Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2023
Năm 2023, Đại học Y Hà Nội tuyển sinh 1.370 chỉ tiêu trong cả nước, nhiều hơn 200 chỉ tiêu so với năm 2022. Năm nay, trường bắt đầu tuyển sinh ngành mới là Kỹ thuật Phục hồi chức năng với 50 chỉ tiêu.
Cụ thể, nhà trường dành 75% chỉ tiêu cho xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Trường sử dụng khối xét tuyển duy nhất là B00 ( Toán, Hóa học, Sinh học).
Trường tuyển sinh theo 2 phương thức gồm: Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đối với các ngành (ngành Y khoa, Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa, Răng Hàm Mặt, và Điều dưỡng chương trình tiên tiến).
Năm 2023, Đại học Y Hà Nội lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 19 đến 27,73. Trong đó, ngành Y khoa cao nhất. Nếu có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh đăng ký vào ngành Y khoa chỉ cần đạt 26 điểm. Ngành này đào tạo ở phân hiệu Thanh Hóa lấy 26,39.
Tương tự mọi năm, ngành Răng - Hàm - Mặt có điểm chuẩn cao thứ hai với 27,5 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa với 19 điểm.
Giữ phong độ điểm chuẩn cao ngất
Điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những điểm đầu vào cao nhất cả nước. Ngành Y Đa khoa (phân hiệu Hà Nội) luôn là ngành học có điểm chuẩn cao nhất trong số các ngành.
Năm 2020, điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội cao nhất là ngành Y khoa với điểm chuẩn 28,9 điểm. Xếp ngay sau đó là ngành Răng Hàm Mặt với 28,65 điểm.
Năm 2021, ngành Y khoa lấy cao nhất là 28,85 điểm, thấp hơn năm 2020 là 0,05 điểm. Trong khi đó, nếu đăng ký học ngành Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, thí sinh chỉ cần đạt 27,75 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất vẫn là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa là 23,2 điểm. Năm 2020, ngành này chỉ lấy 22,4 điểm.
Điểm chuẩn năm 2022 của Trường Đại học Y Hà Nội dao động từ 19 đến 28,15 điểm, tùy từng ngành. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Y khoa, tuy nhiên đã giảm từ 28,85 điểm (năm 2021) xuống 28,15 điểm (năm 2022).
Ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất vẫn là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa là 19 điểm. Năm 2021, ngành này lấy 23,2 điểm.
Mức học phí tăng lên hơn 3 lần
Tháng 6 vừa qua, Trường ĐH Y Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh năm 2023. Dự kiến mức học phí năm nay dao động khoảng 20,9 - 55,2 triệu đồng/năm. Năm 2021 và 2022, trường giữ nguyên học phí ở mức 14,3 triệu đồng/năm học.
Cụ thể, ngành Y khoa, Y học cổ truyền có mức học phí cao nhất với 55,2 triệu đồng/năm. Các ngành Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Điều dưỡng chương trình tiên tiến có học phí 41,8 triệu đồng/năm.
Đây đều là những ngành thuộc nhóm phải tự đảm bảo chi thường xuyên. Trong khi đó, nhóm tự đảm bảo một phần chi thường xuyên gồm các ngành Răng - Hàm - Mặt, Y học dự phòng, Y khoa (phân hiệu Thanh Hóa) có mức học phí 27,6 triệu đồng/năm.
Ngành Y tế công cộng, Dinh dưỡng, Điều dưỡng (phân hiệu Thanh Hóa) áp dụng mức học phí 20,9 triệu đồng/năm.
Nhà trường áp dụng mức tăng học phí cho các năm sau theo quy định tại Điều 31, khoản 3 của Nghị định 81 năm 2021, tăng không quá 12,5%.
Chất lượng đào tạo hàng đầu
Trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở đào tạo có bề dày lịch sử hơn 118 năm xây dựng và phát triển. Ngày 15/12/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập Phân hiệu Đại Học Y Hà Nội tại Thanh Hóa.
Mục tiêu của nhà trường là xây dựng và phát triển để trở thành mô hình đại học trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đồn thời, trường còn hướng đến việc trở thành trung tâm ứng dụng và cung cấp các kỹ thuật y tế chất lượng cao trong các lĩnh vực của y tế, đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Khuôn viên trường Đại học Y Hà Nội có tổng diện tích lên tới 146.686m2, sở hữu 11 hội trường; 2 thư viện, trung tâm học liệu; 53 phòng học từ lớn tới nhỏ; 126 trung tâm nghiên cứu, phòng thực nghiệm, thực hành, thí nghiệm; 213 phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên.
Ngoài ra, trường còn có cơ sở thực nghiệm là bệnh viện Đại học Y Hà Nội – một cơ sở y tế nhà nước, mang đến cơ hội thực tập, tiếp xúc với những kiến thức thực tiễn cho sinh viên.
Tổng hợp
Link bài gốc: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa” - Năm 2023, ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn cực cao, dự kiến tăng học phí, ngành cao nhất lên đến 55,5 triệu đồng/năm
Năm 2023, Đại học Y Hà Nội tuyển sinh 1.370 chỉ tiêu trong cả nước, nhiều hơn 200 chỉ tiêu so với năm 2022. Năm nay, trường bắt đầu tuyển sinh ngành mới là Kỹ thuật Phục hồi chức năng với 50 chỉ tiêu.
Cụ thể, nhà trường dành 75% chỉ tiêu cho xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Trường sử dụng khối xét tuyển duy nhất là B00 ( Toán, Hóa học, Sinh học).
Trường tuyển sinh theo 2 phương thức gồm: Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đối với các ngành (ngành Y khoa, Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa, Răng Hàm Mặt, và Điều dưỡng chương trình tiên tiến).
Năm 2023, Đại học Y Hà Nội lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 19 đến 27,73. Trong đó, ngành Y khoa cao nhất. Nếu có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh đăng ký vào ngành Y khoa chỉ cần đạt 26 điểm. Ngành này đào tạo ở phân hiệu Thanh Hóa lấy 26,39.
Tương tự mọi năm, ngành Răng - Hàm - Mặt có điểm chuẩn cao thứ hai với 27,5 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa với 19 điểm.
Giữ phong độ điểm chuẩn cao ngất
Điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những điểm đầu vào cao nhất cả nước. Ngành Y Đa khoa (phân hiệu Hà Nội) luôn là ngành học có điểm chuẩn cao nhất trong số các ngành.
Năm 2020, điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội cao nhất là ngành Y khoa với điểm chuẩn 28,9 điểm. Xếp ngay sau đó là ngành Răng Hàm Mặt với 28,65 điểm.
Năm 2021, ngành Y khoa lấy cao nhất là 28,85 điểm, thấp hơn năm 2020 là 0,05 điểm. Trong khi đó, nếu đăng ký học ngành Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, thí sinh chỉ cần đạt 27,75 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất vẫn là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa là 23,2 điểm. Năm 2020, ngành này chỉ lấy 22,4 điểm.
Điểm chuẩn năm 2022 của Trường Đại học Y Hà Nội dao động từ 19 đến 28,15 điểm, tùy từng ngành. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Y khoa, tuy nhiên đã giảm từ 28,85 điểm (năm 2021) xuống 28,15 điểm (năm 2022).
Ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất vẫn là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa là 19 điểm. Năm 2021, ngành này lấy 23,2 điểm.
Mức học phí tăng lên hơn 3 lần
Tháng 6 vừa qua, Trường ĐH Y Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh năm 2023. Dự kiến mức học phí năm nay dao động khoảng 20,9 - 55,2 triệu đồng/năm. Năm 2021 và 2022, trường giữ nguyên học phí ở mức 14,3 triệu đồng/năm học.
Cụ thể, ngành Y khoa, Y học cổ truyền có mức học phí cao nhất với 55,2 triệu đồng/năm. Các ngành Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Điều dưỡng chương trình tiên tiến có học phí 41,8 triệu đồng/năm.
Đây đều là những ngành thuộc nhóm phải tự đảm bảo chi thường xuyên. Trong khi đó, nhóm tự đảm bảo một phần chi thường xuyên gồm các ngành Răng - Hàm - Mặt, Y học dự phòng, Y khoa (phân hiệu Thanh Hóa) có mức học phí 27,6 triệu đồng/năm.
Ngành Y tế công cộng, Dinh dưỡng, Điều dưỡng (phân hiệu Thanh Hóa) áp dụng mức học phí 20,9 triệu đồng/năm.
Nhà trường áp dụng mức tăng học phí cho các năm sau theo quy định tại Điều 31, khoản 3 của Nghị định 81 năm 2021, tăng không quá 12,5%.
Chất lượng đào tạo hàng đầu
Trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở đào tạo có bề dày lịch sử hơn 118 năm xây dựng và phát triển. Ngày 15/12/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập Phân hiệu Đại Học Y Hà Nội tại Thanh Hóa.
Mục tiêu của nhà trường là xây dựng và phát triển để trở thành mô hình đại học trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đồn thời, trường còn hướng đến việc trở thành trung tâm ứng dụng và cung cấp các kỹ thuật y tế chất lượng cao trong các lĩnh vực của y tế, đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Khuôn viên trường Đại học Y Hà Nội có tổng diện tích lên tới 146.686m2, sở hữu 11 hội trường; 2 thư viện, trung tâm học liệu; 53 phòng học từ lớn tới nhỏ; 126 trung tâm nghiên cứu, phòng thực nghiệm, thực hành, thí nghiệm; 213 phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên.
Ngoài ra, trường còn có cơ sở thực nghiệm là bệnh viện Đại học Y Hà Nội – một cơ sở y tế nhà nước, mang đến cơ hội thực tập, tiếp xúc với những kiến thức thực tiễn cho sinh viên.
Tổng hợp
Link bài gốc: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa” - Năm 2023, ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn cực cao, dự kiến tăng học phí, ngành cao nhất lên đến 55,5 triệu đồng/năm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghỉ lễ dài ngày, tôi dành thời gian cho gia đình...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tài chính 1 tỷ, có nên vay thêm ngân hàng 1,5 tỷ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người ích kỷ luôn khiến bạn tự trách bằng 5 câu nói...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nhật Hoàng tương lai” gây sốt với phong thái nho...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nhất vị - Nhị hướng" tại Central Garden: Tăng giá...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu