy giảm.
Bản thân doanh nghiệp hiện tại thiếu vốn để sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Trong khi, doanh thu thì sụt giảm nhưng vẫn phải gồng mình lên gánh nhiều khoản chi phí.
Việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng không phải là đơn giản. Hầu hết các ngân hàng vẫn tiếp tục siết chặt các nguồn cho vay (đặc biệt là những doanh nghiệp nợ cũ rơi vào nhóm đối tượng cho giãn, hoãn) và mở rộng nhỏ giọt dư nợ cho vay đối với các giao dịch bất động sản. Kênh huy động vốn qua trái phiếu bị kiểm soát, lãi suất tăng cao gây áp lực lớn cho người mua nhà và chủ đầu tư.
“Tình trạng khó khăn kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới các đối tượng tham gia thị trường bất động sản mà còn kéo theo sự trì trệ của hàng loạt các ngành nghề liên quan khác. Nếu không tìm được lối thoát kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của hàng loạt các đối tượng, từ doanh nghiệp đầu tư, phát triển bất động sản đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản và môi giới bất động sản. Hậu quả này sẽ trở thành vấn nạn cho cả nền kinh tế”, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.
Link bài gốc: Sếp doanh nghiệp địa ốc: “Căng lắm!”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cổ phiếu MSB lên đỉnh gần 1 năm, sếp ngân hàng tấp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Môi giới bất động sản dẫn đầu nhóm đi tìm việc mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Sếp" VIB muốn mua vào 25 triệu cổ phiếu, trị giá...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Sếp” HDBank: Khó khăn nhất đã qua đi, cổ phiếu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người nhà “sếp” PGBank muốn bán sạch 7,5 triệu cổ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VASEP kiến nghị giảm lãi suất cho vay VND xuống...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu