Paul Graham là một doanh nhân thành đạt. Ông đã xây dựng một công ty phần mềm với tên gọi Viaweb và bán cho Yahoo vào năm 1998. Sau khi bán công ty khởi nghiệp của mình, Graham đột nhiên có rất nhiều tiền. Và giờ ông phải nghĩ về điều mà trước đây chưa từng nghĩ tới - làm thế nào để không mất tiền.
Ông biết người ta cũng có thể từ giàu biến thành nghèo, giống như có thể từ nghèo trở nên giàu vậy. Và mặc dù đã dành rất nhiều năm để nghiên cứu cách mọi người đi từ nghèo khó lên giàu có, Paul hoàn toàn không biết gì về điều ngược lại.
Tại sao Paul muốn tìm hiểu điều đó? Vì không muốn mắc phải những sai lầm tương tự.
Paul bắt đầu chú ý đến việc tài sản bị mất đi như thế nào. Nếu bạn hỏi một đứa trẻ rằng người giàu trở thành người nghèo bằng cách nào, nó sẽ nói là bằng cách tiêu hết tiền. Ta vẫn thấy điều đó xảy ra trong sách và phim. Trên thực tế, hầu hết tài sản mất đi không phải do chi tiêu hoang phí, mà do các khoản đầu tư xấu.
Trừ khi có sở thích quá lạ lùng, còn bình thường không ai bạo chi hàng triệu đô la mà không nhận ra. Kể cả khi lên đời tất cả các đồ dùng hay toàn bộ tủ quần áo, ta cũng chỉ mất vài chục nghìn đô la. Và trong khi vung tiền vào việc mua sắm này, chắc chắn đã có lúc bản thân phải nghĩ rằng “Mình đang tiêu rất nhiều tiền rồi!”.
Lãng phí là không tốt và có thể mang lại rắc rối. Đầu óc mỗi người đã có sẵn những cảnh báo đó, nhờ cha mẹ, thầy cô... những người đã dạy cách không lãng phí tiền bạc. Giống như các cài đặt mặc định trong một thiết bị mới. Việc mua những thứ khiến bản thân vui vẻ sẽ rung một hồi chuông cảnh báo trong tâm trí, “Tôi đang tiêu tiền cho bản thân… Tôi đang lãng phí tiền… Tôi cần phải dừng lại!”
Nhưng mặt khác, khi giao dịch - trading, người ta có thể không nhận ra việc bội chi của bản thân. Trading là một loại hình đầu tư tiền bạc đi kèm với rất nhiều rủi ro. Trong trading, một người có thể đầu tư một triệu đô la và nhận lại gấp 10 lần. Tuy nhiên, người đó cũng có thể mất toàn bộ một triệu đô la vốn liếng. Đó là lí do khiến cho trading trở thành một cách đầu tư có tính rủi ro cao.
Trong suy nghĩ của những người đi đầu tư, đầu tư chỉ là chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác. Trong xã hội thời nay, đầu tư được coi là một việc làm khôn ngoan. Đây là lý do tại sao những người cố gắng bán cho ta những thứ đắt tiền lại nói rằng "Đó là một khoản đầu tư." Ví dụ: một nhân viên bán hàng bán một chiếc nệm siêu đắt sẽ nói: “Đó là khoản đầu tư cho chất lượng giấc ngủ của bạn”. Ai đó bán một máy ép trái cây chậm mà đắt tiền sẽ nói: “Đó là một khoản đầu tư cho sức khỏe của bạn”. Rõ ràng các khoản đầu tư có thể lãng phí tiền bạc.
Trớ trêu là, các cảnh báo không xuất hiện khi đầu tư, vì mọi người không mua thứ gì để khiến bản thân vui vẻ, thỏa mãn, v.v…
Vậy giải pháp cần có là đặt ra những cảnh báo mới giống như cài đặt mới, để tránh những rắc rối trong tương lai. Nhờ đó mới có thể ngăn chặn được những kiểu lãng phí tiền tinh vi hơn, và cũng để không lãng phí thời gian.
Khi lãng phí thời gian hàng giờ để xem phim truyền hình dài tập hoặc chơi game, thông báo “hãy dừng lại!” trong tâm trí bắt đầu vang lên. Ta có thể không dừng ngay, nhưng đã biết rằng mình đang lãng phí thời gian. Nó giống như báo thức lần tiếp theo. Không sớm thì muộn, ta sẽ dừng lại.
Mặc dù vậy, ta có thể không nhận ra khi tốn thời gian vào các công việc không có chất lượng. Ví dụ: Nếu dành cả ngày vật lộn để hoàn thành một bài tập toán hoặc đọc một bài luận nhàm chán, cuối cùng ta vẫn không hề cảm thấy tội lỗi, dù hiệu quả công việc rất thấp. Lí do là vì bản thân đã không giải trí hay không nghỉ ngơi, và do đó hồi chuông cảnh báo lãng phí thời gian cũng không rung lên, dù cả một ngày đã trôi qua vô nghĩa.
Như vậy, chỉ mỗi không giải trí hay không nghỉ ngơi là chưa đủ. Cần tỉnh táo để biết liệu mình có đang làm việc đúng hướng hay không, bằng việc nhìn nhận khách quan và nghiêm khắc về hiệu quả công việc của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Medium
9 tư duy "nhạy cảm bẩm sinh" với tiền của người Do Thái: Bạn có thể vay được mọi thứ để khiến "tiền đẻ ra tiền", nắm bắt tốt thì cơ hội đổi đời luôn có
Link bài gốc: Người nghèo rất khó để làm giàu, nhưng nhiều người giàu có thể nghèo trong phút chốc: Làm sao để KHÔNG MẤT TIỀN, mấu chốt ở cách tiêu dùng 2 thứ tài sản quý giá nhất
Ông biết người ta cũng có thể từ giàu biến thành nghèo, giống như có thể từ nghèo trở nên giàu vậy. Và mặc dù đã dành rất nhiều năm để nghiên cứu cách mọi người đi từ nghèo khó lên giàu có, Paul hoàn toàn không biết gì về điều ngược lại.
Tại sao Paul muốn tìm hiểu điều đó? Vì không muốn mắc phải những sai lầm tương tự.
Paul bắt đầu chú ý đến việc tài sản bị mất đi như thế nào. Nếu bạn hỏi một đứa trẻ rằng người giàu trở thành người nghèo bằng cách nào, nó sẽ nói là bằng cách tiêu hết tiền. Ta vẫn thấy điều đó xảy ra trong sách và phim. Trên thực tế, hầu hết tài sản mất đi không phải do chi tiêu hoang phí, mà do các khoản đầu tư xấu.
Trừ khi có sở thích quá lạ lùng, còn bình thường không ai bạo chi hàng triệu đô la mà không nhận ra. Kể cả khi lên đời tất cả các đồ dùng hay toàn bộ tủ quần áo, ta cũng chỉ mất vài chục nghìn đô la. Và trong khi vung tiền vào việc mua sắm này, chắc chắn đã có lúc bản thân phải nghĩ rằng “Mình đang tiêu rất nhiều tiền rồi!”.
Lãng phí là không tốt và có thể mang lại rắc rối. Đầu óc mỗi người đã có sẵn những cảnh báo đó, nhờ cha mẹ, thầy cô... những người đã dạy cách không lãng phí tiền bạc. Giống như các cài đặt mặc định trong một thiết bị mới. Việc mua những thứ khiến bản thân vui vẻ sẽ rung một hồi chuông cảnh báo trong tâm trí, “Tôi đang tiêu tiền cho bản thân… Tôi đang lãng phí tiền… Tôi cần phải dừng lại!”
Nhưng mặt khác, khi giao dịch - trading, người ta có thể không nhận ra việc bội chi của bản thân. Trading là một loại hình đầu tư tiền bạc đi kèm với rất nhiều rủi ro. Trong trading, một người có thể đầu tư một triệu đô la và nhận lại gấp 10 lần. Tuy nhiên, người đó cũng có thể mất toàn bộ một triệu đô la vốn liếng. Đó là lí do khiến cho trading trở thành một cách đầu tư có tính rủi ro cao.
Trong suy nghĩ của những người đi đầu tư, đầu tư chỉ là chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác. Trong xã hội thời nay, đầu tư được coi là một việc làm khôn ngoan. Đây là lý do tại sao những người cố gắng bán cho ta những thứ đắt tiền lại nói rằng "Đó là một khoản đầu tư." Ví dụ: một nhân viên bán hàng bán một chiếc nệm siêu đắt sẽ nói: “Đó là khoản đầu tư cho chất lượng giấc ngủ của bạn”. Ai đó bán một máy ép trái cây chậm mà đắt tiền sẽ nói: “Đó là một khoản đầu tư cho sức khỏe của bạn”. Rõ ràng các khoản đầu tư có thể lãng phí tiền bạc.
Trớ trêu là, các cảnh báo không xuất hiện khi đầu tư, vì mọi người không mua thứ gì để khiến bản thân vui vẻ, thỏa mãn, v.v…
Vậy giải pháp cần có là đặt ra những cảnh báo mới giống như cài đặt mới, để tránh những rắc rối trong tương lai. Nhờ đó mới có thể ngăn chặn được những kiểu lãng phí tiền tinh vi hơn, và cũng để không lãng phí thời gian.
Khi lãng phí thời gian hàng giờ để xem phim truyền hình dài tập hoặc chơi game, thông báo “hãy dừng lại!” trong tâm trí bắt đầu vang lên. Ta có thể không dừng ngay, nhưng đã biết rằng mình đang lãng phí thời gian. Nó giống như báo thức lần tiếp theo. Không sớm thì muộn, ta sẽ dừng lại.
Mặc dù vậy, ta có thể không nhận ra khi tốn thời gian vào các công việc không có chất lượng. Ví dụ: Nếu dành cả ngày vật lộn để hoàn thành một bài tập toán hoặc đọc một bài luận nhàm chán, cuối cùng ta vẫn không hề cảm thấy tội lỗi, dù hiệu quả công việc rất thấp. Lí do là vì bản thân đã không giải trí hay không nghỉ ngơi, và do đó hồi chuông cảnh báo lãng phí thời gian cũng không rung lên, dù cả một ngày đã trôi qua vô nghĩa.
Như vậy, chỉ mỗi không giải trí hay không nghỉ ngơi là chưa đủ. Cần tỉnh táo để biết liệu mình có đang làm việc đúng hướng hay không, bằng việc nhìn nhận khách quan và nghiêm khắc về hiệu quả công việc của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Medium
9 tư duy "nhạy cảm bẩm sinh" với tiền của người Do Thái: Bạn có thể vay được mọi thứ để khiến "tiền đẻ ra tiền", nắm bắt tốt thì cơ hội đổi đời luôn có
Người nghèo rất khó để làm giàu, nhưng nhiều người giàu có thể nghèo trong phút chốc: Làm sao để KHÔNG MẤT TIỀN, mấu chốt ở cách tiêu dùng 2 thứ tài sản quý giá nhất
Làm thế nào để không mắc phải những sai lầm khiến bạn mất tiền vô ích?
cafef.vn
Link bài gốc: Người nghèo rất khó để làm giàu, nhưng nhiều người giàu có thể nghèo trong phút chốc: Làm sao để KHÔNG MẤT TIỀN, mấu chốt ở cách tiêu dùng 2 thứ tài sản quý giá nhất
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao người dân nên mua vàng nhẫn?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu