Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý nhất trong tuần 28-8-1/9/2023:
1/ Kinh tế Mỹ đang nóng quá – lạnh quá hay đi đúng hướng?
Với lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao và chứng khoán chao đảo, dữ liệu quan trọng trong những ngày tới sẽ cho thấy tình trạng của nền kinh tế Mỹ khi mà các nhà đầu tư đang lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ sẽ công bố vào thứ Sáu (1/9) là dữ liệu được chờ đợi nhất. Bảng lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ tháng 7 cho thấy nền kinh tế tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến, nhưng mức tăng lương ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,5% cho thấy điều kiện thị trường lao động tiếp tục thắt chặt.
Các dữ liệu khác như niềm tin của người tiêu dùng, tình trạng sản xuất và lạm phát, cùng với chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân mới nhất của Mỹ cũng sẽ được công bố trong những ngày tới.
Các số liệu này được đưa ra ngay sau khi các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương tập tham gia cuộc họp thường niên của Fed ở Jackson Hole, Wyoming và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2007.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ.
2/ Châu Âu trong giai đoạn khó quyết định lãi suất.
Trong thời gian qua, việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao là điều hiển nhiên - lãi suất cơ bản của ECB đã tăng nhanh chóng lên 3,75% từ mức dưới 0%.
Bây giờ đến giai đoạn khó khăn khi nền kinh tế suy thoái, việc tiếp tục tăng lãi suất trở nên mạo hiểm. Dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh tại châu Âu sụt giảm đã khiến nhiều nhà giao dịch tin rằng có khả năng đà tăng lãi suất của ECB sẽ tạm dừng trong tháng 9. Tuy nhiên, con số lạm phát sơ bộ trong tháng 8 của khu vực đồng euro, sẽ công bố vào thứ Năm tuần tới (31/8), sau số liệu do một số quốc gia thành viên coong bố, có thể là yếu tố quyết định trong kỳ họp tới của ECB.
Giá tiêu dùng khu vực đồng Euro đã tăng 5,3% trong tháng 7 so với 5,5% trong tháng 6, kéo dài xu hướng giảm bắt đầu từ mùa thu năm ngoái. Chỉ số lạm phát cơ bản - được theo dõi chặt chẽ - trong tháng 7 không đổi ở mức 5,5%, nhưng lạm phát dịch vụ tăng.
Ngân hàng Bundesbank của Đức đã cảnh báo về nguy cơ ngày càng tăng khi tốc độ tăng giá tiêu dùng bị kẹt ở mức trên 2%. Giá khí đốt châu Âu tăng 20% trong tháng 8 cho thấy quá trình giảm phát có thể chậm lại. Còn quá sớm để loại trừ khả năng ECB tăng lãi suất vào tháng 9.
Lạm phát của Eurozone tiếp tục giảm.
3/ Lợi suất trái phiếu tăng mạnh.
Các nhà đầu tư cổ phiếu muốn bỏ lại phía sau tháng 8 thua lỗ và bắt đầu suy nghĩ xem lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong bao lâu khi nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Các nhà đầu tư chứng khoán lo lắng khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn xa đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 16 năm và lợi suất thực, được điều chỉnh theo lạm phát trong tương lai, lần đầu tiên kể từ năm 2009 tăng trên 2%.
Trong khi đó, ở châu Âu, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế sa sút do ảnh hưởng từ chính sách lãi suất cao. Việc nền kinh tế Châu Âu đang gặp khó khăn đã khiến lợi suất trái phiếu của Anh và Đức giảm hai con số trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, so sánh trong cả tháng, lợi suất trái phiếu của các nền kinh tế lớn ở châu Âu vẫn tăng nhẹ.
Lợi suất trái phiếu Mỹ, Anh và Đức.
4/ Trung Quốc vực dậy nền kinh tế
Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để hồi sinh thị trường chứng khoán đang suy thoái, đồng tiền suy yếu, thị trường bất động sản đang bấp bênh và nền kinh tế đang suy thoái - ngoại trừ một điều lớn mà các nhà đầu tư đang chờ đợi: kích thích tài chính táo bạo.
Những ngày gần đây đã chứng kiến hơn 100 công ty Trung Quốc có cổ phiếu hạng A thông báo mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhằm củng cố niềm tin của thị trường.
Lĩnh vực bất động sản tiếp tục là tâm bão, một số nhà phát triển bất động sản không có tiền để trả lương cho công nhân - hoặc trả nợ.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS rằng nền kinh tế Trung Quốc là một “con tàu khổng lồ” sẽ “tiến về phía trước”. Dữ liệu PMI của nước này, công bố vào thứ Năm (31/8) và thứ Sáu (1/9) sẽ đưa ra bằng chứng mới nhất về thực trạng kinh tế nước này.
Các dữ liệu kinh tế Trung Quốc.
5/ Lĩnh vực lương thực có nguy cơ khủng hoảng
El Nino - xuất hiện lần đầu tiên sau 7 năm - đang đặt ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với nguồn cung lương thực toàn cầu. Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ cho biết hiện tượng thời tiết này dự kiến sẽ mạnh hơn trong suốt mùa đông năm 2023/24.
El Nino đã ảnh hưởng tới những cơn mưa trong mùa mưa ở Ấn Độ, gây ra tháng 8 khô hạn nhất kể từ năm 1901 (khi bắt đầu ghi chép dữ liệu). Quốc gia đông dân nhất thế giới này đã lo ngại về mối đe dọa đối với hoạt động sản xuất một số mặt hàng cơ bản, bao gồm gạo và đường.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Ấn Độ vào tháng trước đã khiến giá gạo toàn cầu tăng mạnh và nước này dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường từ tháng 10.
Sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á khác, bao gồm Indonesia, nước sản xuất dầu cọ và cà phê lớn, và Thái Lan - một trong những nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới - dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn trong những tháng tới.
Thị phần của các nước trong xuất khẩu đường thế giới.
Tham khảo: Refinitiv
Link bài gốc: Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 28/8-1/9
1/ Kinh tế Mỹ đang nóng quá – lạnh quá hay đi đúng hướng?
Với lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao và chứng khoán chao đảo, dữ liệu quan trọng trong những ngày tới sẽ cho thấy tình trạng của nền kinh tế Mỹ khi mà các nhà đầu tư đang lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ sẽ công bố vào thứ Sáu (1/9) là dữ liệu được chờ đợi nhất. Bảng lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ tháng 7 cho thấy nền kinh tế tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến, nhưng mức tăng lương ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,5% cho thấy điều kiện thị trường lao động tiếp tục thắt chặt.
Các dữ liệu khác như niềm tin của người tiêu dùng, tình trạng sản xuất và lạm phát, cùng với chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân mới nhất của Mỹ cũng sẽ được công bố trong những ngày tới.
Các số liệu này được đưa ra ngay sau khi các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương tập tham gia cuộc họp thường niên của Fed ở Jackson Hole, Wyoming và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2007.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ.
2/ Châu Âu trong giai đoạn khó quyết định lãi suất.
Trong thời gian qua, việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao là điều hiển nhiên - lãi suất cơ bản của ECB đã tăng nhanh chóng lên 3,75% từ mức dưới 0%.
Bây giờ đến giai đoạn khó khăn khi nền kinh tế suy thoái, việc tiếp tục tăng lãi suất trở nên mạo hiểm. Dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh tại châu Âu sụt giảm đã khiến nhiều nhà giao dịch tin rằng có khả năng đà tăng lãi suất của ECB sẽ tạm dừng trong tháng 9. Tuy nhiên, con số lạm phát sơ bộ trong tháng 8 của khu vực đồng euro, sẽ công bố vào thứ Năm tuần tới (31/8), sau số liệu do một số quốc gia thành viên coong bố, có thể là yếu tố quyết định trong kỳ họp tới của ECB.
Giá tiêu dùng khu vực đồng Euro đã tăng 5,3% trong tháng 7 so với 5,5% trong tháng 6, kéo dài xu hướng giảm bắt đầu từ mùa thu năm ngoái. Chỉ số lạm phát cơ bản - được theo dõi chặt chẽ - trong tháng 7 không đổi ở mức 5,5%, nhưng lạm phát dịch vụ tăng.
Ngân hàng Bundesbank của Đức đã cảnh báo về nguy cơ ngày càng tăng khi tốc độ tăng giá tiêu dùng bị kẹt ở mức trên 2%. Giá khí đốt châu Âu tăng 20% trong tháng 8 cho thấy quá trình giảm phát có thể chậm lại. Còn quá sớm để loại trừ khả năng ECB tăng lãi suất vào tháng 9.
Lạm phát của Eurozone tiếp tục giảm.
3/ Lợi suất trái phiếu tăng mạnh.
Các nhà đầu tư cổ phiếu muốn bỏ lại phía sau tháng 8 thua lỗ và bắt đầu suy nghĩ xem lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong bao lâu khi nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Các nhà đầu tư chứng khoán lo lắng khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn xa đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 16 năm và lợi suất thực, được điều chỉnh theo lạm phát trong tương lai, lần đầu tiên kể từ năm 2009 tăng trên 2%.
Trong khi đó, ở châu Âu, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế sa sút do ảnh hưởng từ chính sách lãi suất cao. Việc nền kinh tế Châu Âu đang gặp khó khăn đã khiến lợi suất trái phiếu của Anh và Đức giảm hai con số trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, so sánh trong cả tháng, lợi suất trái phiếu của các nền kinh tế lớn ở châu Âu vẫn tăng nhẹ.
Lợi suất trái phiếu Mỹ, Anh và Đức.
4/ Trung Quốc vực dậy nền kinh tế
Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để hồi sinh thị trường chứng khoán đang suy thoái, đồng tiền suy yếu, thị trường bất động sản đang bấp bênh và nền kinh tế đang suy thoái - ngoại trừ một điều lớn mà các nhà đầu tư đang chờ đợi: kích thích tài chính táo bạo.
Những ngày gần đây đã chứng kiến hơn 100 công ty Trung Quốc có cổ phiếu hạng A thông báo mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhằm củng cố niềm tin của thị trường.
Lĩnh vực bất động sản tiếp tục là tâm bão, một số nhà phát triển bất động sản không có tiền để trả lương cho công nhân - hoặc trả nợ.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS rằng nền kinh tế Trung Quốc là một “con tàu khổng lồ” sẽ “tiến về phía trước”. Dữ liệu PMI của nước này, công bố vào thứ Năm (31/8) và thứ Sáu (1/9) sẽ đưa ra bằng chứng mới nhất về thực trạng kinh tế nước này.
Các dữ liệu kinh tế Trung Quốc.
5/ Lĩnh vực lương thực có nguy cơ khủng hoảng
El Nino - xuất hiện lần đầu tiên sau 7 năm - đang đặt ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với nguồn cung lương thực toàn cầu. Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ cho biết hiện tượng thời tiết này dự kiến sẽ mạnh hơn trong suốt mùa đông năm 2023/24.
El Nino đã ảnh hưởng tới những cơn mưa trong mùa mưa ở Ấn Độ, gây ra tháng 8 khô hạn nhất kể từ năm 1901 (khi bắt đầu ghi chép dữ liệu). Quốc gia đông dân nhất thế giới này đã lo ngại về mối đe dọa đối với hoạt động sản xuất một số mặt hàng cơ bản, bao gồm gạo và đường.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Ấn Độ vào tháng trước đã khiến giá gạo toàn cầu tăng mạnh và nước này dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường từ tháng 10.
Sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á khác, bao gồm Indonesia, nước sản xuất dầu cọ và cà phê lớn, và Thái Lan - một trong những nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới - dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn trong những tháng tới.
Thị phần của các nước trong xuất khẩu đường thế giới.
Tham khảo: Refinitiv
Link bài gốc: Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 28/8-1/9
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quầy Lễ Tân Nha Khoa: Vai Trò, Thiết Kế và Những...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu