Các nhà khảo cổ nhận định rằng ngôi mộ thuộc về thời nhà Thương (Ân) – triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Thương xuất hiện vào thời đồ đồng vào khoảng những năm từ 2.000 TCN cho đến 1.001 TCN. Thời kỳ này sở hữu những thành tựu phát triển về quân sự, toán học, thiên văn học và nghệ thuật đáng kinh ngạc.
Toàn cảnh khu vực khai quật ở An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ An Dương
Gia tộc Ce giàu có ở An Dương
Khu nghĩa trang của gia tộc này cách kinh đô Ân Khư khoảng 1,5 dặm (tương đương 2,4 km). Kinh đô Ân Khư được dựng lên vào khoảng năm 1300 TCN bởi Bàn Canh, vị vua thứ 19 của nhà Thương. Nơi đây trở thành kinh đô chính trong vòng 255 năm tiếp theo.
Vào ngày 6/1/2022, Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ An Dương đưa tin về một khu khảo cổ chứa 18 nền móng của các công trình, 24 ngôi mộ, 4 chiếc xe ngựa chiến và ngựa, và một số các cổ vật vẫn còn khá nguyên vẹn khác, trong đó gồm một số đồ bằng ngọc, đá cùng với đồ đồng có ký tự "Ce".
Gia tộc "Ce" được cho là sống dưới triều đại nhà Thương. Các nhà nghiên cứu vẫn đang xác định địa vị xã hội của gia tộc này, bao gồm chức tước và mối quan hệ của họ với gia đình hoàng tộc nhà Thương.
Hình ảnh một ngôi mộ được khai quật ở An Dương.
Điểm quan trọng trong việc khai quật khu mộ
Ông Kong Deming, giám đốc Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ An Dương chia sẻ với tờ CNN rằng, họ đã xác định được 6 xe ngựa, cùng với hài cốt của một vài chiến binh và ngựa được chôn sống cùng với người chết. Ngoài ra, những vật phẩm và cổ vật được chế tạo một cách vô cùng xa hoa. Một vài chiến binh đội mũ làm từ chuỗi vỏ sò, trong khi đầu ngựa được tô điểm bằng vàng và phần giáp sau được làm bằng đồng.
Giám đốc Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ An Dương nhận định, đây là một khám phá vô cùng độc đáo và hiếm có ở An Dương. Nhưng điều thực sự hiếm có ở đây lại là những vật trang trí xung quanh xe kéo ngựa. Chúng phản ánh "địa vị cao quý và quyền lực" của người chủ sở hữu những chiếc xe kéo này.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra một bộ sưu tập đa dạng các cổ vật còn khá nguyên vẹn. Do đó, vị giám đốc này gọi cuộc khám phá này là "một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong công cuộc nghiên cứu về quy mô và cách bài trí của tàn tích Ân Khư".
Cổ vật bằng đồng được khai quật ở An Dương, Trung Quốc.
An Dương là một trong bảy thành phố cổ của Trung Quốc. Nơi đây cũng được coi là cái nôi văn hóa của người Trung Quốc. An Dương là nơi xuất hiện chữ giáp cốt. Loại chữ cổ này cũng chính là nền móng cho tiếng Trung hiện đại.
Giải mã đội quân đất nung bí ẩn canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Mỗi người một vẻ, màu sắc đủ đầy nhưng lại là nỗi ê chề của ngành khảo cổ Trung Quốc
Link bài gốc: Phát hiện khu mộ cổ 3.000 năm hé lộ bí mật về giới thượng lưu thời cổ đại
Toàn cảnh khu vực khai quật ở An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ An Dương
Gia tộc Ce giàu có ở An Dương
Khu nghĩa trang của gia tộc này cách kinh đô Ân Khư khoảng 1,5 dặm (tương đương 2,4 km). Kinh đô Ân Khư được dựng lên vào khoảng năm 1300 TCN bởi Bàn Canh, vị vua thứ 19 của nhà Thương. Nơi đây trở thành kinh đô chính trong vòng 255 năm tiếp theo.
Vào ngày 6/1/2022, Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ An Dương đưa tin về một khu khảo cổ chứa 18 nền móng của các công trình, 24 ngôi mộ, 4 chiếc xe ngựa chiến và ngựa, và một số các cổ vật vẫn còn khá nguyên vẹn khác, trong đó gồm một số đồ bằng ngọc, đá cùng với đồ đồng có ký tự "Ce".
Gia tộc "Ce" được cho là sống dưới triều đại nhà Thương. Các nhà nghiên cứu vẫn đang xác định địa vị xã hội của gia tộc này, bao gồm chức tước và mối quan hệ của họ với gia đình hoàng tộc nhà Thương.
Hình ảnh một ngôi mộ được khai quật ở An Dương.
Điểm quan trọng trong việc khai quật khu mộ
Ông Kong Deming, giám đốc Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ An Dương chia sẻ với tờ CNN rằng, họ đã xác định được 6 xe ngựa, cùng với hài cốt của một vài chiến binh và ngựa được chôn sống cùng với người chết. Ngoài ra, những vật phẩm và cổ vật được chế tạo một cách vô cùng xa hoa. Một vài chiến binh đội mũ làm từ chuỗi vỏ sò, trong khi đầu ngựa được tô điểm bằng vàng và phần giáp sau được làm bằng đồng.
Giám đốc Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ An Dương nhận định, đây là một khám phá vô cùng độc đáo và hiếm có ở An Dương. Nhưng điều thực sự hiếm có ở đây lại là những vật trang trí xung quanh xe kéo ngựa. Chúng phản ánh "địa vị cao quý và quyền lực" của người chủ sở hữu những chiếc xe kéo này.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra một bộ sưu tập đa dạng các cổ vật còn khá nguyên vẹn. Do đó, vị giám đốc này gọi cuộc khám phá này là "một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong công cuộc nghiên cứu về quy mô và cách bài trí của tàn tích Ân Khư".
Cổ vật bằng đồng được khai quật ở An Dương, Trung Quốc.
An Dương là một trong bảy thành phố cổ của Trung Quốc. Nơi đây cũng được coi là cái nôi văn hóa của người Trung Quốc. An Dương là nơi xuất hiện chữ giáp cốt. Loại chữ cổ này cũng chính là nền móng cho tiếng Trung hiện đại.
Giải mã đội quân đất nung bí ẩn canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Mỗi người một vẻ, màu sắc đủ đầy nhưng lại là nỗi ê chề của ngành khảo cổ Trung Quốc
Link bài gốc: Phát hiện khu mộ cổ 3.000 năm hé lộ bí mật về giới thượng lưu thời cổ đại
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phát hiện kho báu trị giá cả chục tỷ đồng trong lúc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng nhộn nhịp phát hành trái phiếu
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu