TIN MỚI
Năm 1988, Văn phòng bằng sáng chế Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử cấp bằng sáng chế động vật cho Đại học danh tiếng Harvard. Bằng sáng chế số 4736866 của Mỹ được trao cho một giống chuột nhỏ biến đổi gen, lông trắng với đôi mắt màu đỏ có tên là OncoMouse.
Tuy nhiên sự thật rằng chú chuột Onco Mouse mà hai nhà khoa học Philip Leder và Timothy Steward tạo ra lại không hề có bước phát triển nào theo góc độ khoa học, thậm chí sau này còn bị gọi là một phát kiến gây ra thảm họa. Các nhà khoa học tại ĐH Harvard đã biến đổi gen của loài chuột để khiến chúng dễ bị mắc bệnh ung thư hơn, với mục đích giúp họ có thêm nhiều "con tốt thí mạng" hữu ích trong công cuộc nghiên cứu về căn bệnh cả nhân loại đều e sợ.
Họ tiến hành cấy gen các loại ung thư khác nhau vào phôi của chuột ngay khi thụ tinh. Việc chỉnh sửa gen như vậy không chỉ khiến chuột dễ mắc ung thư, mà thậm chí còn đảm bảo khả năng căn bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ khác. Như vậy, họ sẽ không bao giờ phải sợ thiếu đối tượng để mang ra thí nghiệm.
OncoMouse- con chuột dính với nhiều bê bối của ngành nghiên cứu khoa học
Chuột mẫu bên phải đã được cấy gen bệnh béo phì
Chuột có ADN giống người đến hơn 95%, điều đó có nghĩa rằng hầu hết các bệnh bao gồm cả Alzheimer, tiểu đường, béo phì, bệnh tim và ung thư... tấn công cả chuột và người theo phương thức gần như tương đương. Vậy mới nói, để nghiên cứu thuốc chữa bệnh trên người thì phải thử nghiệm trên chuột trước tiên.
Sinh vật sống từng không có ở bất kỳ mục nào trong Luật cấp bằng sáng chế
OncoMouse được các nhà khoa học gọi là chuột mẫu - dạng chuột đặc biệt được dùng để phục vụ việc nghiên cứu về các loại bệnh hoặc tình trạng sức khỏe của con người. Phải nói rõ, con chuột màu trắng mắt đỏ này không phải là dạng chuột mẫu đầu tiên được ra đời, tuy nhiên lại là động vật có vú đầu tiên được cấp bằng sáng chế.
Dẫu vậy, đây chưa phải ngoại lệ duy nhất trong giới nghiên cứu khoa học. Trước đó, đầu những năm 1970, Ananda Mohan Chakrabarty, một kỹ sư di truyền làm việc cho General Electric, đã phát triển một loài vi khuẩn mới có khả năng chuyển hóa dầu thô.
Ananda đề xuất chủng khuẩn này làm phương tiện để làm sạch dầu loang trên biển. Thời ấy đã có 4 loài vi khuẩn với chức năng tương tự, nhưng ông đã tạo ra giống mới ưu việt với khả năng hóa dầu nhanh hơn 2 bậc so với các chủng cũ.
Ananda sau đó nộp đơn để xin cấp bản quyền cho phát minh của mình nhưng bị từ chối ngay lập tức vì lý do sáng chế liên quan đến sinh vật sống. Vụ việc trở thành một bản án lịch sử trong giới nghiên cứu khoa học, vì ông này kiện lên tận Tòa án tối cao Hoa Kỳ.
Cuối cùng, cục diện cũng không được thay đổi khi cơ quan pháp lý tối cao cũng tuyên bố vi sinh vật còn sống không có ý nghĩa pháp lý đối với Luật cấp bằng sáng chế. Mãi đến năm 1981, ông mới thành công giành về bản quyền cho phát minh từ tận 10 năm trước của mình.
Khi làm khoa học không còn là câu chuyện đơn thuần về trí tuệ, chất xám hay đột phá
OncoMouse được tài trợ bởi công ty hóa chất Dupont của Mỹ, chính vì vậy mọi quyền lợi liên quan đến nó đều nằm dưới quyền họ. Nhiều học giả thời đó lo sợ rằng Dupont sẽ cố gắng kiếm lời từ OncoMouse, cũng như đặt ra những chính sách bất lợi cho ngành khoa học trong việc sử dụng loài chuột này.
Và đúng như tiên đoán của họ, ban đầu Dupont đưa ra giá 50 USD cho mỗi một con OncoMouse, gấp 10 lần so với giá chuột ở phòng Jackson Labs - tổ chức nghiên cứu y sinh, cũng là kho cung cấp chuột biến đổi gen lớn nhất thế giới.
Để ngăn chặn việc các nhà nghiên cứu nhận được OncoMouse miễn phí từ đồng nghiệp, DuPont cấm người mua chia sẻ OncoMouse với người khác. DuPont cũng nhấn mạnh về chi phí bản quyền phải trả cho họ nếu có bất kỳ đột phá thương mại nào được thực hiện nhờ sử dụng Oncomouse.
Chưa dừng lại ở đó, DuPont còn tuyên bố quyền sở hữu với tất cả các con chuột biến đổi gen được nhân giống để tăng tỷ lệ mắc ung thư, dù ở bất kì đâu, ai tạo ra và tạo ra như thế nào. Có điều sự thật là Leder và Stewart không phải là những người duy nhất có khả năng đó. Thực tế thì hai nhà di truyền học khác là Ralph Brinster và Richard Palmiter đã tạo ra phiên bản OncoMouse của riêng họ hai năm trước đó rồi. Trớ trêu thay, vì có bằng sáng chế, tất cả chúng hoặc cả những phát minh tương tự trong tương lai đều thuộc về... DuPont.
Cộng đồng nghiên cứu trở nên vô cùng tức giận và cũng cố gắng đàm phán với DuPont. Nhiều nhà khoa học công khai nổi loạn bằng cách phân phối OncoMouse rộng rãi dưới nhiều hình thức. Cuối cùng, DuPont đã phải đồng ý cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng chuột miễn phí và ngưng lại việc khai thác thương mại từ sáng chế này.
Trớ trêu thay, cùng lúc các nhà khoa học phản đối việc thực thi bằng sáng chế của DuPont, thì cũng nhiều người trong số họ lẳng lặng xin cấp bằng sáng chế cho những phát minh của riêng mình vì cho rằng đó là con đường duy nhất để tồn tại lâu bền. Ngoài ra còn vì nghiên cứu khoa học không hề miễn phí, nếu không nhờ đến các doanh nghiệp tư nhân thì chi phí đâu để họ tiếp tục?
Giới khoa học mất đi niềm tin từ công chúng
Năm 2005, bằng sáng chế OncoMouse hết hạn. DuPont tìm nhiều cách để gia hạn bản quyền nhưng tòa án từ chối thực hiện nguyện vọng này. Chuyện này cũng không quá quan trọng vì OncoMouse cũng đã lỗi thời so với những nghiên cứu mới ra sau này. Tuy nhiên, cách mà cộng đồng các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đã thay đổi mãi mãi. Ranh giới giữa thế giới học thuật và câu chuyện thương mại trở nên quá đỗi mong manh khi các trường đại học đặt nặng chuyện lợi nhuận trên vai.
Công chúng ngày nay dần mất đi niềm tin vào các nhà khoa học cũng như các công ty dược phẩm, vì sợ họ đặt vấn đề chi phí lên trên sức khỏe con người. Một số người cũng lo sợ rằng việc khư khư giữ bằng sáng chế để kiếm chác của các doanh nghiệp tư nhân sẽ chỉ làm chậm bước tiến phát triển của ngành khoa học nói chung mà thôi.
Đến tận hôm nay, ĐH Harvard vẫn luôn hối hận về cách họ xử lý bằng sáng chế của OncoMouse, vì đã trao cho DuPont quyền quyết định mà không hề nghĩ đến việc bảo vệ cộng đồng nghiên cứu khoa học.
"Tôi nghĩ rằng bài học cho các công ty thương mại chính là Harvard không còn đủ sức đảm nhận vai trò gìn giữ những phát minh có tầm quan trọng nữa. Họ đã nhận quá nhiều tiếng xấu." - David Einhorn, Luật sư của phòng thí nghiệm Jackson đã chia sẻ với Viện Lịch sử Khoa học. "Các nhà khoa học đã kiếm được rất ít tiền bằng việc sáng chế. Và tôi nghĩ đây là một thông điệp cho thế giới thương mại và cho những người thích xâm phạm bản quyền."
(Theo All That Interesting)
Chỉ mất 30 phút cho những thói quen này, stress sẽ không còn là nỗi lo trong ngày: Chuyên gia tâm lý khuyến khích nên thực hiện đều đặn mỗi sáng
Pháp luật & Bạn đọc
Link bài gốc: OncoMouse - Con chuột bị cấy gen ung thư một thời làm xáo trộn cả giới nghiên cứu khoa học, khiến ĐH Harvard phải mang tiếng xấu đến tận hôm nay
Năm 1988, Văn phòng bằng sáng chế Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử cấp bằng sáng chế động vật cho Đại học danh tiếng Harvard. Bằng sáng chế số 4736866 của Mỹ được trao cho một giống chuột nhỏ biến đổi gen, lông trắng với đôi mắt màu đỏ có tên là OncoMouse.
Tuy nhiên sự thật rằng chú chuột Onco Mouse mà hai nhà khoa học Philip Leder và Timothy Steward tạo ra lại không hề có bước phát triển nào theo góc độ khoa học, thậm chí sau này còn bị gọi là một phát kiến gây ra thảm họa. Các nhà khoa học tại ĐH Harvard đã biến đổi gen của loài chuột để khiến chúng dễ bị mắc bệnh ung thư hơn, với mục đích giúp họ có thêm nhiều "con tốt thí mạng" hữu ích trong công cuộc nghiên cứu về căn bệnh cả nhân loại đều e sợ.
Họ tiến hành cấy gen các loại ung thư khác nhau vào phôi của chuột ngay khi thụ tinh. Việc chỉnh sửa gen như vậy không chỉ khiến chuột dễ mắc ung thư, mà thậm chí còn đảm bảo khả năng căn bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ khác. Như vậy, họ sẽ không bao giờ phải sợ thiếu đối tượng để mang ra thí nghiệm.
OncoMouse- con chuột dính với nhiều bê bối của ngành nghiên cứu khoa học
Chuột mẫu bên phải đã được cấy gen bệnh béo phì
Chuột có ADN giống người đến hơn 95%, điều đó có nghĩa rằng hầu hết các bệnh bao gồm cả Alzheimer, tiểu đường, béo phì, bệnh tim và ung thư... tấn công cả chuột và người theo phương thức gần như tương đương. Vậy mới nói, để nghiên cứu thuốc chữa bệnh trên người thì phải thử nghiệm trên chuột trước tiên.
Sinh vật sống từng không có ở bất kỳ mục nào trong Luật cấp bằng sáng chế
OncoMouse được các nhà khoa học gọi là chuột mẫu - dạng chuột đặc biệt được dùng để phục vụ việc nghiên cứu về các loại bệnh hoặc tình trạng sức khỏe của con người. Phải nói rõ, con chuột màu trắng mắt đỏ này không phải là dạng chuột mẫu đầu tiên được ra đời, tuy nhiên lại là động vật có vú đầu tiên được cấp bằng sáng chế.
Dẫu vậy, đây chưa phải ngoại lệ duy nhất trong giới nghiên cứu khoa học. Trước đó, đầu những năm 1970, Ananda Mohan Chakrabarty, một kỹ sư di truyền làm việc cho General Electric, đã phát triển một loài vi khuẩn mới có khả năng chuyển hóa dầu thô.
Ananda đề xuất chủng khuẩn này làm phương tiện để làm sạch dầu loang trên biển. Thời ấy đã có 4 loài vi khuẩn với chức năng tương tự, nhưng ông đã tạo ra giống mới ưu việt với khả năng hóa dầu nhanh hơn 2 bậc so với các chủng cũ.
Ananda sau đó nộp đơn để xin cấp bản quyền cho phát minh của mình nhưng bị từ chối ngay lập tức vì lý do sáng chế liên quan đến sinh vật sống. Vụ việc trở thành một bản án lịch sử trong giới nghiên cứu khoa học, vì ông này kiện lên tận Tòa án tối cao Hoa Kỳ.
Cuối cùng, cục diện cũng không được thay đổi khi cơ quan pháp lý tối cao cũng tuyên bố vi sinh vật còn sống không có ý nghĩa pháp lý đối với Luật cấp bằng sáng chế. Mãi đến năm 1981, ông mới thành công giành về bản quyền cho phát minh từ tận 10 năm trước của mình.
Khi làm khoa học không còn là câu chuyện đơn thuần về trí tuệ, chất xám hay đột phá
OncoMouse được tài trợ bởi công ty hóa chất Dupont của Mỹ, chính vì vậy mọi quyền lợi liên quan đến nó đều nằm dưới quyền họ. Nhiều học giả thời đó lo sợ rằng Dupont sẽ cố gắng kiếm lời từ OncoMouse, cũng như đặt ra những chính sách bất lợi cho ngành khoa học trong việc sử dụng loài chuột này.
Và đúng như tiên đoán của họ, ban đầu Dupont đưa ra giá 50 USD cho mỗi một con OncoMouse, gấp 10 lần so với giá chuột ở phòng Jackson Labs - tổ chức nghiên cứu y sinh, cũng là kho cung cấp chuột biến đổi gen lớn nhất thế giới.
Để ngăn chặn việc các nhà nghiên cứu nhận được OncoMouse miễn phí từ đồng nghiệp, DuPont cấm người mua chia sẻ OncoMouse với người khác. DuPont cũng nhấn mạnh về chi phí bản quyền phải trả cho họ nếu có bất kỳ đột phá thương mại nào được thực hiện nhờ sử dụng Oncomouse.
Chưa dừng lại ở đó, DuPont còn tuyên bố quyền sở hữu với tất cả các con chuột biến đổi gen được nhân giống để tăng tỷ lệ mắc ung thư, dù ở bất kì đâu, ai tạo ra và tạo ra như thế nào. Có điều sự thật là Leder và Stewart không phải là những người duy nhất có khả năng đó. Thực tế thì hai nhà di truyền học khác là Ralph Brinster và Richard Palmiter đã tạo ra phiên bản OncoMouse của riêng họ hai năm trước đó rồi. Trớ trêu thay, vì có bằng sáng chế, tất cả chúng hoặc cả những phát minh tương tự trong tương lai đều thuộc về... DuPont.
Cộng đồng nghiên cứu trở nên vô cùng tức giận và cũng cố gắng đàm phán với DuPont. Nhiều nhà khoa học công khai nổi loạn bằng cách phân phối OncoMouse rộng rãi dưới nhiều hình thức. Cuối cùng, DuPont đã phải đồng ý cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng chuột miễn phí và ngưng lại việc khai thác thương mại từ sáng chế này.
Trớ trêu thay, cùng lúc các nhà khoa học phản đối việc thực thi bằng sáng chế của DuPont, thì cũng nhiều người trong số họ lẳng lặng xin cấp bằng sáng chế cho những phát minh của riêng mình vì cho rằng đó là con đường duy nhất để tồn tại lâu bền. Ngoài ra còn vì nghiên cứu khoa học không hề miễn phí, nếu không nhờ đến các doanh nghiệp tư nhân thì chi phí đâu để họ tiếp tục?
Giới khoa học mất đi niềm tin từ công chúng
Năm 2005, bằng sáng chế OncoMouse hết hạn. DuPont tìm nhiều cách để gia hạn bản quyền nhưng tòa án từ chối thực hiện nguyện vọng này. Chuyện này cũng không quá quan trọng vì OncoMouse cũng đã lỗi thời so với những nghiên cứu mới ra sau này. Tuy nhiên, cách mà cộng đồng các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đã thay đổi mãi mãi. Ranh giới giữa thế giới học thuật và câu chuyện thương mại trở nên quá đỗi mong manh khi các trường đại học đặt nặng chuyện lợi nhuận trên vai.
Công chúng ngày nay dần mất đi niềm tin vào các nhà khoa học cũng như các công ty dược phẩm, vì sợ họ đặt vấn đề chi phí lên trên sức khỏe con người. Một số người cũng lo sợ rằng việc khư khư giữ bằng sáng chế để kiếm chác của các doanh nghiệp tư nhân sẽ chỉ làm chậm bước tiến phát triển của ngành khoa học nói chung mà thôi.
Đến tận hôm nay, ĐH Harvard vẫn luôn hối hận về cách họ xử lý bằng sáng chế của OncoMouse, vì đã trao cho DuPont quyền quyết định mà không hề nghĩ đến việc bảo vệ cộng đồng nghiên cứu khoa học.
"Tôi nghĩ rằng bài học cho các công ty thương mại chính là Harvard không còn đủ sức đảm nhận vai trò gìn giữ những phát minh có tầm quan trọng nữa. Họ đã nhận quá nhiều tiếng xấu." - David Einhorn, Luật sư của phòng thí nghiệm Jackson đã chia sẻ với Viện Lịch sử Khoa học. "Các nhà khoa học đã kiếm được rất ít tiền bằng việc sáng chế. Và tôi nghĩ đây là một thông điệp cho thế giới thương mại và cho những người thích xâm phạm bản quyền."
(Theo All That Interesting)
Chỉ mất 30 phút cho những thói quen này, stress sẽ không còn là nỗi lo trong ngày: Chuyên gia tâm lý khuyến khích nên thực hiện đều đặn mỗi sáng
Pháp luật & Bạn đọc
Link bài gốc: OncoMouse - Con chuột bị cấy gen ung thư một thời làm xáo trộn cả giới nghiên cứu khoa học, khiến ĐH Harvard phải mang tiếng xấu đến tận hôm nay
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS Văn Tần - đại thụ ngoại khoa đã ra đi
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu hỏi phỏng vấn: 0 lớn hơn 2, 2 lớn hơn 5, 5 lớn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khánh Hòa phê duyệt khu đô thị, du lịch Vĩnh Yên -...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Về vùng đất thiêng Lam Kinh nghe 'chuyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu