Đi sâu vào kết quả kinh doanh, các ngân hàng cho thấy khả năng xoay sở ấn tượng trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, đặc biệt là từ quý 3 tăng trưởng tín dụng chậm lại đáng kể và mặt bằng chi phí huy động vốn cao lên.
Hầu hết các ngân hàng đều đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt là thu từ dịch vụ như thẻ, bảo hiểm, thư tín dụng,…bên cạnh thu từ mảng cho vay.
VIB là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận trên 40% trong 9 tháng đầu năm 2022. Lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ và có đóng góp tốt từ thu nhập phi tín dụng. Thu nhập ngoài lãi của nhà băng này đạt hơn 2.400 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm, đóng góp 17% vào tổng thu nhập hoạt động.
Tại Sacombank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đã đạt 4.440 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và hoàn thành 84% kế hoạch năm. Thu ngoài lãi của nhà băng này đóng góp 39% vào tổng thu nhập hoạt động. Trong đó, tỷ trọng của lãi từ hoạt động dịch vụ đạt gần 24%.
Techcombank cho biết thu phí từ dịch vụ thẻ tăng trưởng 69,5% đạt 1.398,8 tỷ đồng, thu phí từ dịch vụ bảo hiểm cũng tăng trưởng 50% so với cùng kỳ với mức phí bảo hiểm quy năm (APE) tăng 104% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn thu từ dịch vụ đã có đóng góp đáng kể, giúp Techcombank báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm vượt mốc 20.000 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.
MSB cũng cho biết đã đa dạng nguồn thu, nhằm giảm thiểu các biến động lãi suất của thị trường. Tổng thu nhập từ các hoạt động cốt lõi khác như hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư đạt hơn 2.500 tỷ, chiếm đến 32% tổng thu nhập hoạt động. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng cán mốc 4.824 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021, thực hiện hơn 70% kế hoạch năm.
Bên cạnh sự chuyển dịch nguồn thu nói trên, một sự chuyển dịch đáng chú ý khác là trong cơ cấu tín dụng cũng giúp nhiều ngân hàng duy trì khả năng sinh lời. Trong quý 2 và quý 3, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay bán lẻ để có NIM cao, đồng thời là xu hướng phù hợp với bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản còn nhiều thách thức.
Tại VIB, tiếp tục lấy mảng bán lẻ là trọng tâm, nhà băng này đưa dư nợ bán lẻ vượt 200.000 tỷ đồng, là quy mô thuộc top đầu các ngân hàng tư nhân hiện nay. Tỷ trọng bán lẻ của VIB đã vượt hơn 90% và là một trong những cái tên dẫn đầu thị phần cho vay ô tô, thẻ tín dụng trên toàn quốc. Trong đó, 93% dư nợ cho vay bán lẻ có tài sản bảo đảm. Đối với các khoản vay bất động sản của VIB, 77% là cho vay mua nhà, 23% là cho vay sửa chữa nhà, tỷ lệ cho vay nhà dự án chỉ chiếm dưới 1% tổng danh mục cho vay bán lẻ bất động sản. Bên cạnh đó, VIB có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm thấp nhất ngành, khoảng 2.100 tỷ đồng, tương đương 0,9% tổng dư nợ tín dụng, trong đó phần lớn trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại và tiêu dùng. Hết quý 3, VIB tiếp tục dẫn đầu hệ thống về chỉ số ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), đạt 31% trong 9 tháng đầu năm.
Ngoài VIB, một ngân hàng khác cũng cho thấy lợi thế của việc tập trung bán lẻ là ACB. Nhà băng này có danh mục tín dụng tập trung mảng bán lẻ với tỷ trọng 94%. Lợi nhuận trước thuế của ACB 9 tháng đầu năm đạt 13.500 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ 2021 và đã hoàn thành hơn 90% kế hoạch cả năm. ROE của ACB đạt trên 27%.
Tại Techcombank, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đã tăng 61,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 222,4 nghìn tỷ đồng và chiếm 49% danh mục tín dụng của ngân hàng (tăng từ mức 36,4% cùng kỳ 2021); dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 22,7% so với cùng kỳ trong khi tín dụng cho doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 12,5% so với cùng kỳ.
Chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên kết quả kinh doanh tích cực của các ngân hàng hiện nay. Việc đẩy mạnh bán lẻ hay tăng thu dịch vụ (thẻ, bảo hiểm,…) đều cần đến số hóa. Và ở mặt khác, số hóa cũng góp phần giúp ngân hàng kiểm soát chi phí hoạt động ngày càng hiệu quả. Cùng với việc nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên, tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) của một số ngân hàng tiếp tục cải thiện mạnh mẽ thời gian gần đây. Điển hình như CIR tại VIB đã giảm từ 40% cùng kỳ xuống còn 34%, SHB giảm từ 24,8% xuống 21,2%, Vietcombank giảm từ 34,9% xuống 33,7%,…
Link bài gốc: Phác họa bức tranh BCTC ngân hàng quý 3: Động lực tăng trưởng đến từ đâu?
Hầu hết các ngân hàng đều đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt là thu từ dịch vụ như thẻ, bảo hiểm, thư tín dụng,…bên cạnh thu từ mảng cho vay.
VIB là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận trên 40% trong 9 tháng đầu năm 2022. Lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ và có đóng góp tốt từ thu nhập phi tín dụng. Thu nhập ngoài lãi của nhà băng này đạt hơn 2.400 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm, đóng góp 17% vào tổng thu nhập hoạt động.
Tại Sacombank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đã đạt 4.440 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và hoàn thành 84% kế hoạch năm. Thu ngoài lãi của nhà băng này đóng góp 39% vào tổng thu nhập hoạt động. Trong đó, tỷ trọng của lãi từ hoạt động dịch vụ đạt gần 24%.
Techcombank cho biết thu phí từ dịch vụ thẻ tăng trưởng 69,5% đạt 1.398,8 tỷ đồng, thu phí từ dịch vụ bảo hiểm cũng tăng trưởng 50% so với cùng kỳ với mức phí bảo hiểm quy năm (APE) tăng 104% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn thu từ dịch vụ đã có đóng góp đáng kể, giúp Techcombank báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm vượt mốc 20.000 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.
MSB cũng cho biết đã đa dạng nguồn thu, nhằm giảm thiểu các biến động lãi suất của thị trường. Tổng thu nhập từ các hoạt động cốt lõi khác như hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư đạt hơn 2.500 tỷ, chiếm đến 32% tổng thu nhập hoạt động. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng cán mốc 4.824 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021, thực hiện hơn 70% kế hoạch năm.
Bên cạnh sự chuyển dịch nguồn thu nói trên, một sự chuyển dịch đáng chú ý khác là trong cơ cấu tín dụng cũng giúp nhiều ngân hàng duy trì khả năng sinh lời. Trong quý 2 và quý 3, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay bán lẻ để có NIM cao, đồng thời là xu hướng phù hợp với bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản còn nhiều thách thức.
Tại VIB, tiếp tục lấy mảng bán lẻ là trọng tâm, nhà băng này đưa dư nợ bán lẻ vượt 200.000 tỷ đồng, là quy mô thuộc top đầu các ngân hàng tư nhân hiện nay. Tỷ trọng bán lẻ của VIB đã vượt hơn 90% và là một trong những cái tên dẫn đầu thị phần cho vay ô tô, thẻ tín dụng trên toàn quốc. Trong đó, 93% dư nợ cho vay bán lẻ có tài sản bảo đảm. Đối với các khoản vay bất động sản của VIB, 77% là cho vay mua nhà, 23% là cho vay sửa chữa nhà, tỷ lệ cho vay nhà dự án chỉ chiếm dưới 1% tổng danh mục cho vay bán lẻ bất động sản. Bên cạnh đó, VIB có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm thấp nhất ngành, khoảng 2.100 tỷ đồng, tương đương 0,9% tổng dư nợ tín dụng, trong đó phần lớn trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại và tiêu dùng. Hết quý 3, VIB tiếp tục dẫn đầu hệ thống về chỉ số ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), đạt 31% trong 9 tháng đầu năm.
Ngoài VIB, một ngân hàng khác cũng cho thấy lợi thế của việc tập trung bán lẻ là ACB. Nhà băng này có danh mục tín dụng tập trung mảng bán lẻ với tỷ trọng 94%. Lợi nhuận trước thuế của ACB 9 tháng đầu năm đạt 13.500 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ 2021 và đã hoàn thành hơn 90% kế hoạch cả năm. ROE của ACB đạt trên 27%.
Tại Techcombank, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đã tăng 61,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 222,4 nghìn tỷ đồng và chiếm 49% danh mục tín dụng của ngân hàng (tăng từ mức 36,4% cùng kỳ 2021); dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 22,7% so với cùng kỳ trong khi tín dụng cho doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 12,5% so với cùng kỳ.
Chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên kết quả kinh doanh tích cực của các ngân hàng hiện nay. Việc đẩy mạnh bán lẻ hay tăng thu dịch vụ (thẻ, bảo hiểm,…) đều cần đến số hóa. Và ở mặt khác, số hóa cũng góp phần giúp ngân hàng kiểm soát chi phí hoạt động ngày càng hiệu quả. Cùng với việc nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên, tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) của một số ngân hàng tiếp tục cải thiện mạnh mẽ thời gian gần đây. Điển hình như CIR tại VIB đã giảm từ 40% cùng kỳ xuống còn 34%, SHB giảm từ 24,8% xuống 21,2%, Vietcombank giảm từ 34,9% xuống 33,7%,…
Link bài gốc: Phác họa bức tranh BCTC ngân hàng quý 3: Động lực tăng trưởng đến từ đâu?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
5 con giáp hiền lành chất phác, cả đời không bao...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phác họa bức tranh ngành ngân hàng trong nửa cuối...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyện thật như đùa: Vẹt Úc ngày càng phá phách...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tài xế xe buýt ‘cự phách’ nhất thế giới, trở thành...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hoa hậu Việt làm shipper hỗ trợ người dân trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phác họa HD Mon Holdings của đại gia Thắng “mượt“
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu