TIN MỚI
PwC vừa thực hiện Khảo sát mở rộng các Lãnh đạo doanh nghiệp, triển khai từ tháng 6 tới tháng 7 năm 2020. Đây là một phần mở rộng của Khảo sát lãnh đạo toàn cầu của PwC, mang đến quan điểm của 699 các CEO đến từ 67 quốc gia và vùng lãnh thổ về các mô hình kinh doanh mới và các xu hướng chính xuất hiện dưới tác động của COVID-19. Các đại diện khảo sát đến từ các doanh nghiệp công và tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn doanh thu trên 1 tỷ đô la Mỹ, và thuộc các ngành công nghiệp đa dạng.
Kết quả nổi bật từ khảo sát lần này chỉ ra rằng các lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc lại một cách sâu sắc phương pháp lập kế hoạch, đầu tư và vận hành trong tương lai. Các kết quả đồng thời cho thấy hạ tầng số, làm việc linh hoạt và sức khỏe nhân viên sẽ là những mối quan tâm hàng đầu đối với các cấp điều hành khi tái thiết vận hành doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng ít nhất trong 12 tháng tới.
Trong số gần 700 CEO toàn cầu tham gia "Khảo sát mở rộng các lãnh đạo doanh nghiệp 2020" của PwC, phần lớn tin rằng đại dịch COVID-19 đã mang lại những chuyển dịch lâu dài về làm việc từ xa (78%), tự động hóa (76%) và giảm số lượng nhân việc làm việc tại văn phòng (76%). Bên cạnh đó, 61% cho biết trong tương lai mô hình kinh doanh của họ sẽ được số hóa hơn – đây cũng là bước chuyển đổi được đẩy nhanh nhờ đại dịch.
Ông Bob Moritz, Chủ tịch Toàn cầu của PwC nhận định: "Các nhà lãnh đạo không những phải đảm bảo hoạt động doanh nghiệp ngày hôm nay mà còn nên cân nhắc lại một cách thấu đáo về chiến lược cho ngày mai, từ đó vượt qua khủng hoảng và sẵn sàng tái cấu trúc doanh nghiệp để vươn lên trong bối cảnh thế giới nhiều đổi khác. Các CEO cần cân nhắc không chỉ về tác động của COVID-19 đã đẩy nhanh thay đổi trong xã hội và kỳ vọng ngày một cao của các bên liên quan như thế nào, mà còn về các vấn đề sẽ thúc đẩy tái định hình tương lai doanh nghiệp một cách sâu rộng."
Cũng trong khảo sát này, 58% các CEO cho biết sẽ tiếp tục ưu tiên đảm bảo chuỗi cung ứng, bên cạnh đó là đầu tư vào công nghệ nhằm theo dõi sản phẩm từ khâu sản xuất tới vận chuyển, và đảm bảo các đối tác cũng như nhà cung cấp hoạt động vững vàng trong khủng hoảng. Cùng với đó là thách thức đối với tiến trình quá trình toàn cầu hóa trong những thập kỷ vừa qua khi 39% các CEO tin rằng sẽ có sự dịch chuyển lâu dài sang sản xuất và gia công tại chỗ.
Bà Kristin Rivera, Lãnh đạo toàn cầu về Điều tra gian lận và Xử lý khủng hoảng của PwC trong khi đó nhận xét: "Đại dịch COVID-19 một lần nữa nhắc nhở các lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng thích ứng cho mô hình vận hành. Những công ty có thể nhanh chóng ứng dụng các phương thức làm việc trên nền tảng số hoặc chuyển đổi chuỗi cung ứng sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn trước những cú sốc từ bên ngoài. Giờ đây các CEO vừa phải ứng phó với những diễn biến của đại dịch, đồng thời cân nhắc lại về cách thức vận hành của doanh nghiệp trong tương lai. Không phải sáng kiến nào được hình thành trong giai đoạn khủng hoảng cũng sẽ mang lại kết quả lâu dài, nhưng sẽ mang lại những bài học giá trị."
Những thay đổi do COVID-19 đã và đang làm dài thêm danh sách nhiệm vụ của các CEO. Biến đổi khí hậu tiếp tục là xu hướng có ảnh hưởng lớn đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Khi được hỏi liệu xu hướng ưu tiên giảm nhẹ các tác động gây biến đổi khí hậu có thể được duy trì về lâu dài, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp (47%) cho rằng điều này là khả thi. Các CEO tin rằng sự gia tăng việc sử dụng đồ dùng một lần (bao gồm chất khử trùng, khẩu trang) và việc nền kinh tế chia sẻ (tiêu dùng chung) bị sụt giảm sẽ chỉ là tạm thời.
Ông Bob Moritz chia sẻ: "Một số CEO có thể cảm thấy như họ đã vượt qua một bài kiểm tra quan trọng. Hiện tại điều cốt yếu là làm sao ứng dụng những kiến thức quý báu mà họ thu được về tổ chức của mình một cách hiệu quả cho việc kinh doanh và cho cả xã hội. Sự chuyển dịch lâu dài nhất đến từ đại dịch này chính là thực tế sẽ không còn sự lựa chọn giữa dài hạn và ngắn hạn. Chúng ta cần phải giải quyết cả hai."
CEO MB Lưu Trung Thái: Ngân hàng to hơn không còn quan trọng, bây giờ quan trọng là ai thông minh hơn, nhanh hơn
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: PwC: Khủng hoảng do COVID-19 sẽ kéo theo những thay đổi lâu dài. Những DN nhanh chóng ứng dụng nền tảng số hoặc chuyển đổi chuỗi cung ứng sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn
PwC vừa thực hiện Khảo sát mở rộng các Lãnh đạo doanh nghiệp, triển khai từ tháng 6 tới tháng 7 năm 2020. Đây là một phần mở rộng của Khảo sát lãnh đạo toàn cầu của PwC, mang đến quan điểm của 699 các CEO đến từ 67 quốc gia và vùng lãnh thổ về các mô hình kinh doanh mới và các xu hướng chính xuất hiện dưới tác động của COVID-19. Các đại diện khảo sát đến từ các doanh nghiệp công và tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn doanh thu trên 1 tỷ đô la Mỹ, và thuộc các ngành công nghiệp đa dạng.
Kết quả nổi bật từ khảo sát lần này chỉ ra rằng các lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc lại một cách sâu sắc phương pháp lập kế hoạch, đầu tư và vận hành trong tương lai. Các kết quả đồng thời cho thấy hạ tầng số, làm việc linh hoạt và sức khỏe nhân viên sẽ là những mối quan tâm hàng đầu đối với các cấp điều hành khi tái thiết vận hành doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng ít nhất trong 12 tháng tới.
Trong số gần 700 CEO toàn cầu tham gia "Khảo sát mở rộng các lãnh đạo doanh nghiệp 2020" của PwC, phần lớn tin rằng đại dịch COVID-19 đã mang lại những chuyển dịch lâu dài về làm việc từ xa (78%), tự động hóa (76%) và giảm số lượng nhân việc làm việc tại văn phòng (76%). Bên cạnh đó, 61% cho biết trong tương lai mô hình kinh doanh của họ sẽ được số hóa hơn – đây cũng là bước chuyển đổi được đẩy nhanh nhờ đại dịch.
Ông Bob Moritz, Chủ tịch Toàn cầu của PwC nhận định: "Các nhà lãnh đạo không những phải đảm bảo hoạt động doanh nghiệp ngày hôm nay mà còn nên cân nhắc lại một cách thấu đáo về chiến lược cho ngày mai, từ đó vượt qua khủng hoảng và sẵn sàng tái cấu trúc doanh nghiệp để vươn lên trong bối cảnh thế giới nhiều đổi khác. Các CEO cần cân nhắc không chỉ về tác động của COVID-19 đã đẩy nhanh thay đổi trong xã hội và kỳ vọng ngày một cao của các bên liên quan như thế nào, mà còn về các vấn đề sẽ thúc đẩy tái định hình tương lai doanh nghiệp một cách sâu rộng."
Cũng trong khảo sát này, 58% các CEO cho biết sẽ tiếp tục ưu tiên đảm bảo chuỗi cung ứng, bên cạnh đó là đầu tư vào công nghệ nhằm theo dõi sản phẩm từ khâu sản xuất tới vận chuyển, và đảm bảo các đối tác cũng như nhà cung cấp hoạt động vững vàng trong khủng hoảng. Cùng với đó là thách thức đối với tiến trình quá trình toàn cầu hóa trong những thập kỷ vừa qua khi 39% các CEO tin rằng sẽ có sự dịch chuyển lâu dài sang sản xuất và gia công tại chỗ.
Bà Kristin Rivera, Lãnh đạo toàn cầu về Điều tra gian lận và Xử lý khủng hoảng của PwC trong khi đó nhận xét: "Đại dịch COVID-19 một lần nữa nhắc nhở các lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng thích ứng cho mô hình vận hành. Những công ty có thể nhanh chóng ứng dụng các phương thức làm việc trên nền tảng số hoặc chuyển đổi chuỗi cung ứng sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn trước những cú sốc từ bên ngoài. Giờ đây các CEO vừa phải ứng phó với những diễn biến của đại dịch, đồng thời cân nhắc lại về cách thức vận hành của doanh nghiệp trong tương lai. Không phải sáng kiến nào được hình thành trong giai đoạn khủng hoảng cũng sẽ mang lại kết quả lâu dài, nhưng sẽ mang lại những bài học giá trị."
Những thay đổi do COVID-19 đã và đang làm dài thêm danh sách nhiệm vụ của các CEO. Biến đổi khí hậu tiếp tục là xu hướng có ảnh hưởng lớn đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Khi được hỏi liệu xu hướng ưu tiên giảm nhẹ các tác động gây biến đổi khí hậu có thể được duy trì về lâu dài, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp (47%) cho rằng điều này là khả thi. Các CEO tin rằng sự gia tăng việc sử dụng đồ dùng một lần (bao gồm chất khử trùng, khẩu trang) và việc nền kinh tế chia sẻ (tiêu dùng chung) bị sụt giảm sẽ chỉ là tạm thời.
Ông Bob Moritz chia sẻ: "Một số CEO có thể cảm thấy như họ đã vượt qua một bài kiểm tra quan trọng. Hiện tại điều cốt yếu là làm sao ứng dụng những kiến thức quý báu mà họ thu được về tổ chức của mình một cách hiệu quả cho việc kinh doanh và cho cả xã hội. Sự chuyển dịch lâu dài nhất đến từ đại dịch này chính là thực tế sẽ không còn sự lựa chọn giữa dài hạn và ngắn hạn. Chúng ta cần phải giải quyết cả hai."
CEO MB Lưu Trung Thái: Ngân hàng to hơn không còn quan trọng, bây giờ quan trọng là ai thông minh hơn, nhanh hơn
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: PwC: Khủng hoảng do COVID-19 sẽ kéo theo những thay đổi lâu dài. Những DN nhanh chóng ứng dụng nền tảng số hoặc chuyển đổi chuỗi cung ứng sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mua nhà tặng kèm nhà, có nhà là có ô tô đi miễn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng Hàn Quốc lãi “khủng” tại Việt Nam...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều ưu đãi "khủng" cho khách hàng VPBank Prime...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cứ 3 môi giới nhà đất thì có 2 người đã bỏ nghề...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X rơi vào khủng hoảng khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PwC: 80% CFO được khảo sát dự kiến lợi nhuận doanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu