TIN MỚI
Năm 2020 được dự báo là năm đặc biệt khó khăn đối với Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 đã và đang giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế nước này, vốn đã suy giảm mạnh do cuộc chiến thương mại với Mỹ kể từ năm 2018. Dữ liệu được công bố hôm 17/4 vừa qua cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý đầu tiên đã sụt giảm mạnh, ở mức -6,8%. Đây là lần đầu tiên kinh tế Trung Quốc giảm sút như vậy, ít nhất là kể từ năm 1992.
Chính vì vậy, trong gần 4 tháng qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã nỗ lực thực hiện hàng loạt các biện pháp kích thích để "chống đỡ" cho nền kinh tế, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
2 lần cắt giảm lãi suất cho vay MLF và LPR lên tới 30 điểm cơ bản
Đợt cắt giảm đầu tiên được thực hiện khi Trung Quốc đang là tâm điểm lớn nhất của đại dịch Covid-19. Ngày 17/02, PBOC thông báo hạ lãi suất 10 điểm cơ bản đối với khoảng 200 tỷ nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) giá trị các khoản vay trung hạn (MLF) kỳ hạn 1 năm, tức từ 3,25% trước đây xuống 3,15%. Tiếp sau đó, lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm được hạ xuống từ 4,15% còn 4,05%/năm, lãi suất kỳ hạn 5 năm được đặt ở mức 4,75%, giảm từ 4,8%/năm.
Hôm 15/4, PBOC tiếp tục cắt giảm lãi suất MLF kỳ hạn 1 năm, từ 3,15% xuống còn 2,95% - mức thấp nhất kể từ khi công cụ thanh khoản này được giới thiệu vào tháng 9/2014. Việc hạ lãi suất này của PBOC đã giúp đẩy 100 tỷ nhân dân tệ (14,19 tỷ USD) vào thị trường tài chính. Tới hôm qua 20/4, PBOC tiếp tục cắt giảm 20 điểm cơ bản lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm xuống còn 3,85%/năm từ 4,05%/năm trước đó, trong khi LPR kỳ hạn 5 năm có mức cắt giảm khiêm tốn hơn với 10 điểm cơ bản từ 4,75%/năm xuống còn 4,65%/năm.
Bơm hơn 300 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược (Repo)
Hôm 17/2, PBOC cũng bơm 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14,33 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua các thỏa thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) thời hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,4%. Trước đó 2 tuần, ngày 3/2, PBOC đã giảm 0,1% lãi suất đối với hợp đồng mua lại đảo ngược kỳ hạn 7 ngày và kỳ hạn 14 ngày, qua đó bơm khoảng 170 tỷ USD vào hệ thống tài chính.
Tới 30/3, PBOC tiếp tục hạ lãi suất hợp đồng repo đảo ngược kỳ hạn 7 ngày một lần nữa, từ mức 2,4% xuống 2,2%, nhằm giảm bớt áp lực cho nền kinh tế vốn đang bị thiệt hại nặng nề vì dịch Covid-19. Đây là lần hạ lãi suất repo đảo ngược thứ 3 kể từ tháng 11/2019 và là lần giảm mạnh nhất trong gần 5 năm qua. Thông qua công cụ này, PBOC đã bơm thêm 50 tỷ nhân dân tệ (7 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng.
Thực hiện cắt giảm từ 2 - 2,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Kể từ đầu năm 2020, đã 3 lần PBOC thực hiện cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) để can thiệp vào nền kinh tế. Nếu tính từ đầu năm 2018, khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm tốc do tác động bất lợi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, thì số lần sử dụng nghiệp vụ thị trường mở này của PBOC đã lên tới con số 10.
Đầu tiên là ngày 6/1, PBOC hạ tỷ lệ RRR với các ngân hàng thương mại 50 điểm cơ bản (từ mức 13% với các ngân hàng lớn và 11% với các tổ chức cho vay nhỏ hơn áp dụng trước đó) nhằm kéo lãi suất cho vay với khối doanh nghiệp xuống. Động thái này của PBOC cũng đồng nghĩa bơm vào hệ thống tài chính khoảng 800 tỷ nhân dân tệ (115 tỷ USD).
Ngày 16/3, PBOC lần thứ 2 tiến hành cắt giảm tỷ lệ RRR đối với các ngân hàng có đủ điều kiện. Động thái trên sẽ giải phóng 550 tỷ nhân dân tệ (78,57 tỷ USD) từ các khoản dự trữ dài hạn. Lần cắt giảm này nhằm vào các giải pháp tài chính toàn diện và các ngân hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định có thể được giảm từ 50 - 100 điểm cơ bản.
Đến ngày 3/4, PBOC một lần nữa giảm tỷ lệ RRR đối với các ngân hàng nhỏ và vừa, qua đó tiếp tục khơi thông khoảng 400 tỷ nhân dân tệ (56,38 tỷ USD) để góp phần hỗ trợ nền kinh tế trong nước. Cụ thể, PBOC sẽ giảm tỷ lệ RRR 100 điểm cơ bản theo hai giai đoạn. Theo đó, lần giảm 50 điểm cơ bản đầu tiên có hiệu lực kể từ ngày 15/4 và lần giảm 50 điểm cơ bản tiếp theo sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/5. Ngoài ra, theo PBOC, lãi suất đối với phần dự trữ vượt mức của các ngân hàng Trung Quốc sẽ giảm từ 0,72% xuống còn 0,35% và có hiệu lực từ ngày 7/4.
Gia hạn gần 3,34 nghìn tỷ nhân dân tệ các khoản nợ
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng đã gia hạn các khoản nợ trị giá gần 3,34 nghìn tỷ Nhân dân tệ (477 tỷ USD) trong tháng 1 năm nay - tương đương với tổng dư nợ tín dụng ngân hàng Trung Quốc năm 2007. Nguồn cung tiền đã tăng 8,4%, vượt mức 202 nghìn tỷ Nhân dân tệ, khoảng 28,9 nghìn tỷ USD (tháng 1/2020) - mức cao nhất trong lịch sử, gần gấp đôi quy mô của nền kinh tế Trung Quốc.
Nới lỏng một số quy định về tiêu chuẩn xếp hạng nợ xấu
Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp chưa từng thấy để tránh xuất hiện các khoản nợ xấu như cho vay tuần hoàn đối với các công ty có nguy cơ thanh toán trễ hạn và nới lỏng các quy định phân loại nợ quá hạn. Một số ngân hàng còn cố gắng tìm cách để không phải báo cáo các khoản nợ quá hạn trên hệ thống chấm điểm tín dụng, thậm chí cho phép người đi vay không phải thanh toán lãi trong vòng 6 tháng.
Biện pháp này dự kiến sẽ giúp cả ngân hàng và người đi vay đều "dễ thở" hơn. Tuy nhiên, một số nhà phân tích e ngại rằng sự tích tụ rủi ro tiềm ẩn trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Trung Quốc sẽ làm đảo ngược những nỗ lực tăng tính minh bạch của hệ thống tài chính trong nhiều năm qua và làm suy yếu "sức khỏe tài chính" trong dài hạn của chính các ngân hàng. Báo cáo mới nhất của S&P Global ước tính, tình trạng dịch bệnh hiện nay có thể khiến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc tăng gấp 3 lần lên khoảng 6,3%, tương đương tăng thêm khoảng 5.600 tỷ nhân dân tệ. S&P Global còn nhận định các khoản nợ "đáng nghi ngờ" tại quốc gia này có thể đạt đỉnh 11,5% tổng nợ sau khi đại dịch kết thúc.
Tất cả các động thái trên cho thấy ngành Ngân hàng Trung Quốc đang rất nỗ lực để khởi động lại nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng có thể sẽ phải mất nhiều tháng để tất cả trở về mức trước khủng hoảng, đặc biệt suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ càng gây sức ép lên nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc. Khi điều kiện việc làm vẫn còn yếu và việc xuất khẩu hàng hóa bị kìm hãm, nhiều dự đoán cho rằng PBOC sẽ còn tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để thúc đẩy kinh tế.
Những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Singapore
Theo Tổ Quốc
Link bài gốc: NHTW Trung Quốc đã làm những gì để cứu nền kinh tế khỏi "bóng đen" Covid-19?
Năm 2020 được dự báo là năm đặc biệt khó khăn đối với Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 đã và đang giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế nước này, vốn đã suy giảm mạnh do cuộc chiến thương mại với Mỹ kể từ năm 2018. Dữ liệu được công bố hôm 17/4 vừa qua cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý đầu tiên đã sụt giảm mạnh, ở mức -6,8%. Đây là lần đầu tiên kinh tế Trung Quốc giảm sút như vậy, ít nhất là kể từ năm 1992.
Chính vì vậy, trong gần 4 tháng qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã nỗ lực thực hiện hàng loạt các biện pháp kích thích để "chống đỡ" cho nền kinh tế, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
2 lần cắt giảm lãi suất cho vay MLF và LPR lên tới 30 điểm cơ bản
Đợt cắt giảm đầu tiên được thực hiện khi Trung Quốc đang là tâm điểm lớn nhất của đại dịch Covid-19. Ngày 17/02, PBOC thông báo hạ lãi suất 10 điểm cơ bản đối với khoảng 200 tỷ nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) giá trị các khoản vay trung hạn (MLF) kỳ hạn 1 năm, tức từ 3,25% trước đây xuống 3,15%. Tiếp sau đó, lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm được hạ xuống từ 4,15% còn 4,05%/năm, lãi suất kỳ hạn 5 năm được đặt ở mức 4,75%, giảm từ 4,8%/năm.
Hôm 15/4, PBOC tiếp tục cắt giảm lãi suất MLF kỳ hạn 1 năm, từ 3,15% xuống còn 2,95% - mức thấp nhất kể từ khi công cụ thanh khoản này được giới thiệu vào tháng 9/2014. Việc hạ lãi suất này của PBOC đã giúp đẩy 100 tỷ nhân dân tệ (14,19 tỷ USD) vào thị trường tài chính. Tới hôm qua 20/4, PBOC tiếp tục cắt giảm 20 điểm cơ bản lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm xuống còn 3,85%/năm từ 4,05%/năm trước đó, trong khi LPR kỳ hạn 5 năm có mức cắt giảm khiêm tốn hơn với 10 điểm cơ bản từ 4,75%/năm xuống còn 4,65%/năm.
Bơm hơn 300 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược (Repo)
Hôm 17/2, PBOC cũng bơm 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14,33 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua các thỏa thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) thời hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,4%. Trước đó 2 tuần, ngày 3/2, PBOC đã giảm 0,1% lãi suất đối với hợp đồng mua lại đảo ngược kỳ hạn 7 ngày và kỳ hạn 14 ngày, qua đó bơm khoảng 170 tỷ USD vào hệ thống tài chính.
Tới 30/3, PBOC tiếp tục hạ lãi suất hợp đồng repo đảo ngược kỳ hạn 7 ngày một lần nữa, từ mức 2,4% xuống 2,2%, nhằm giảm bớt áp lực cho nền kinh tế vốn đang bị thiệt hại nặng nề vì dịch Covid-19. Đây là lần hạ lãi suất repo đảo ngược thứ 3 kể từ tháng 11/2019 và là lần giảm mạnh nhất trong gần 5 năm qua. Thông qua công cụ này, PBOC đã bơm thêm 50 tỷ nhân dân tệ (7 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng.
Thực hiện cắt giảm từ 2 - 2,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Kể từ đầu năm 2020, đã 3 lần PBOC thực hiện cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) để can thiệp vào nền kinh tế. Nếu tính từ đầu năm 2018, khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm tốc do tác động bất lợi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, thì số lần sử dụng nghiệp vụ thị trường mở này của PBOC đã lên tới con số 10.
Đầu tiên là ngày 6/1, PBOC hạ tỷ lệ RRR với các ngân hàng thương mại 50 điểm cơ bản (từ mức 13% với các ngân hàng lớn và 11% với các tổ chức cho vay nhỏ hơn áp dụng trước đó) nhằm kéo lãi suất cho vay với khối doanh nghiệp xuống. Động thái này của PBOC cũng đồng nghĩa bơm vào hệ thống tài chính khoảng 800 tỷ nhân dân tệ (115 tỷ USD).
Ngày 16/3, PBOC lần thứ 2 tiến hành cắt giảm tỷ lệ RRR đối với các ngân hàng có đủ điều kiện. Động thái trên sẽ giải phóng 550 tỷ nhân dân tệ (78,57 tỷ USD) từ các khoản dự trữ dài hạn. Lần cắt giảm này nhằm vào các giải pháp tài chính toàn diện và các ngân hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định có thể được giảm từ 50 - 100 điểm cơ bản.
Đến ngày 3/4, PBOC một lần nữa giảm tỷ lệ RRR đối với các ngân hàng nhỏ và vừa, qua đó tiếp tục khơi thông khoảng 400 tỷ nhân dân tệ (56,38 tỷ USD) để góp phần hỗ trợ nền kinh tế trong nước. Cụ thể, PBOC sẽ giảm tỷ lệ RRR 100 điểm cơ bản theo hai giai đoạn. Theo đó, lần giảm 50 điểm cơ bản đầu tiên có hiệu lực kể từ ngày 15/4 và lần giảm 50 điểm cơ bản tiếp theo sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/5. Ngoài ra, theo PBOC, lãi suất đối với phần dự trữ vượt mức của các ngân hàng Trung Quốc sẽ giảm từ 0,72% xuống còn 0,35% và có hiệu lực từ ngày 7/4.
Gia hạn gần 3,34 nghìn tỷ nhân dân tệ các khoản nợ
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng đã gia hạn các khoản nợ trị giá gần 3,34 nghìn tỷ Nhân dân tệ (477 tỷ USD) trong tháng 1 năm nay - tương đương với tổng dư nợ tín dụng ngân hàng Trung Quốc năm 2007. Nguồn cung tiền đã tăng 8,4%, vượt mức 202 nghìn tỷ Nhân dân tệ, khoảng 28,9 nghìn tỷ USD (tháng 1/2020) - mức cao nhất trong lịch sử, gần gấp đôi quy mô của nền kinh tế Trung Quốc.
Nới lỏng một số quy định về tiêu chuẩn xếp hạng nợ xấu
Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp chưa từng thấy để tránh xuất hiện các khoản nợ xấu như cho vay tuần hoàn đối với các công ty có nguy cơ thanh toán trễ hạn và nới lỏng các quy định phân loại nợ quá hạn. Một số ngân hàng còn cố gắng tìm cách để không phải báo cáo các khoản nợ quá hạn trên hệ thống chấm điểm tín dụng, thậm chí cho phép người đi vay không phải thanh toán lãi trong vòng 6 tháng.
Biện pháp này dự kiến sẽ giúp cả ngân hàng và người đi vay đều "dễ thở" hơn. Tuy nhiên, một số nhà phân tích e ngại rằng sự tích tụ rủi ro tiềm ẩn trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Trung Quốc sẽ làm đảo ngược những nỗ lực tăng tính minh bạch của hệ thống tài chính trong nhiều năm qua và làm suy yếu "sức khỏe tài chính" trong dài hạn của chính các ngân hàng. Báo cáo mới nhất của S&P Global ước tính, tình trạng dịch bệnh hiện nay có thể khiến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc tăng gấp 3 lần lên khoảng 6,3%, tương đương tăng thêm khoảng 5.600 tỷ nhân dân tệ. S&P Global còn nhận định các khoản nợ "đáng nghi ngờ" tại quốc gia này có thể đạt đỉnh 11,5% tổng nợ sau khi đại dịch kết thúc.
Tất cả các động thái trên cho thấy ngành Ngân hàng Trung Quốc đang rất nỗ lực để khởi động lại nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng có thể sẽ phải mất nhiều tháng để tất cả trở về mức trước khủng hoảng, đặc biệt suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ càng gây sức ép lên nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc. Khi điều kiện việc làm vẫn còn yếu và việc xuất khẩu hàng hóa bị kìm hãm, nhiều dự đoán cho rằng PBOC sẽ còn tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để thúc đẩy kinh tế.
Những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Singapore
Theo Tổ Quốc
Link bài gốc: NHTW Trung Quốc đã làm những gì để cứu nền kinh tế khỏi "bóng đen" Covid-19?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính quan trọng tuần 26-30/6...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tuần tới là mốc quan trọng để các NHTW bắt đầu xem...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Yen Nhật có phiên tăng mạnh nhất 24 năm khi NHTW...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hàng loạt sự kiện quan trọng tuần cuối tháng 8 đầu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu