TIN MỚI
Sống nhờ gạo cứu trợ, cá ươn đi xin từ các tiểu thương ngoài chợ
Từ lâu nay, khu ổ chuột sau chợ Long Biên không còn xa lạ với nhiều người, đây là nơi có những dãy nhà trọ tạm bợ được hàng trăm lao động nghèo từ các tỉnh thành lân cận xuống làm việc thuê để ở.
Những người sống ở đây chủ yếu làm nghề lượm ve chai, cửu vạn, xe ôm, bốc hàng thậm chí ai thuê gì làm nấy. Tất cả họ đều được gọi là người làm nghề tự do. Công việc thức đêm mò hôm nhưng đối với những người dân ở đây cũng chỉ đủ trang trải sinh hoạt và sống qua ngày.
Khu trọ ổ chuột sau chợ Long Biên những ngày dịch covid - 19.
Sau 2 tuần thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch Covid-19, chiều 15/4, Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia về việc tiếp tục kéo dài thời gian cách ly xã hội ít nhất đến ngày 22/4 đối với Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố có nguy cơ dịch bệnh cao. Việc cách ly xã hội trong thời gian dài đã khiến những người ở đây gặp khó khăn, cuộc sống bị xáo trộn.
Những công cụ mưu sinh của người lao động nghèo im lìm một góc.
Hai bên ngõ nhỏ vào khu trọ, những chiếc xe đạp chở hàng nằm im lìm, những chiếc xe máy ngày thường chở trái cây thuê nay cũng bị khóa, phủ bạt. Hàng chục chiếc xe kéo tay chuyên chở hàng thuê trong chợ Long Biên nay được gác lên tường rào, không ai ngó ngàng tới.
Xóm trọ những ngày cách ly đông đúc hơn thường ngày, tiếng nói chuyện vọng từ nhà này qua nhà khác khiến không khí trong khu bỗng sôi động hơn hẳn. Ai ai cũng bàn tán về dịch bệnh với những diễn biến phức tạp.
Người dân đứng ở khu nhà trọ của mình, thi thoảng nói chuyện vọng sang nhà nhau về tình hình dịch bệnh.
Đã nhiều ngày nay, bà Trần Thị Ba (73 tuổi, quê Nam Định) không thể rời khỏi căn nhà trọ tầm 10 mét vuông ngập ngụa rác.
Thường ngày, bà Ba hay đi nhặt ve chai quanh thành phố để kiếm sống, người thương tình đi qua thỉnh thoảng lại cho bà ít tiền mua gạo mắm muối, không nhiều, nhưng cũng đủ để hai mẹ con bà Ba ăn bát cơm với đĩa dưa, chút thịt qua ngày.
Bà Ba quanh quẩn với căn nhà trọ của mình từ ngày cách ly xã hội.
Thế nhưng từ ngày có lệnh cách ly xã hội, bà không được đi làm, cả ngày chỉ quanh quẩn trong khu trọ của mình. Tiền không có, bà Ba cùng người con trai bị tâm thần phải chật vật kiếm từng bữa ăn.
"Mấy hôm nay tôi phải đi bộ mấy cây số để xếp hàng nhận gạo cứu trợ ăn hàng ngày. Từ ngày phải ở nhà đến nay không làm gì ra tiền nên cũng khó khăn, giờ chỉ sống với số gạo cứu trợ thôi, mắm muối hai mẹ con qua ngày.
Những túi gạo hỗ trợ cứu đói mẹ con bà Ba trong mùa dịch bệnh. Bà còn chẳng dám ra khỏi nhà trong những ngày qua.
Chỉ mong dịch sớm qua để còn lượm ve chai kiếm tiền mua chút thịt cho con trai ăn, lâu rồi chưa có nó thèm lắm. Thấy nhiều người nói có gạo hỗ trợ nhưng dưới khu này người già, người nghèo không có xe đi, sức lại yếu nên không đi lấy được, chỉ một số thôi.", bà Ba nói.
Cạnh nhà bà Ba là nhà bà Na (quê Hưng Yên), người phụ nữ khi nhắc tên ai cũng phải mủi lòng thương xót.
Rời quê hương xuống khu ổ chuột đã hơn 10 năm nay, bà Na chồng mất, chỉ còn 3 người con đều làm ăn xa. Một mình bà quanh năm làm nghề ve chai, kiếm từng đồng nuôi thân.
Từ ngày dịch, rồi đến cách ly xã hội bà không còn được đi lại ngoài đường, nghề kiếm cơm phải tạm dừng. Nhiều hôm không có gì ăn, bà cùng một vài người ra chợ xin những con cá hỏng mà các tiểu thương không bán được về để ăn.
Bữa ăn đạm bạc của người dân xóm trọ nghèo ngày dịch.
Căn bệnh tiểu đường khiến mắt bà Na không còn nhìn rõ, cầm những con cá vừa xin về hì hục làm, dao sắc cắt những miếng đau rát vào tay bà vẫn phải cố nén đau.
Muốn đi làm lắm nhưng phần vì dịch bệnh, phần vì phải chấp hành chỉ thị 16 nên bà đành lủi thủi trong phòng cho hết ngày.
Có quê mà không dám về
Trước thời điểm cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19, có không ít lao động tự do mất việc đã nhanh chóng trở về quê. Một số người vẫn cố gắng bám trụ ở Hà Nội với hy vọng "kiếm được đồng nào hay đồng ấy". Nhưng hy vọng ấy chưa kịp sáng thì đã vụt tắt.
Anh Công có nhà mà không thể về...
16 ngày nay, anh Công (quê Hưng Yên) chỉ biết quanh quẩn tại xóm trọ, chờ đợi thông tin chợ mở cửa để quay lại công việc.
Vốn buôn bán nhỏ tại chợ nhưng mặt hàng lại không phải thực phẩm thiết yếu nên từ khi cách ly đến nay anh chỉ còn cách ở nhà "ăn chơi", không đi đâu ngoài khu trọ. Không có việc làm, gia đình anh phải lấy tiền lãi ra tiêu hằng ngày, giờ có muốn về quê anh Công cũng chẳng thể về nổi.
Cuộc sống mùa dịch ở "khu ổ chuột" Long Biên.
"Có quê mà chẳng dám về, sợ bị đưa đi cách ly, ảnh hưởng đến gia đình ở quê. Mà giờ về cũng không còn xe khách nào chạy để về luôn. Là thành viên trụ cột gia đình, chưa bao giờ tôi thấy gánh nặng "cơm áo gạo tiền" đè lên vai như lúc này. Chỉ mong dịch bệnh sớm được ngăn chặn, chúng tôi cầm cự ở thành phố cả tháng nay đuối lắm rồi", anh Công nói.
Chị Hoài sửa chiếc xe đẩy của mình trong ngày nhàn rỗi không có gì làm.
Rảnh rỗi không có gì làm, đầu giờ chiều, chị Hoài (quê Vĩnh Phúc) - 1 thành viên khác trong xóm trọ - đem chiếc xe đẩy ra sửa chữa những chỗ đã hỏng. Vừa làm chị vừa kể, 5 năm nay cả gia đình chị trông cậy vào chiếc xe này, ở quê nhà chị còn 2 bố mẹ già và người con nhỏ.
Công việc chở hàng thuê trong chợ Long Biên của chị thường diễn ra từ 21h tối đến 6h sáng hôm sau. Quần quật cả đêm cũng chỉ được vài triệu 1 tháng, đóng tiền phòng, tiền bãi xe, rồi ăn uống xong, chị chẳng còn bao nhiêu để gửi về quê cho con. Chị nói vui, rằng bây giờ và những ngày sắp tới chỉ biết nằm ăn vạ ở khu trọ nghèo này.
Nỗi lo hiện rõ trên khuôn mặt nhiều người...
"Nhiều lúc mệt mỏi, muốn về ôm con mà cũng đành chịu, không đi đâu quá khu trọ được. Không kiếm ra tiền, hằng ngày ăn uống, tiền điện nước, phòng trọ đến mấy triệu đồng đau đầu lắm.", chị Hoài nói.
Những bước chân vì mưu sinh.
Xế chiều, ngõ nhỏ nối liền xóm trọ nghèo với chợ Long Biên có tiếng xe đạp và bước chân đi. Nhiều người nhận ra hình ảnh bà cụ Thắm (90 tuổi) đẩy xe đi nhặt rác. Bà Thắm không có con, ở nhờ người thân.
Ngoài kia, dịch bệnh, nỗi lo bị xử phạt nhưng còn có nỗi lo lớn hơn thôi thúc bước chân cụ Thắm phải đi, đi để kiếm sống qua ngày. Sau lưng cụ Thắm không xa là người phụ nữ dắt chiếc xe đạp chở ít khoai lang đi bán...
Ấm lòng những suất cơm miễn phí ship tận nơi cho người nghèo ở Đà Nẵng trong mùa dịch Covid-19
Tổ quốc
Link bài gốc: Nỗi niềm của những người lao động nghèo chơi vơi giữa Hà Nội vì đại dịch Covid-19: Sống nhờ gạo cứu trợ, cá ươn đi xin
Sống nhờ gạo cứu trợ, cá ươn đi xin từ các tiểu thương ngoài chợ
Từ lâu nay, khu ổ chuột sau chợ Long Biên không còn xa lạ với nhiều người, đây là nơi có những dãy nhà trọ tạm bợ được hàng trăm lao động nghèo từ các tỉnh thành lân cận xuống làm việc thuê để ở.
Những người sống ở đây chủ yếu làm nghề lượm ve chai, cửu vạn, xe ôm, bốc hàng thậm chí ai thuê gì làm nấy. Tất cả họ đều được gọi là người làm nghề tự do. Công việc thức đêm mò hôm nhưng đối với những người dân ở đây cũng chỉ đủ trang trải sinh hoạt và sống qua ngày.
Khu trọ ổ chuột sau chợ Long Biên những ngày dịch covid - 19.
Sau 2 tuần thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch Covid-19, chiều 15/4, Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia về việc tiếp tục kéo dài thời gian cách ly xã hội ít nhất đến ngày 22/4 đối với Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố có nguy cơ dịch bệnh cao. Việc cách ly xã hội trong thời gian dài đã khiến những người ở đây gặp khó khăn, cuộc sống bị xáo trộn.
Những công cụ mưu sinh của người lao động nghèo im lìm một góc.
Hai bên ngõ nhỏ vào khu trọ, những chiếc xe đạp chở hàng nằm im lìm, những chiếc xe máy ngày thường chở trái cây thuê nay cũng bị khóa, phủ bạt. Hàng chục chiếc xe kéo tay chuyên chở hàng thuê trong chợ Long Biên nay được gác lên tường rào, không ai ngó ngàng tới.
Xóm trọ những ngày cách ly đông đúc hơn thường ngày, tiếng nói chuyện vọng từ nhà này qua nhà khác khiến không khí trong khu bỗng sôi động hơn hẳn. Ai ai cũng bàn tán về dịch bệnh với những diễn biến phức tạp.
Người dân đứng ở khu nhà trọ của mình, thi thoảng nói chuyện vọng sang nhà nhau về tình hình dịch bệnh.
Đã nhiều ngày nay, bà Trần Thị Ba (73 tuổi, quê Nam Định) không thể rời khỏi căn nhà trọ tầm 10 mét vuông ngập ngụa rác.
Thường ngày, bà Ba hay đi nhặt ve chai quanh thành phố để kiếm sống, người thương tình đi qua thỉnh thoảng lại cho bà ít tiền mua gạo mắm muối, không nhiều, nhưng cũng đủ để hai mẹ con bà Ba ăn bát cơm với đĩa dưa, chút thịt qua ngày.
Bà Ba quanh quẩn với căn nhà trọ của mình từ ngày cách ly xã hội.
Thế nhưng từ ngày có lệnh cách ly xã hội, bà không được đi làm, cả ngày chỉ quanh quẩn trong khu trọ của mình. Tiền không có, bà Ba cùng người con trai bị tâm thần phải chật vật kiếm từng bữa ăn.
"Mấy hôm nay tôi phải đi bộ mấy cây số để xếp hàng nhận gạo cứu trợ ăn hàng ngày. Từ ngày phải ở nhà đến nay không làm gì ra tiền nên cũng khó khăn, giờ chỉ sống với số gạo cứu trợ thôi, mắm muối hai mẹ con qua ngày.
Những túi gạo hỗ trợ cứu đói mẹ con bà Ba trong mùa dịch bệnh. Bà còn chẳng dám ra khỏi nhà trong những ngày qua.
Chỉ mong dịch sớm qua để còn lượm ve chai kiếm tiền mua chút thịt cho con trai ăn, lâu rồi chưa có nó thèm lắm. Thấy nhiều người nói có gạo hỗ trợ nhưng dưới khu này người già, người nghèo không có xe đi, sức lại yếu nên không đi lấy được, chỉ một số thôi.", bà Ba nói.
Cạnh nhà bà Ba là nhà bà Na (quê Hưng Yên), người phụ nữ khi nhắc tên ai cũng phải mủi lòng thương xót.
Rời quê hương xuống khu ổ chuột đã hơn 10 năm nay, bà Na chồng mất, chỉ còn 3 người con đều làm ăn xa. Một mình bà quanh năm làm nghề ve chai, kiếm từng đồng nuôi thân.
Từ ngày dịch, rồi đến cách ly xã hội bà không còn được đi lại ngoài đường, nghề kiếm cơm phải tạm dừng. Nhiều hôm không có gì ăn, bà cùng một vài người ra chợ xin những con cá hỏng mà các tiểu thương không bán được về để ăn.
Bữa ăn đạm bạc của người dân xóm trọ nghèo ngày dịch.
Căn bệnh tiểu đường khiến mắt bà Na không còn nhìn rõ, cầm những con cá vừa xin về hì hục làm, dao sắc cắt những miếng đau rát vào tay bà vẫn phải cố nén đau.
Muốn đi làm lắm nhưng phần vì dịch bệnh, phần vì phải chấp hành chỉ thị 16 nên bà đành lủi thủi trong phòng cho hết ngày.
Có quê mà không dám về
Trước thời điểm cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19, có không ít lao động tự do mất việc đã nhanh chóng trở về quê. Một số người vẫn cố gắng bám trụ ở Hà Nội với hy vọng "kiếm được đồng nào hay đồng ấy". Nhưng hy vọng ấy chưa kịp sáng thì đã vụt tắt.
Anh Công có nhà mà không thể về...
16 ngày nay, anh Công (quê Hưng Yên) chỉ biết quanh quẩn tại xóm trọ, chờ đợi thông tin chợ mở cửa để quay lại công việc.
Vốn buôn bán nhỏ tại chợ nhưng mặt hàng lại không phải thực phẩm thiết yếu nên từ khi cách ly đến nay anh chỉ còn cách ở nhà "ăn chơi", không đi đâu ngoài khu trọ. Không có việc làm, gia đình anh phải lấy tiền lãi ra tiêu hằng ngày, giờ có muốn về quê anh Công cũng chẳng thể về nổi.
Cuộc sống mùa dịch ở "khu ổ chuột" Long Biên.
"Có quê mà chẳng dám về, sợ bị đưa đi cách ly, ảnh hưởng đến gia đình ở quê. Mà giờ về cũng không còn xe khách nào chạy để về luôn. Là thành viên trụ cột gia đình, chưa bao giờ tôi thấy gánh nặng "cơm áo gạo tiền" đè lên vai như lúc này. Chỉ mong dịch bệnh sớm được ngăn chặn, chúng tôi cầm cự ở thành phố cả tháng nay đuối lắm rồi", anh Công nói.
Chị Hoài sửa chiếc xe đẩy của mình trong ngày nhàn rỗi không có gì làm.
Rảnh rỗi không có gì làm, đầu giờ chiều, chị Hoài (quê Vĩnh Phúc) - 1 thành viên khác trong xóm trọ - đem chiếc xe đẩy ra sửa chữa những chỗ đã hỏng. Vừa làm chị vừa kể, 5 năm nay cả gia đình chị trông cậy vào chiếc xe này, ở quê nhà chị còn 2 bố mẹ già và người con nhỏ.
Công việc chở hàng thuê trong chợ Long Biên của chị thường diễn ra từ 21h tối đến 6h sáng hôm sau. Quần quật cả đêm cũng chỉ được vài triệu 1 tháng, đóng tiền phòng, tiền bãi xe, rồi ăn uống xong, chị chẳng còn bao nhiêu để gửi về quê cho con. Chị nói vui, rằng bây giờ và những ngày sắp tới chỉ biết nằm ăn vạ ở khu trọ nghèo này.
Nỗi lo hiện rõ trên khuôn mặt nhiều người...
"Nhiều lúc mệt mỏi, muốn về ôm con mà cũng đành chịu, không đi đâu quá khu trọ được. Không kiếm ra tiền, hằng ngày ăn uống, tiền điện nước, phòng trọ đến mấy triệu đồng đau đầu lắm.", chị Hoài nói.
Những bước chân vì mưu sinh.
Xế chiều, ngõ nhỏ nối liền xóm trọ nghèo với chợ Long Biên có tiếng xe đạp và bước chân đi. Nhiều người nhận ra hình ảnh bà cụ Thắm (90 tuổi) đẩy xe đi nhặt rác. Bà Thắm không có con, ở nhờ người thân.
Ngoài kia, dịch bệnh, nỗi lo bị xử phạt nhưng còn có nỗi lo lớn hơn thôi thúc bước chân cụ Thắm phải đi, đi để kiếm sống qua ngày. Sau lưng cụ Thắm không xa là người phụ nữ dắt chiếc xe đạp chở ít khoai lang đi bán...
Ấm lòng những suất cơm miễn phí ship tận nơi cho người nghèo ở Đà Nẵng trong mùa dịch Covid-19
Tổ quốc
Link bài gốc: Nỗi niềm của những người lao động nghèo chơi vơi giữa Hà Nội vì đại dịch Covid-19: Sống nhờ gạo cứu trợ, cá ươn đi xin
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu