TIN MỚI
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt, Đức, cho hay ông Nguyễn Minh Sơn nằm trong số 2.767 người tử vong đại Đức do Covid-19, tính đến 12h ngày 12/4 vừa qua (theo giờ địa phương).
Các nhà khoa học Đức xin thi thể của ông Sơn để phục vụ công tác nghiên cứu đối với virus SARS-Cov-2 và đã được gia đình chấp thuận.
Gia đình ủng hộ khoa học
Ông Nguyễn Minh Sơn (Ảnh: Người Lao động)
Trả lời báo Tuổi trẻ, anh Phạm Hoài Nam - em rể ông Minh Sơn - cho biết, gia đình sau khi họp bàn đã quyết định chấp thuận đề nghị của bệnh viện ở thành phố Munich, Đức, về việc hiến thi thể ông Nguyễn Minh Sơn.
Theo anh Nam, gia đình ông Sơn từ trước tới nay luôn ủng hộ việc làm này để phục vụ mục đích khoa học, do đó đã đồng ý đề nghị trên.
Một số thành viên trong gia đình lớn của anh Nam cũng đã đăng ký hiến tạng sau khi qua đời. Chính ông Sơn lúc sinh thời cũng có tâm nguyện này.
Ngày 14/4, thi thể ông Sơn đã được các nhà khoa học Đức tiến hành mổ để nghiên cứu, với hy vọng tìm ra quá trình xâm nhập vào cơ thể, cũng như cơ chế tấn công, phá hoại của virus SARS-Cov-2 đối với các bộ phận trong cơ thể người.
Công việc nghiên cứu dự kiến kéo dài trong 2-3 tuần, sau đó bệnh viện sẽ hỏa thiêu thi thể và chuyển tro cốt về để gia đình mai táng.
Quá trình chuyển bệnh
Nhà báo Vũ Lương - nguyên là trưởng đại diện Tạp chí Cầu Đường Việt Nam, định cư tại Berlin, Đức - chia sẻ với báo Thanh niên: "Anh Sơn bị rất nặng, diễn biến quá nhanh. Khi chị nhà đưa anh vào đến bệnh viện, chị ấy phải dìu anh vào và anh không còn buộc được khẩu trang nữa."
Anh Phạm Hoài Nam nói với Thanh niên, ông Nguyễn Minh Sơn và vợ đang sinh sống tại thành phố Munich, Đức. Trước khi ông Sơn qua đời nửa tháng, nơi này đang là tâm dịch Covid-19 tại Đức.
Anh Nam cho hay, ông Sơn đi bỏ phiếu trực tiếp tại phòng bầu cử vào ngày 29/3 và đi dạo công viên sau đó, rồi lên tàu về nhà. Đến ngày 1/4 ông có triệu chứng ho, và ngày 2/4 thì mệt mỏi và đau đầu. Bệnh tình của ông trở nặng từ ngày 3/4, sau đó vợ chồng ông đi xe buýt đến bệnh viện vào sáng ngày 4/4.
Ngày 8/4, nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của bà N.T.L, vợ ông Sơn, và lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 9/4 thì ông Sơn phải dùng máy trợ thở và ngày 11/4 thì ông đột ngột qua đời. Bà L vẫn có kết quả âm tính với SARS-Cov-2 tính đến ngày 14/4.
Ông Nguyễn Minh Sơn sinh năm 1962, quê quán tại xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông là cựu thanh niên xung phong, đã tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây - Nam, sau đó sang CHDC Đức hợp tác lao động và định cư tại Munich.
Ông mất lúc 0 giờ 15 phút ngày 11/4 khi đang điều trị bệnh Covid-19. Ông Nguyễn Minh Sơn là người thứ 2.607 tử vong ở Đức nhưng là người Việt đầu tiên tại nước này mất do đại dịch.
Cộng đồng người Việt tại Munich đã bày tỏ sự tiếc thương trên các trang mạng xã hội. Báo Thanh niên cho biết, gia đình ông Sơn đã nhận được điện báo chia buồn của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Đức.
Từ những thói quen tích cực mới đến những tấm lòng thơm thảo, điều quý giá nhất chúng ta làm được sau 15 ngày cách ly xã hội là sự đoàn kết dân tộc
ICT Việt Nam
Link bài gốc: Người Việt đầu tiên tử vong vì Covid-19 ở Đức: Gia đình đồng ý hiến thi thể để nghiên cứu về SARS-Cov-2
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt, Đức, cho hay ông Nguyễn Minh Sơn nằm trong số 2.767 người tử vong đại Đức do Covid-19, tính đến 12h ngày 12/4 vừa qua (theo giờ địa phương).
Các nhà khoa học Đức xin thi thể của ông Sơn để phục vụ công tác nghiên cứu đối với virus SARS-Cov-2 và đã được gia đình chấp thuận.
Gia đình ủng hộ khoa học
Ông Nguyễn Minh Sơn (Ảnh: Người Lao động)
Trả lời báo Tuổi trẻ, anh Phạm Hoài Nam - em rể ông Minh Sơn - cho biết, gia đình sau khi họp bàn đã quyết định chấp thuận đề nghị của bệnh viện ở thành phố Munich, Đức, về việc hiến thi thể ông Nguyễn Minh Sơn.
Theo anh Nam, gia đình ông Sơn từ trước tới nay luôn ủng hộ việc làm này để phục vụ mục đích khoa học, do đó đã đồng ý đề nghị trên.
Một số thành viên trong gia đình lớn của anh Nam cũng đã đăng ký hiến tạng sau khi qua đời. Chính ông Sơn lúc sinh thời cũng có tâm nguyện này.
Ngày 14/4, thi thể ông Sơn đã được các nhà khoa học Đức tiến hành mổ để nghiên cứu, với hy vọng tìm ra quá trình xâm nhập vào cơ thể, cũng như cơ chế tấn công, phá hoại của virus SARS-Cov-2 đối với các bộ phận trong cơ thể người.
Công việc nghiên cứu dự kiến kéo dài trong 2-3 tuần, sau đó bệnh viện sẽ hỏa thiêu thi thể và chuyển tro cốt về để gia đình mai táng.
Quá trình chuyển bệnh
Nhà báo Vũ Lương - nguyên là trưởng đại diện Tạp chí Cầu Đường Việt Nam, định cư tại Berlin, Đức - chia sẻ với báo Thanh niên: "Anh Sơn bị rất nặng, diễn biến quá nhanh. Khi chị nhà đưa anh vào đến bệnh viện, chị ấy phải dìu anh vào và anh không còn buộc được khẩu trang nữa."
Anh Phạm Hoài Nam nói với Thanh niên, ông Nguyễn Minh Sơn và vợ đang sinh sống tại thành phố Munich, Đức. Trước khi ông Sơn qua đời nửa tháng, nơi này đang là tâm dịch Covid-19 tại Đức.
Anh Nam cho hay, ông Sơn đi bỏ phiếu trực tiếp tại phòng bầu cử vào ngày 29/3 và đi dạo công viên sau đó, rồi lên tàu về nhà. Đến ngày 1/4 ông có triệu chứng ho, và ngày 2/4 thì mệt mỏi và đau đầu. Bệnh tình của ông trở nặng từ ngày 3/4, sau đó vợ chồng ông đi xe buýt đến bệnh viện vào sáng ngày 4/4.
Ngày 8/4, nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của bà N.T.L, vợ ông Sơn, và lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 9/4 thì ông Sơn phải dùng máy trợ thở và ngày 11/4 thì ông đột ngột qua đời. Bà L vẫn có kết quả âm tính với SARS-Cov-2 tính đến ngày 14/4.
Ông Nguyễn Minh Sơn sinh năm 1962, quê quán tại xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông là cựu thanh niên xung phong, đã tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây - Nam, sau đó sang CHDC Đức hợp tác lao động và định cư tại Munich.
Ông mất lúc 0 giờ 15 phút ngày 11/4 khi đang điều trị bệnh Covid-19. Ông Nguyễn Minh Sơn là người thứ 2.607 tử vong ở Đức nhưng là người Việt đầu tiên tại nước này mất do đại dịch.
Cộng đồng người Việt tại Munich đã bày tỏ sự tiếc thương trên các trang mạng xã hội. Báo Thanh niên cho biết, gia đình ông Sơn đã nhận được điện báo chia buồn của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Đức.
Từ những thói quen tích cực mới đến những tấm lòng thơm thảo, điều quý giá nhất chúng ta làm được sau 15 ngày cách ly xã hội là sự đoàn kết dân tộc
ICT Việt Nam
Link bài gốc: Người Việt đầu tiên tử vong vì Covid-19 ở Đức: Gia đình đồng ý hiến thi thể để nghiên cứu về SARS-Cov-2
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao người dân nên mua vàng nhẫn?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu