TIN MỚI
Với tác động của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (DN) ngừng trệ, nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng (NH) thương mại cũng tăng lên, nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn.
Ráo riết bán tài sản thế chấp
Theo ghi nhận, gần đây, nhiều NH thương mại liên tục rao bán tài sản thế chấp - từ dự án chung cư, căn hộ cao cấp, đất nền, nhà phố đến ôtô, máy móc thiết bị, nhà xưởng… - để thu hồi nợ. Xu hướng này càng được đẩy mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của khách hàng DN và cá nhân.
Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng ráo riết chào bán loạt tài sản như bất động sản, tài sản trên đất, máy móc, thiết bị, giấy tờ có giá, phương tiện vận tải, quyền phát sinh tài sản… nhằm xử lý, thu hồi nợ sau khi đã mua lại của các tổ chức tín dụng.
Lãnh đạo một số NH thương mại nhìn nhận làn sóng thanh lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ là tất yếu trong bối cảnh khách hàng gặp khó khăn hơn, không có khả năng trả nợ do tác động của dịch Covid-19. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết trong 5 tháng đầu năm 2020, nợ xấu đã được đấu giá và đang làm thủ tục chuyển giao lên đến 9.700 tỉ đồng. Mục tiêu cả năm về xử lý nợ xấu của NH này là 11.000 tỉ đồng.
Các ngân hàng thương mại đua nhau xử lý tài sản thế chấp trong bối cảnh nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại vì dịch Covid-19 Ảnh: TẤN THẠNH
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NH Nhà nước, thông tin hiện nay có tới 1,8 triệu tỉ đồng (chiếm khoảng 23% tổng dư nợ tín dụng) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chưa kể những khoản nợ bị ảnh hưởng gián tiếp. Kỳ hạn trả nợ của khách hàng có thể bị ảnh hưởng nên NH Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạm thời chưa phân loại nợ với DN bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh…
Trước đó, Thống đốc NH Nhà nước Lê Minh Hưng từng bày tỏ lo ngại nợ xấu sẽ tăng do những tác động của dịch Covid-19. Theo đánh giá sơ bộ của cơ quan này, khoảng 23% dư nợ toàn ngành bị ảnh hưởng, tiềm ẩn rủi ro tới hoạt động NH. Trong đó, dư nợ cho vay một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng chiếm tỉ trọng lớn như công nghiệp chế biến - chế tạo; khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ôtô...
Trong bối cảnh thị trường bất động sản chững lại, việc các NH thương mại đồng loạt rao bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ liệu có khả thi và khả năng hấp thụ của thị trường ra sao? Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, nhu cầu của nhà đầu tư đối với nhiều tài sản thế chấp là bất động sản ở các NH thương mại rất lớn, đặc biệt là nhu cầu mua lại các dự án khu công nghiệp, khu đô thị trong bối cảnh Việt Nam đang đón làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dịch chuyển sang. Rất nhiều nhà đầu tư liên hệ, tìm hiểu về thủ tục mua lại những loại tài sản này.
Tăng trích lập dự phòng, lợi nhuận giảm
Đại diện nhiều NH thừa nhận xu hướng rao bán tài sản thế chấp sẽ còn gia tăng mạnh trong thời gian tới khi mà nguy cơ nợ xấu đang gia tăng, khiến lợi nhuận của NH giảm đáng kể vì phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Theo báo cáo tài chính của Sacombank, trong 3 tháng đầu năm 2020, dư nợ cho vay của NH này tăng 10.000 tỉ đồng, nợ xấu tăng 1.300 tỉ đồng, nợ có khả năng mất vốn từ 4.508 tỉ đồng vọt lên 4.710 tỉ đồng, buộc NH phải trích lập 100% chi phí dự phòng rủi ro khoản nợ này. Ngoài ra, các khoản nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn cũng tăng khiến tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của NH này bị đội lên 404 tỉ đồng. Kết quả sau khi trừ đi chi phí dự phòng, lợi nhuận trước thuế của Sacombank chỉ còn 906 tỉ đồng.
Tại NH TMCP Tiên Phong (TPBank), báo cáo tài chính quý I/2020 cho thấy lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 1.333 tỉ đồng. Sau khi trích lập dự phòng nợ xấu, lợi nhuận trước thuế của NH này chỉ còn hơn 1.000 tỉ đồng. Lãnh đạo TPBank cho hay các khoản nợ xấu này chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân vay mua ôtô. NH sẽ triển khai biện pháp thu hồi nợ nhưng việc này cũng gặp khó do khách hàng cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Do đó, thời gian tới, TPBank sẽ sử dụng các phương pháp hiệu quả hơn để thu hồi nợ, kéo giảm tỉ lệ nợ xấu đi xuống.
Tại NH TMCP Sài Gòn (SCB), quý đầu năm 2020 thu được 675 tỉ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nhưng phải trích lập 653 tỉ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 22 tỉ đồng… Năm ngoái, SCB cũng phải trích dự phòng rủi ro tới 2.373 tỉ đồng khiến lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 150 tỉ đồng.
Theo báo cáo của NH Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3 là 1,77%, tăng nhẹ so với tỉ lệ 1,63% hồi cuối năm ngoái. Riêng 3 tháng đầu năm 2020, các NH thương mại đã xử lý được 26.940 tỉ đồng nợ xấu.
Phó tổng giám đốc một NH cổ phần lớn cho rằng hiện nay, các NH đang gia hạn nợ cho khách hàng trong vòng 3 tháng. Nếu hết thời gian này, bên vay vẫn không trả được nợ, khoản vay đó sẽ trở thành nợ xấu, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của NH.
Theo tính toán của Viện Đào tạo và Nghiên cứu NH - BIDV, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thu nhập của hệ thống NH bị giảm khoảng 30.000 - 34.000 tỉ đồng. Công ty Chứng khoán SSI nhận định lợi nhuận ngành NH sẽ được phản ánh rõ vào quý II/2020 khi thu nhập lãi, phí đều đi xuống. Lợi nhuận trước thuế của các NH được dự báo tăng trưởng 7,2% nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý II. Còn nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối năm 2020, lợi nhuận của ngành NH chỉ tăng 0,8%.
Làm chậm quá trình tái cơ cấu
Phó Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận nếu không có dịch Covid-19, quá trình tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện như kế hoạch với mục tiêu đưa nợ xấu tiềm ẩn về dưới 3% vào năm nay. Tuy nhiên, đại dịch đã gây khó khăn cho DN và người dân, nhất là dòng tiền, thanh khoản, do đó cũng tác động tới nợ xấu của các tổ chức tín dụng. NH Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt để ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh, xử lý nợ xấu hiện tại bằng cách trích lập dự phòng rủi ro, thanh lý tài sản bảo đảm…
Trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu chưa hẳn là “của để dành”
Người lao động
Link bài gốc: Nợ xấu trở lại, lợi nhuận giảm dần
Với tác động của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (DN) ngừng trệ, nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng (NH) thương mại cũng tăng lên, nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn.
Ráo riết bán tài sản thế chấp
Theo ghi nhận, gần đây, nhiều NH thương mại liên tục rao bán tài sản thế chấp - từ dự án chung cư, căn hộ cao cấp, đất nền, nhà phố đến ôtô, máy móc thiết bị, nhà xưởng… - để thu hồi nợ. Xu hướng này càng được đẩy mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của khách hàng DN và cá nhân.
Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng ráo riết chào bán loạt tài sản như bất động sản, tài sản trên đất, máy móc, thiết bị, giấy tờ có giá, phương tiện vận tải, quyền phát sinh tài sản… nhằm xử lý, thu hồi nợ sau khi đã mua lại của các tổ chức tín dụng.
Lãnh đạo một số NH thương mại nhìn nhận làn sóng thanh lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ là tất yếu trong bối cảnh khách hàng gặp khó khăn hơn, không có khả năng trả nợ do tác động của dịch Covid-19. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết trong 5 tháng đầu năm 2020, nợ xấu đã được đấu giá và đang làm thủ tục chuyển giao lên đến 9.700 tỉ đồng. Mục tiêu cả năm về xử lý nợ xấu của NH này là 11.000 tỉ đồng.
Các ngân hàng thương mại đua nhau xử lý tài sản thế chấp trong bối cảnh nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại vì dịch Covid-19 Ảnh: TẤN THẠNH
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NH Nhà nước, thông tin hiện nay có tới 1,8 triệu tỉ đồng (chiếm khoảng 23% tổng dư nợ tín dụng) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chưa kể những khoản nợ bị ảnh hưởng gián tiếp. Kỳ hạn trả nợ của khách hàng có thể bị ảnh hưởng nên NH Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạm thời chưa phân loại nợ với DN bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh…
Trước đó, Thống đốc NH Nhà nước Lê Minh Hưng từng bày tỏ lo ngại nợ xấu sẽ tăng do những tác động của dịch Covid-19. Theo đánh giá sơ bộ của cơ quan này, khoảng 23% dư nợ toàn ngành bị ảnh hưởng, tiềm ẩn rủi ro tới hoạt động NH. Trong đó, dư nợ cho vay một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng chiếm tỉ trọng lớn như công nghiệp chế biến - chế tạo; khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ôtô...
Trong bối cảnh thị trường bất động sản chững lại, việc các NH thương mại đồng loạt rao bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ liệu có khả thi và khả năng hấp thụ của thị trường ra sao? Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, nhu cầu của nhà đầu tư đối với nhiều tài sản thế chấp là bất động sản ở các NH thương mại rất lớn, đặc biệt là nhu cầu mua lại các dự án khu công nghiệp, khu đô thị trong bối cảnh Việt Nam đang đón làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dịch chuyển sang. Rất nhiều nhà đầu tư liên hệ, tìm hiểu về thủ tục mua lại những loại tài sản này.
Tăng trích lập dự phòng, lợi nhuận giảm
Đại diện nhiều NH thừa nhận xu hướng rao bán tài sản thế chấp sẽ còn gia tăng mạnh trong thời gian tới khi mà nguy cơ nợ xấu đang gia tăng, khiến lợi nhuận của NH giảm đáng kể vì phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Theo báo cáo tài chính của Sacombank, trong 3 tháng đầu năm 2020, dư nợ cho vay của NH này tăng 10.000 tỉ đồng, nợ xấu tăng 1.300 tỉ đồng, nợ có khả năng mất vốn từ 4.508 tỉ đồng vọt lên 4.710 tỉ đồng, buộc NH phải trích lập 100% chi phí dự phòng rủi ro khoản nợ này. Ngoài ra, các khoản nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn cũng tăng khiến tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của NH này bị đội lên 404 tỉ đồng. Kết quả sau khi trừ đi chi phí dự phòng, lợi nhuận trước thuế của Sacombank chỉ còn 906 tỉ đồng.
Tại NH TMCP Tiên Phong (TPBank), báo cáo tài chính quý I/2020 cho thấy lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 1.333 tỉ đồng. Sau khi trích lập dự phòng nợ xấu, lợi nhuận trước thuế của NH này chỉ còn hơn 1.000 tỉ đồng. Lãnh đạo TPBank cho hay các khoản nợ xấu này chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân vay mua ôtô. NH sẽ triển khai biện pháp thu hồi nợ nhưng việc này cũng gặp khó do khách hàng cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Do đó, thời gian tới, TPBank sẽ sử dụng các phương pháp hiệu quả hơn để thu hồi nợ, kéo giảm tỉ lệ nợ xấu đi xuống.
Tại NH TMCP Sài Gòn (SCB), quý đầu năm 2020 thu được 675 tỉ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nhưng phải trích lập 653 tỉ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 22 tỉ đồng… Năm ngoái, SCB cũng phải trích dự phòng rủi ro tới 2.373 tỉ đồng khiến lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 150 tỉ đồng.
Theo báo cáo của NH Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3 là 1,77%, tăng nhẹ so với tỉ lệ 1,63% hồi cuối năm ngoái. Riêng 3 tháng đầu năm 2020, các NH thương mại đã xử lý được 26.940 tỉ đồng nợ xấu.
Phó tổng giám đốc một NH cổ phần lớn cho rằng hiện nay, các NH đang gia hạn nợ cho khách hàng trong vòng 3 tháng. Nếu hết thời gian này, bên vay vẫn không trả được nợ, khoản vay đó sẽ trở thành nợ xấu, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của NH.
Theo tính toán của Viện Đào tạo và Nghiên cứu NH - BIDV, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thu nhập của hệ thống NH bị giảm khoảng 30.000 - 34.000 tỉ đồng. Công ty Chứng khoán SSI nhận định lợi nhuận ngành NH sẽ được phản ánh rõ vào quý II/2020 khi thu nhập lãi, phí đều đi xuống. Lợi nhuận trước thuế của các NH được dự báo tăng trưởng 7,2% nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý II. Còn nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối năm 2020, lợi nhuận của ngành NH chỉ tăng 0,8%.
Làm chậm quá trình tái cơ cấu
Phó Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận nếu không có dịch Covid-19, quá trình tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện như kế hoạch với mục tiêu đưa nợ xấu tiềm ẩn về dưới 3% vào năm nay. Tuy nhiên, đại dịch đã gây khó khăn cho DN và người dân, nhất là dòng tiền, thanh khoản, do đó cũng tác động tới nợ xấu của các tổ chức tín dụng. NH Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt để ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh, xử lý nợ xấu hiện tại bằng cách trích lập dự phòng rủi ro, thanh lý tài sản bảo đảm…
Trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu chưa hẳn là “của để dành”
Người lao động
Link bài gốc: Nợ xấu trở lại, lợi nhuận giảm dần
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu