TIN MỚI
Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Cấp cao, CBRE Việt Nam, dịch Covid-19 tái bùng phát đã làm thay đổi bản chất của việc kinh doanh nhà ở theo một cách tích cực và thị trường vẫn hấp dẫn. Các chủ đầu tư đã đổi mới các chính sách bán hàng trong khi người mua ngày càng quen với tình trạng bình thường mới. Thị thực vắc xin và tỷ lệ tiêm vắc xin được cải thiện sẽ giúp nhóm khách nước ngoài trở lại thị trường. Tổng số lượng căn hộ bán được tại Tp.HCM dự kiến khoảng 15.000 – 17.000 căn do ít nguồn cung và tình hình Covid-19 phức tạp.
Dự báo về giá, theo bà Dung, giá căn hộ sơ cấp dự kiến sẽ tiếp tục tăng so với năm 2020 tuy nhiên mức tăng sẽ ổn định hơn để thị trường có thể tiêu thụ hết các sản phẩm còn lại. Giá chào bán sơ cấp năm 2021 ở các phân khúc sẽ có mức tăng giá trong khoảng từ 1% đến 4% so với năm 2020. Riêng giá căn hộ hạng sang dự kiến tăng 6% trong năm 2021 và 2022 nhờ có các sản phẩm mới là căn hộ hạng sang có thương hiệu (branded residence) tại Quận 1.
"Các giải pháp văn phòng tại nhà cho các dự án căn hộ chung cư như không gian làm việc đủ sáng và thoáng khí, thiết kế bền vững nhằm tiết kiệm năng lượng sẽ là xu hướng mới khi mô hình làm việc tại nhà đang kéo dài hơn. Về vị trí, thị trường sẽ mở rộng xa hơn khu trung tâm tới những khu đô thị nằm gần các dự án hạ tầng trọng điểm. Vắc xin cho Covid-19 sẽ là chìa khóa mở ra chương mới của thị trường căn hộ", bà Dung nhấn mạnh.
Cũng theo báo cáo từ CBRE, giá bán căn hộ trung bình trên thị trường sơ cấp tăng ở tất cả các phân khúc, đạt mức 2.260 USD/m2 (không bao gồm thuế GTGT), tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc hạng sang và trung cấp ghi nhận mức tăng giá cao lần lượt là 9,2% và 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá trung bình tăng đáng kể do thiếu nguồn cung tại phân khúc trung cấp và phân khúc hạng sang đón nhận dòng sản phẩm căn hộ có thương hiệu (branded residence). Phân khúc cao cấp và bình dân có mức tăng giá nhẹ trong quý khảo sát, lần lượt là 0,4% và 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo của đơn vị này, đến cuối năm, nguồn cung chào bán của thị trường căn hộ Tp.HCM trong cả năm 2021 sẽ khoảng 17.000 – 18.000 căn.
Một phân khúc khác là nhà liền thổ dự báo sẽ tiếp tục đà tăng giá trong thời gian tới ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Theo JLL Việt Nam, với quỹ đất hạn chế ở Tp.HCM và sự gia nhập của các dự án tích hợp chất lượng cao ở các tỉnh vệ tinh, giá bán sơ cấp trung bình của loại hình Nhà liền thổ tại khu vực miền Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Báo cáo quý 2 của đơn vị này cũng chỉ ra, dù dịch bệnh, giá bán loại hình nhà phố, biệt thự vẫn tăng. Cụ thể, giá bán sơ cấp trung bình của Nhà liền thổ thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận đạt 2.849 USD/m2 (tương đương 65.5 triệu đồng/m2). Thị trường tiếp tục ghi nhận mức giá tăng mạnh, với mức tăng 15.9% theo năm và 7.9% theo quý. Mức tăng này chủ yếu đến từ các dự án quy mô lớn ở TP.Thủ Đức, Đồng Nai và Long An, và những dự án nằm ở khu vực có mật độ đô thị hóa cao như ở Bình Dương.
Để thích nghi với đợt dịch lần này, nhiều chủ đầu tư đã áp dụng phương pháp bán hàng trực tuyến để quảng bá sản phẩm, cùng với đó là nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn được tung ra như lịch thanh toán dài hơn, lãi suất bằng không trong kỳ hạn dài, cùng nhiều quà tặng giá trị khác.
Đối với triển vọng, tình hình dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến tiến độ bán hàng cùng với những vướng mắc pháp lý hiện hữu ở Tp.HCM sẽ khiến tổng nguồn cung Nhà liền thổ trong phần còn lại của năm 2021 dao động mạnh trong khoảng 1.000 – 1.500 căn. Trong khi đó, các tỉnh vệ tinh sẽ có nguồn cung mới dồi dào, vào khoảng 4.000 căn, chủ yếu tập trung ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Cùng nhận định, bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam cho hay, dù chịu nhiều tác động từ dịch Covid-19 nhưng giá bán bất động sản nhà liền thổ tại thị trường thứ cấp tại Tp.HCM lại có mức tăng khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Lý do nhà liền thổ vẫn "sống khỏe" là bởi nhu cầu của nhà đầu tư vẫn có, đặc biệt là những sản phẩm nhà phố, biệt thự được phát triển trong các dự án tổ hợp chung cư.
Có thể thấy, về mặt nguồn cung đã có sự sụt giảm khá mạnh, lượng hàng chào bán ra thị trường cũng không quá nhiều. Vì nguồn cung mới và lượng hàng tồn kho thấp nên lượng giao dịch cũng thấp trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, điểm sáng của thị trường trong thời gian qua là giá bán của căn hộ và nhà phố, biệt thự, đều có xu hướng tăng.
Theo bà Trang, đối với phân khúc biệt thự, nhà phố, do lượng tồn kho ít nên không có nhiều sự tăng giá trong những sản phẩm đang chào bán. Tuy nhiên, giá bán tại thị trường thứ cấp lại có mức tăng giá khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên do bởi người Việt Nam vẫn ưu tiên nhà ở liền thổ hơn. Do đó, những sản phẩm nhà phố, đặt biệt là các sản phẩm được phát triển trong các dự án rất được nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ hấp thụ cũng rất tốt.
"Việc các doanh nghiệp phát triển đổ dồn về khu Đông là kết quả kế thừa của sự phát triển hạ tầng trong thời gian vừa qua, cũng như mức độ đô thị hóa ở khu vực này đang phát triển rất nhanh. Nhìn vào kế hoạch phát triển hạ tầng tại Tp.HCM từ nay đến năm 2025, chúng ta có thể thấy, có rất nhiều dự án hạ tầng lớn tại khu Đông nằm trong kế hoạch. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng rằng, việc nâng cấp, mở rộng những tuyến đường lớn này sẽ giúp thị trường bất động sản nơi đây phát triển tốt hơn trong tương lai, giá BĐS sẽ tiếp tục đà tăng", bà Trang nhấn mạnh.
Một phân khúc khá nổi bật trong đại dịch là BĐS công nghiệp đang được dự báo giá sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới. Theo JLL, giá đất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng giá thuê nhà xưởng xây sẵn chững lại. Đất công nghiệp với vị thế là một hình thức đầu tư sản xuất lâu dài vẫn luôn giữ đà tăng trưởng về giá khu vực, chỉ tăng 0.5% so với cùng kỳ do đại dịch bùng phát, gây ảnh hưởng lớn cho các hoạt động cho thuê của loại hình bất động sản xây sẵn này. Giá thuê đất công nghiệp tại miền Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng. Đối với nhà xưởng xây sẵn, khoảng 940.000 m2 mới sẽ được tung ra thị trường vào cuối năm 2021 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát và thị trường hồi phục trở lại.
Cùng với đó, nguồn cung đất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong Q1/ 2021, cả nước có 370 KCN với tổng diện tích 115.200 ha. Trong đó có 328 KCN đang hoạt động ngoài các khu kinh tế (KKT), 24 KCN nằm trong các KKT ven biển và 8 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu. Các dự án này đã tạo ra khoảng 3,6 triệu việc làm cho người lao động.
Hàng chục dự án KCN tại 13 tỉnh, thành phố đã được phê duyệt trong Q1/2021, hứa hẹn cung cấp hàng nghìn ha diện tich đất cho các nhà đầu tư trong vài năm tới. Bắc Ninh có số lượng dự án lớn nhất với 5 KCN sắp triển khai. Chẳng hạn như KCN Quế Võ III với diện tích 208,54 ha, có tổng vốn đầu tư 120,87 triệu USD; hay KCN Gia Bình II với diện tích 250 ha (do Tập đoàn Hanaka phát triển) có tổng vốn đầu tư 172,17 triệu USD. Quảng Trị cũng kỳ vọng vào các dự án mới như KCN Triệu Phú với tổng diện tích gần 529 ha.
Ngoài ra, có thể kể đến KCN Quảng Trị có diện tích 481,2 ha, tổng vốn đầu tư 90,17 triệu USD, được phát triển bởi liên doanh 3 nhà đầu tư gồm KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) và Công ty cổ phần Amata City Biên Hòa. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng kỳ vọng một số KCN mới với tổng nguồn cung 500 ha như Sông Lô, Tam Đường 1, Thái Hòa - Liên Sơn – Liên Hòa. Ngoài ra, các dự án mới dự kiến sẽ được phát triển tại Hải Dương, Vĩnh Long, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Nam Định và Nghệ An.
Ở khu vực phía Nam, UBND tỉnh Đồng Nai đang có kế hoạch phát triển thêm 3 KCN với tổng diện tích 6.475 ha nhằm giải quyết tình trạng quá tải của các KCN hiện nay. Có ba KCN đáng chú ý bao gồm KCN Long Đức (3.253 ha), KCN Bàu Cạn-Tân Hiệp (2.627 ha) ở huyện Long Thành, và KCN Xuân Quế - Sông Nhạn (3.595 ha) ở huyện Cẩm Mỹ. Ba KCN này của Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển các KCN công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Phân khúc bất động sản nào còn tiếp tục tăng giá?
Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Cấp cao, CBRE Việt Nam, dịch Covid-19 tái bùng phát đã làm thay đổi bản chất của việc kinh doanh nhà ở theo một cách tích cực và thị trường vẫn hấp dẫn. Các chủ đầu tư đã đổi mới các chính sách bán hàng trong khi người mua ngày càng quen với tình trạng bình thường mới. Thị thực vắc xin và tỷ lệ tiêm vắc xin được cải thiện sẽ giúp nhóm khách nước ngoài trở lại thị trường. Tổng số lượng căn hộ bán được tại Tp.HCM dự kiến khoảng 15.000 – 17.000 căn do ít nguồn cung và tình hình Covid-19 phức tạp.
Dự báo về giá, theo bà Dung, giá căn hộ sơ cấp dự kiến sẽ tiếp tục tăng so với năm 2020 tuy nhiên mức tăng sẽ ổn định hơn để thị trường có thể tiêu thụ hết các sản phẩm còn lại. Giá chào bán sơ cấp năm 2021 ở các phân khúc sẽ có mức tăng giá trong khoảng từ 1% đến 4% so với năm 2020. Riêng giá căn hộ hạng sang dự kiến tăng 6% trong năm 2021 và 2022 nhờ có các sản phẩm mới là căn hộ hạng sang có thương hiệu (branded residence) tại Quận 1.
"Các giải pháp văn phòng tại nhà cho các dự án căn hộ chung cư như không gian làm việc đủ sáng và thoáng khí, thiết kế bền vững nhằm tiết kiệm năng lượng sẽ là xu hướng mới khi mô hình làm việc tại nhà đang kéo dài hơn. Về vị trí, thị trường sẽ mở rộng xa hơn khu trung tâm tới những khu đô thị nằm gần các dự án hạ tầng trọng điểm. Vắc xin cho Covid-19 sẽ là chìa khóa mở ra chương mới của thị trường căn hộ", bà Dung nhấn mạnh.
Cũng theo báo cáo từ CBRE, giá bán căn hộ trung bình trên thị trường sơ cấp tăng ở tất cả các phân khúc, đạt mức 2.260 USD/m2 (không bao gồm thuế GTGT), tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc hạng sang và trung cấp ghi nhận mức tăng giá cao lần lượt là 9,2% và 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá trung bình tăng đáng kể do thiếu nguồn cung tại phân khúc trung cấp và phân khúc hạng sang đón nhận dòng sản phẩm căn hộ có thương hiệu (branded residence). Phân khúc cao cấp và bình dân có mức tăng giá nhẹ trong quý khảo sát, lần lượt là 0,4% và 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo của đơn vị này, đến cuối năm, nguồn cung chào bán của thị trường căn hộ Tp.HCM trong cả năm 2021 sẽ khoảng 17.000 – 18.000 căn.
Một phân khúc khác là nhà liền thổ dự báo sẽ tiếp tục đà tăng giá trong thời gian tới ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Theo JLL Việt Nam, với quỹ đất hạn chế ở Tp.HCM và sự gia nhập của các dự án tích hợp chất lượng cao ở các tỉnh vệ tinh, giá bán sơ cấp trung bình của loại hình Nhà liền thổ tại khu vực miền Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Báo cáo quý 2 của đơn vị này cũng chỉ ra, dù dịch bệnh, giá bán loại hình nhà phố, biệt thự vẫn tăng. Cụ thể, giá bán sơ cấp trung bình của Nhà liền thổ thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận đạt 2.849 USD/m2 (tương đương 65.5 triệu đồng/m2). Thị trường tiếp tục ghi nhận mức giá tăng mạnh, với mức tăng 15.9% theo năm và 7.9% theo quý. Mức tăng này chủ yếu đến từ các dự án quy mô lớn ở TP.Thủ Đức, Đồng Nai và Long An, và những dự án nằm ở khu vực có mật độ đô thị hóa cao như ở Bình Dương.
Để thích nghi với đợt dịch lần này, nhiều chủ đầu tư đã áp dụng phương pháp bán hàng trực tuyến để quảng bá sản phẩm, cùng với đó là nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn được tung ra như lịch thanh toán dài hơn, lãi suất bằng không trong kỳ hạn dài, cùng nhiều quà tặng giá trị khác.
Đối với triển vọng, tình hình dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến tiến độ bán hàng cùng với những vướng mắc pháp lý hiện hữu ở Tp.HCM sẽ khiến tổng nguồn cung Nhà liền thổ trong phần còn lại của năm 2021 dao động mạnh trong khoảng 1.000 – 1.500 căn. Trong khi đó, các tỉnh vệ tinh sẽ có nguồn cung mới dồi dào, vào khoảng 4.000 căn, chủ yếu tập trung ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Cùng nhận định, bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam cho hay, dù chịu nhiều tác động từ dịch Covid-19 nhưng giá bán bất động sản nhà liền thổ tại thị trường thứ cấp tại Tp.HCM lại có mức tăng khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Lý do nhà liền thổ vẫn "sống khỏe" là bởi nhu cầu của nhà đầu tư vẫn có, đặc biệt là những sản phẩm nhà phố, biệt thự được phát triển trong các dự án tổ hợp chung cư.
Có thể thấy, về mặt nguồn cung đã có sự sụt giảm khá mạnh, lượng hàng chào bán ra thị trường cũng không quá nhiều. Vì nguồn cung mới và lượng hàng tồn kho thấp nên lượng giao dịch cũng thấp trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, điểm sáng của thị trường trong thời gian qua là giá bán của căn hộ và nhà phố, biệt thự, đều có xu hướng tăng.
Theo bà Trang, đối với phân khúc biệt thự, nhà phố, do lượng tồn kho ít nên không có nhiều sự tăng giá trong những sản phẩm đang chào bán. Tuy nhiên, giá bán tại thị trường thứ cấp lại có mức tăng giá khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên do bởi người Việt Nam vẫn ưu tiên nhà ở liền thổ hơn. Do đó, những sản phẩm nhà phố, đặt biệt là các sản phẩm được phát triển trong các dự án rất được nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ hấp thụ cũng rất tốt.
"Việc các doanh nghiệp phát triển đổ dồn về khu Đông là kết quả kế thừa của sự phát triển hạ tầng trong thời gian vừa qua, cũng như mức độ đô thị hóa ở khu vực này đang phát triển rất nhanh. Nhìn vào kế hoạch phát triển hạ tầng tại Tp.HCM từ nay đến năm 2025, chúng ta có thể thấy, có rất nhiều dự án hạ tầng lớn tại khu Đông nằm trong kế hoạch. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng rằng, việc nâng cấp, mở rộng những tuyến đường lớn này sẽ giúp thị trường bất động sản nơi đây phát triển tốt hơn trong tương lai, giá BĐS sẽ tiếp tục đà tăng", bà Trang nhấn mạnh.
Một phân khúc khá nổi bật trong đại dịch là BĐS công nghiệp đang được dự báo giá sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới. Theo JLL, giá đất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng giá thuê nhà xưởng xây sẵn chững lại. Đất công nghiệp với vị thế là một hình thức đầu tư sản xuất lâu dài vẫn luôn giữ đà tăng trưởng về giá khu vực, chỉ tăng 0.5% so với cùng kỳ do đại dịch bùng phát, gây ảnh hưởng lớn cho các hoạt động cho thuê của loại hình bất động sản xây sẵn này. Giá thuê đất công nghiệp tại miền Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng. Đối với nhà xưởng xây sẵn, khoảng 940.000 m2 mới sẽ được tung ra thị trường vào cuối năm 2021 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát và thị trường hồi phục trở lại.
Cùng với đó, nguồn cung đất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong Q1/ 2021, cả nước có 370 KCN với tổng diện tích 115.200 ha. Trong đó có 328 KCN đang hoạt động ngoài các khu kinh tế (KKT), 24 KCN nằm trong các KKT ven biển và 8 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu. Các dự án này đã tạo ra khoảng 3,6 triệu việc làm cho người lao động.
Hàng chục dự án KCN tại 13 tỉnh, thành phố đã được phê duyệt trong Q1/2021, hứa hẹn cung cấp hàng nghìn ha diện tich đất cho các nhà đầu tư trong vài năm tới. Bắc Ninh có số lượng dự án lớn nhất với 5 KCN sắp triển khai. Chẳng hạn như KCN Quế Võ III với diện tích 208,54 ha, có tổng vốn đầu tư 120,87 triệu USD; hay KCN Gia Bình II với diện tích 250 ha (do Tập đoàn Hanaka phát triển) có tổng vốn đầu tư 172,17 triệu USD. Quảng Trị cũng kỳ vọng vào các dự án mới như KCN Triệu Phú với tổng diện tích gần 529 ha.
Ngoài ra, có thể kể đến KCN Quảng Trị có diện tích 481,2 ha, tổng vốn đầu tư 90,17 triệu USD, được phát triển bởi liên doanh 3 nhà đầu tư gồm KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) và Công ty cổ phần Amata City Biên Hòa. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng kỳ vọng một số KCN mới với tổng nguồn cung 500 ha như Sông Lô, Tam Đường 1, Thái Hòa - Liên Sơn – Liên Hòa. Ngoài ra, các dự án mới dự kiến sẽ được phát triển tại Hải Dương, Vĩnh Long, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Nam Định và Nghệ An.
Ở khu vực phía Nam, UBND tỉnh Đồng Nai đang có kế hoạch phát triển thêm 3 KCN với tổng diện tích 6.475 ha nhằm giải quyết tình trạng quá tải của các KCN hiện nay. Có ba KCN đáng chú ý bao gồm KCN Long Đức (3.253 ha), KCN Bàu Cạn-Tân Hiệp (2.627 ha) ở huyện Long Thành, và KCN Xuân Quế - Sông Nhạn (3.595 ha) ở huyện Cẩm Mỹ. Ba KCN này của Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển các KCN công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Phân khúc bất động sản nào còn tiếp tục tăng giá?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Không cần giao tiếp vẫn ‘đọc vị’ được lòng người: 5...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phân Loại Và Ứng Dụng Của Cửa Thép Chống Cháy 90 Phút
- Thread starter KAI Windoors
- Ngày bắt đầu
Sau cả năm chờ đợi, môi giới bất động sản phấn khởi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HUD Sơn Tây góp phần thay đổi diện mạo Thị xã Sơn Tây
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu