Không chỉ NĐT nhỏ lẻ, mà ngay cả các tổ chức lớn cũng cảm thấy đang bị bỏ rơi (Ảnh minh họa: Hoài Nam)
(ĐTCK-online) Không chỉ NĐT nhỏ lẻ mà ngay cả các quỹ đầu tư lớn cũng tỏ ra thất vọng với TTCK Việt Nam hiện nay và thất vọng với cách điều hành của các cơ quan quản lý thị trường.Bên lề cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của Tổng CTCP Vinaconex, đại diện hai nhà đầu tư lớn là Quỹ Dragon Capital và Quỹ Jaccar tỏ ra thất vọng với TTCK Việt Nam. Lúc này họ chẳng biết làm gì hơn là ngồi im và dõi theo các chuyển động kinh tế vĩ mô của Việt Nam, vì thực sự với thị trường này, càng "quẫy" càng thua lỗ.
Trước đó, trong Đại hội đồng cổ đông của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, ông Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM cho hay, thống kê từ trước đến nay, hầu như chưa có quỹ đầu tư nào ở Việt Nam có lãi. Không chỉ có nhà đầu tư cá nhân thua lỗ, sự thất bại và chán nản của những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ làm lụi tàn những đốm lửa cuối cùng mà các thành viên thị trường vẫn cố gắng hy vọng sẽ được bảo vệ, để một ngày nào đó có thể được thổi bùng lên, tạo nên những làn sóng đầu tư mới.
Sự thất vọng được đại diện của hai quỹ trên chia sẻ ở việc lạm phát tại Việt Nam quá cao và các chính sách chưa rõ sẽ đem lại kết quả ra sao khi nhiều yếu tố bất định như giá xăng dầu, giá điện…còn đứng trước nguy cơ tiếp tục tăng. Họ cũng thất vọng ở việc cơ quan quản lý chậm trễ ban hành các chính sách tạo ra khung pháp lý đồng bộ, hỗ trợ thị trường.
Một trong số họ cho hay, đã không ít lần nêu ra vấn đề tăng chất lượng hàng hóa cho TTCK, để củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, hay việc cần thiết phải sớm ban hành một cơ chế giao dịch thông thoáng hơn. Nhưng hết kiến nghị này đến kiến nghị khác đều rơi vào im lặng, khiến những nhà đầu tư tích cực nhất cũng không còn muốn lên tiếng. Đó cũng là một trong những cách giải thích cho việc thị trường tuột dốc, song các nhà đầu tư tổ chức thờ ơ, thay vì tích cực vận động cho những giải pháp phần nào giữ lửa cho thị trường.
Trò chuyện với một quan chức Bộ Tài chính về lý do chậm chạp của chính sách, vị này cho biết, đúng là nhiều dự thảo đã được đệ trình lên Bộ nhưng chưa được ban hành, bởi cơ quan cấp này có lý do của họ. Đơn cử như quy định về ký quỹ trong đầu tư chứng khoán, chủ trương của Chính phủ hiện nay là hạn chế tín dụng với các lĩnh vực phi sản xuất như bất động sản, chứng khoán, nếu ban hành quy định ký quỹ lúc này là có thể đi ngược chủ trương. Với thị trường liên tục đi xuống như hiện nay, với lãi suất tiền gửi 18-20%/năm, liệu có bao nhiêu nhà đầu tư dám mạnh dạn sử dụng đòn bẩy tài chính? Đó là cách nghĩ của người giữ quyền quyết định chính sách, nhưng với thị trường, đưa ra lý do trên để lý giải cho sự chậm trễ thật khó thuyết phục.
Nhà đầu tư đang bị bỏ rơi, thị trường ngày càng kiệt quệ và méo mó, những nỗ lực chăm chút cho một thị trường vốn hơn 10 năm qua đang bị mai một nặng nề. Hậu quả không chỉ dừng ở việc nhà đầu tư thua lỗ, chức năng tạo kênh dẫn vốn của TTCK suy giảm mạnh, mà những chương trình lớn hơn như cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp nhà nước cũng bị tác động tiêu cực, đã và đang bị đình trệ, khó có thể về đích như kế hoạch đã đề ra.
tinnhanhchungkhoan.vn
Bài tương tự bạn quan tâm
Hướng dẫn phân tích & đầu tư chứng khoán
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Biết “dừng lại” đúng lúc trong đầu tư chứng khoán!
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sai lầm thường gặp của nhà đầu tư chứng khoán!
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhà đầu tư nghiệp dư cần phải quan tâm điều gì?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhà đầu tư chơi gì thời "sờ đâu cũng héo"?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu