TIN MỚI
7 ngày đã trôi qua, Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên theo chuyên gia cũng không nên chủ quan. Vì dịch bệnh vẫn có thể bùng phát trong cộng đồng nếu chúng ta mất cảnh giác.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho hay, không có ca bệnh mới là một dấu mốc rất lạc quan. Tuy nhiên, các ca mắc trong cộng đồng gần đây nhất là trường hợp bệnh nhân 268 tại ổ dịch Hà Giang; các ca nhiễm tại ổ dịch Sơn Lôi – Mê Linh – Hà Nội; ổ dịch thôn Đông Cứu - Thường Tín – Hà Nội chưa qua 14 ngày. Vì vậy chưa thể khẳng định có xuất hiện thêm ca bệnh mới hay không.
Nguy cơ bệnh trong cộng đồng vẫn luôn tiềm ẩn. Vì vậy, tất cả người dân cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác, đề phòng dịch bệnh.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn hàng chục nghìn người vẫn đang cách ly tập trung và dòng người từ nước ngoài trở về nước nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tồn tại
"Nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn dịch bệnh cho nên mỗi người dân cần phải có ý thức cảnh giác", PGS Huy Nga nói.
Để chung sống an toàn khi chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng, mỗi người dân cần phải thực hiện vệ sinh cá nhân, nhà cửa, nơi công sở.
Đối với dân văn phòng một trong những nhóm tập trung đông người để đảm bảo tránh lây nhiễm trong nhóm này chuyên gia lưu ý:
- Khi việc cách ly đã được nới lỏng hơn dân văn phòng đi làm vẫn cần phải tuân thủ giữ khoảng cách nói chuyện, tiếp xúc cách xa nhau nhau từ 1,5 -2m. Nơi làm việc tùy theo điều kiện của mỗi công ty nhưng tối thiểu khoảng cách nên duy trì từ 1,5m trở lên.
- Tất cả các nhân viên làm việc tại văn phòng nên đeo khẩu trang trong giờ làm việc
- Thường xuyên rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Văn phòng làm việc nên thông thoáng tránh dùng điều hòa nhiệt độ. Nên mở cửa thường xuyên để môi trường làm việc thoáng khí và có ánh sáng chiếu vào.
- Các bề mặt như thang máy, nút nhấn thang máy, bề mặt bàn, vật dụng làm việc, máy tính, điện thoại… nên được lau chùi bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Người có dấu hiệu ho, sốt nên nghỉ việc và đi khám để loại trừ nguy cơ mắc Covid-19.
- Trong thời gian này nên chuyển các cuộc họp sang hình thức trực tuyến.
- Đối với nhóm nhân viên thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng lưu ý thực hiện đúng cách nguyên tắc vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, giữ đúng khoảng cách…
Đối với những người đi chợ, siêu thị là nơi tập trung đông người cần phải lưu ý những điểm sau:
- Khi đi chợ, siêu thị bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang.
- Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Sau khi, đi chợ hay siêu thị về nên rửa tay bằng xà phòng.
- Giữ khoảng cách an toàn 2m với người bán.
- Cố gắng mua nhanh không nên nói chuyện quá nhiều.
- Nếu dùng tiền mặt để mua bán nên cho tiền vào một túi riêng.
"Trong thời gian này mỗi người dẫn vẫn cần nghiêm túc thực hiện bảo vệ cá nhân như: đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng; đứng cách xa 2m; không tụ tập đông người quá mức tùy theo quy định của từng vùng đã được phân theo mức độ nguy cơ cao, nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp.
Nhà cửa cần giữ vệ sinh thông thoáng, không lạm dụng sử dụng điều hòa nhiệt độ, lau chùi thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.
Theo dõi sức khỏe khi có hiện tượng cúm hoặc giống cúm cần phải đi khám để loại trừ nguy cơ mắc bệnh Covid-19…", PGS. Huy Nga nói.
"Nới lỏng" giãn cách xã hội: Tuân thủ "5 an toàn", cẩn trọng các khu tập trung đông dân, ký túc xá
Tổ quốc
Link bài gốc: PGS Nguyễn Huy Nga: Nới lỏng giãn cách xã hội, đi chợ hay siêu thị nhớ thêm chữ "nhanh"
7 ngày đã trôi qua, Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên theo chuyên gia cũng không nên chủ quan. Vì dịch bệnh vẫn có thể bùng phát trong cộng đồng nếu chúng ta mất cảnh giác.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho hay, không có ca bệnh mới là một dấu mốc rất lạc quan. Tuy nhiên, các ca mắc trong cộng đồng gần đây nhất là trường hợp bệnh nhân 268 tại ổ dịch Hà Giang; các ca nhiễm tại ổ dịch Sơn Lôi – Mê Linh – Hà Nội; ổ dịch thôn Đông Cứu - Thường Tín – Hà Nội chưa qua 14 ngày. Vì vậy chưa thể khẳng định có xuất hiện thêm ca bệnh mới hay không.
Nguy cơ bệnh trong cộng đồng vẫn luôn tiềm ẩn. Vì vậy, tất cả người dân cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác, đề phòng dịch bệnh.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn hàng chục nghìn người vẫn đang cách ly tập trung và dòng người từ nước ngoài trở về nước nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tồn tại
"Nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn dịch bệnh cho nên mỗi người dân cần phải có ý thức cảnh giác", PGS Huy Nga nói.
Để chung sống an toàn khi chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng, mỗi người dân cần phải thực hiện vệ sinh cá nhân, nhà cửa, nơi công sở.
Đối với dân văn phòng một trong những nhóm tập trung đông người để đảm bảo tránh lây nhiễm trong nhóm này chuyên gia lưu ý:
- Khi việc cách ly đã được nới lỏng hơn dân văn phòng đi làm vẫn cần phải tuân thủ giữ khoảng cách nói chuyện, tiếp xúc cách xa nhau nhau từ 1,5 -2m. Nơi làm việc tùy theo điều kiện của mỗi công ty nhưng tối thiểu khoảng cách nên duy trì từ 1,5m trở lên.
- Tất cả các nhân viên làm việc tại văn phòng nên đeo khẩu trang trong giờ làm việc
- Thường xuyên rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Văn phòng làm việc nên thông thoáng tránh dùng điều hòa nhiệt độ. Nên mở cửa thường xuyên để môi trường làm việc thoáng khí và có ánh sáng chiếu vào.
- Các bề mặt như thang máy, nút nhấn thang máy, bề mặt bàn, vật dụng làm việc, máy tính, điện thoại… nên được lau chùi bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Người có dấu hiệu ho, sốt nên nghỉ việc và đi khám để loại trừ nguy cơ mắc Covid-19.
- Trong thời gian này nên chuyển các cuộc họp sang hình thức trực tuyến.
- Đối với nhóm nhân viên thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng lưu ý thực hiện đúng cách nguyên tắc vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, giữ đúng khoảng cách…
Đối với những người đi chợ, siêu thị là nơi tập trung đông người cần phải lưu ý những điểm sau:
- Khi đi chợ, siêu thị bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang.
- Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Sau khi, đi chợ hay siêu thị về nên rửa tay bằng xà phòng.
- Giữ khoảng cách an toàn 2m với người bán.
- Cố gắng mua nhanh không nên nói chuyện quá nhiều.
- Nếu dùng tiền mặt để mua bán nên cho tiền vào một túi riêng.
"Trong thời gian này mỗi người dẫn vẫn cần nghiêm túc thực hiện bảo vệ cá nhân như: đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng; đứng cách xa 2m; không tụ tập đông người quá mức tùy theo quy định của từng vùng đã được phân theo mức độ nguy cơ cao, nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp.
Nhà cửa cần giữ vệ sinh thông thoáng, không lạm dụng sử dụng điều hòa nhiệt độ, lau chùi thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.
Theo dõi sức khỏe khi có hiện tượng cúm hoặc giống cúm cần phải đi khám để loại trừ nguy cơ mắc bệnh Covid-19…", PGS. Huy Nga nói.
"Nới lỏng" giãn cách xã hội: Tuân thủ "5 an toàn", cẩn trọng các khu tập trung đông dân, ký túc xá
Tổ quốc
Link bài gốc: PGS Nguyễn Huy Nga: Nới lỏng giãn cách xã hội, đi chợ hay siêu thị nhớ thêm chữ "nhanh"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
PGS.TS Trần Đình Thiên: Nhiều trói buộc, điều kiện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp – nữ hoàng săn giải thưởng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến: Ủng hộ phương án không...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS. TS. Trần Đình Thiên: "Tôi sửng sốt, bất ngờ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS. TS. Trần Đình Thiên: Nhà đầu tư sẵn tiền mặt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS.TS Trần Đình Thiên: Mạnh dạn bổ sung những sân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu