TIN MỚI
Tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp người đi vay (cá nhân, tổ chức) không thể tất toán được khoản nợ (cả gốc lẫn lãi) cho phía ngân hàng theo đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng ký kết sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu và bị ngân hàng khởi kiện ra tòa theo đúng quy định pháp luật.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Điều này được quy định tại Điều 429 Bộ Luật dân sự năm 2015. Thời hiện khởi kiện áp dụng đối với việc đòi nợ lãi, trong khi đó không bao giờ hết thời hạn khởi kiện đòi nợ gốc.
Trong các giải pháp xử lý nợ xấu, kiện tụng là lựa chọn gần như cuối cùng của các ngân hàng, thường chỉ khi khách hàng thiếu thiện chí, bất hợp tác. Bởi để theo đuổi các vụ kiện sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tốn kém chi phí. Thông thường, với những hợp đồng vay vốn giá trị thấp, phía ngân hàng sẽ hạn chế tối đa hình thức khởi kiện.
Các ngân hàng sẽ có giải pháp xử lý nợ xấu khác nhau dựa trên mức độ thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng.
Cụ thể, với những khách hàng có thiện chí và kỳ vọng có nguồn trả nợ, ngân hàng có thể xem xét hỗ trợ, gia hạn thời hạn vay cho khách hàng.
Đối với khách hàng thiện chí nhưng không đủ nguồn trả nợ, ngân hàng sẽ phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp khách hàng không thiện chí hợp tác, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp thu đòi mạnh, quyết liệt như thu giữ tài sản, khởi kiện, thậm chí nếu khách hàng cố tình chây ì, trốn tránh và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ lên cơ quan công an.
Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng nợ quá hạn ngân hàng chưa thể thanh toán thì hãy liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để được thỏa thuận, xin gia hạn hợp đồng hoặc giải quyết theo phương thức hòa giải, tránh những phiền phức nợ xấu bị kiện ra tòa.
Nhiều người cũng đặt câu hỏi nợ xấu bị kiện ra tòa thì có bị đi tù, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Một cá nhân chỉ bị đi tù khi mà người đó có hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên bố người đó có tội và phải chịu hình phạt tù.
Hiện nay trong bộ luật hình sự không có tội danh quy định về nợ xấu do đó nếu như cá nhân có nợ xấu thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên cá nhân vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự.
Nếu một người cố tình có "nợ xấu" để che giấu hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 174, 175 BLHS 2015. (ví dụ: Ngay từ đầu không có ý định thực sự vay, không có nhu cầu vay nhưng dùng hình thức vay ngân hàng để lấy được tiền rồi sau đó bỏ trốn hoặc không trả mặc dù có đầy đủ điều kiện để trả thì nếu số tiền lớn hơn 2.000.000 đồng đã đủ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản).
Do vậy, nếu bị nợ xấu, khách hàng nên bàn bạc trực tiếp với phía ngân hàng để tìm hướng giải quyết, tuyệt đối bỏ ý định trốn nợ hay cố tình chây ì, không hợp tác.
Làm sao kiểm tra mình có bị nợ xấu hay không và điểm tín dụng ra sao?
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Nợ xấu bao lâu thì bị kiện ra tòa, có bị đi tù hay không?
Tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp người đi vay (cá nhân, tổ chức) không thể tất toán được khoản nợ (cả gốc lẫn lãi) cho phía ngân hàng theo đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng ký kết sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu và bị ngân hàng khởi kiện ra tòa theo đúng quy định pháp luật.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Điều này được quy định tại Điều 429 Bộ Luật dân sự năm 2015. Thời hiện khởi kiện áp dụng đối với việc đòi nợ lãi, trong khi đó không bao giờ hết thời hạn khởi kiện đòi nợ gốc.
Trong các giải pháp xử lý nợ xấu, kiện tụng là lựa chọn gần như cuối cùng của các ngân hàng, thường chỉ khi khách hàng thiếu thiện chí, bất hợp tác. Bởi để theo đuổi các vụ kiện sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tốn kém chi phí. Thông thường, với những hợp đồng vay vốn giá trị thấp, phía ngân hàng sẽ hạn chế tối đa hình thức khởi kiện.
Các ngân hàng sẽ có giải pháp xử lý nợ xấu khác nhau dựa trên mức độ thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng.
Cụ thể, với những khách hàng có thiện chí và kỳ vọng có nguồn trả nợ, ngân hàng có thể xem xét hỗ trợ, gia hạn thời hạn vay cho khách hàng.
Đối với khách hàng thiện chí nhưng không đủ nguồn trả nợ, ngân hàng sẽ phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp khách hàng không thiện chí hợp tác, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp thu đòi mạnh, quyết liệt như thu giữ tài sản, khởi kiện, thậm chí nếu khách hàng cố tình chây ì, trốn tránh và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ lên cơ quan công an.
Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng nợ quá hạn ngân hàng chưa thể thanh toán thì hãy liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để được thỏa thuận, xin gia hạn hợp đồng hoặc giải quyết theo phương thức hòa giải, tránh những phiền phức nợ xấu bị kiện ra tòa.
Nhiều người cũng đặt câu hỏi nợ xấu bị kiện ra tòa thì có bị đi tù, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Một cá nhân chỉ bị đi tù khi mà người đó có hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên bố người đó có tội và phải chịu hình phạt tù.
Hiện nay trong bộ luật hình sự không có tội danh quy định về nợ xấu do đó nếu như cá nhân có nợ xấu thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên cá nhân vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự.
Nếu một người cố tình có "nợ xấu" để che giấu hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 174, 175 BLHS 2015. (ví dụ: Ngay từ đầu không có ý định thực sự vay, không có nhu cầu vay nhưng dùng hình thức vay ngân hàng để lấy được tiền rồi sau đó bỏ trốn hoặc không trả mặc dù có đầy đủ điều kiện để trả thì nếu số tiền lớn hơn 2.000.000 đồng đã đủ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản).
Do vậy, nếu bị nợ xấu, khách hàng nên bàn bạc trực tiếp với phía ngân hàng để tìm hướng giải quyết, tuyệt đối bỏ ý định trốn nợ hay cố tình chây ì, không hợp tác.
Làm sao kiểm tra mình có bị nợ xấu hay không và điểm tín dụng ra sao?
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Nợ xấu bao lâu thì bị kiện ra tòa, có bị đi tù hay không?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu