TIN MỚI
Cải thiện cuộc sống và phát triển sự nghiệp là một cả hành trình chứ không đơn thuần chỉ là một sự kiện hay đích đến. Những người thành công hiểu được điều này và các quyết định họ đưa ra không dựa trên cái lợi trước mắt mà phải nhìn về những kết quả trong ngày mai, tháng tới, năm tới và thậm chí nhiều năm sau. Họ xem xét tới các hệ quả cấp hai, cấp ba của các lựa chọn ngày hôm nay thay vì chỉ nhìn những kết quả trước mắt.
Các quyết định bạn đưa ra có thể mang lại một số lợi ích trước mắt nhưng chưa chắc chúng sẽ khiến cuộc sống và sự nghiệp của bạn tốt hơn trong tương lai. Josh Kaufman viết trong cuốn sách The personal MBA của mình rằng, “việc thay đổi một số khía cạnh của một hệ thống phức tạp luôn dẫn tới những hệ quả cấp hai, một số có thể xung đột với mục đích của sự thay đổi ban đầu”.
Trong cuộc sống, hầu hết mọi người thường chỉ tập trung vào những kết quả trước mắt, đầu ra nhanh chóng, giải pháp và sự hài lòng tức thì mà không xem xét tới các tác động dài hạn trước khi đưa ra quyết định. Thực tế thì mọi quyết định đều có hệ quả và có những hệ quả theo sau khác mà bạn không thể nhìn thấy trong thời gian ngắn.
Thất bại trong việc xem xét các hệ quả cấp hai, cấp ba dễ dẫn tới các quyết định sai lầm
Có những hệ quả cấp hai, cấp ba, hoặc cấp bốn khác với những mong muốn đầu tiên khi đưa ra một quyết định. Tư duy này được các nhà đầu tư thành công sử dụng để xây dựng danh mục đầu tư lành mạnh của mình. Theo đó, họ không chỉ xem xét giá trị của một khoản đầu tư trong hôm nay mà còn tính toán xem nó sẽ có giá trị bao nhiêu trong năm hoặc mười năm tới.
Ray Dalio, nhà sáng lập Bridgewater Associates - một trong những công ty về quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, lập luận trong cuốn sách Principles rằng: “Thất bại trong việc xem xét các hệ quả cấp hai, cấp ba dẫn tới việc đưa ra các quyết định sai lầm. Đừng bao giờ nắm lấy một lựa chọn có sẵn đầu tiên, cho dù nó có vẻ tốt như thế nào chăng nữa, trước khi đặt các câu hỏi và tìm hiểu về các hệ quả”.
Mỗi hành động, lựa chọn hay quyết định bạn đưa ra đều có những hệ quả, nhiều trong số đó có thể bạn không lường trước được. Mọi người đều thấy những kết quả đầu tiên, vì chúng đơn giản, rõ ràng và dễ đoán. Do đó, hầu hết mọi người chỉ nhận thức được tác động ngay lập tức từ quyết định của mình.
Trong khi đó, tư duy về hệ quả cấp hai, cấp ba thì khó hơn. Suy nghĩ kỹ càng về hệ quả của hệ quả đồng nghĩa với việc chúng ta phải đi xa hơn. Việc này đòi hỏi sự tham gia của yếu tố tinh thần nhưng bộ não của chúng ta thường có xu hướng ghét những lựa chọn khó khăn hơn.
Cân nhắc kỹ càng về các hệ quả trước khi đưa ra quyết định
Để đưa ra quyết định hoặc lựa chọn tốt hơn, bạn phải dành thời gian để suy nghĩ về các hệ quả không chỉ cấp 1 mà còn cả cấp 2, cấp 3, thậm chí là cấp 4. Việc xem xét khả năng của các hệ quả xa hơn là một kỹ năng hữu ích cần phải có. Nếu có thể làm được điều đó, bạn sẽ có lợi thế hơn so với những người chỉ nhìn vào những cái lợi trước mắt.
Nguyên tắc về việc cân nhắc tới hệ quả thứ hai và thứ ba có thể áp dụng để xây dựng hoặc thay đổi thói quen sống của bạn. Bất kỳ những thay đổi tích cực về lối sống cũng có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Mặt khác, bạn có thể sẽ không nhìn thấy những tác động của một thói quen xấu tới sức khỏe cho tới tận 10 năm hoặc 15 năm sau. Một số lựa chọn, thói quen và quyết định về lối sống có vẻ vô hại trong hôm nay nhưng chúng có thể gây ra các tác động ngoài ý muốn sau một khoảng thời gian.
Lời khuyên là hãy suy nghĩ nghiêm túc về những lựa chọn và quyết định của bạn. Hãy đặt nhiều câu hỏi và xem xét các hệ quả trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Không chỉ nhìn vào kết quả trước mắt mà hãy viết ra hệ quả thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư là cách bạn đưa ra những quyết định sáng suốt cho tương lai.
Shane Parish, nhà sáng lập công ty đầu tư Farnam Street lý giải “tư duy về hệ quả thứ hai, thứ ba cần phải có sự chủ tâm và thận trọng. Đó là việc suy nghĩ về các tương tác và thời gian, hiểu rằng những ý định và sự can thiệp có thể gây ra các hệ quả không mong muốn. Những người suy nghĩ tới hệ quả cấp hai thường tự hỏi mình câu hỏi rằng: Và sau đó là gì?”
Mặc dù chúng ta không thể dự đoán về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị và sẵn sàng cho những hệ quả từ hành động của mình ngay hôm nay. Việc dành thời gian để suy nghĩ về những lựa chọn của bản thân sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều quyết định và rắc rối khác trong tương lai.
Bởi sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực để giải quyết các hậu quả không ngờ tới trong tương lai hơn là việc xem xét và lập kế hoạch cho những gì sẽ xảy ra. Bởi vậy hãy cẩn thận và cân nhắc về những lựa chọn của bạn ngày hôm nay bởi những gì bạn nhận được trong tương lai có thể sẽ trái ngược với những gì bạn mong đợi.
Theo Medium
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân chỉ ra 6 suy nghĩ "rất lầm" đang ăn mòn niềm vui và năng lượng sống trong bạn: Thành công, tiền bạc chỉ giúp thỏa mãn cơn khát tức thời chứ phải hạnh phúc trọn đời!
Theo ICTVietNam
Link bài gốc: Người biết nhìn xa trông rộng, tiền đồ nhất định “phi mã”: Phải nhớ không được đưa ra quyết định chỉ vì cái lợi trước mắt
Cải thiện cuộc sống và phát triển sự nghiệp là một cả hành trình chứ không đơn thuần chỉ là một sự kiện hay đích đến. Những người thành công hiểu được điều này và các quyết định họ đưa ra không dựa trên cái lợi trước mắt mà phải nhìn về những kết quả trong ngày mai, tháng tới, năm tới và thậm chí nhiều năm sau. Họ xem xét tới các hệ quả cấp hai, cấp ba của các lựa chọn ngày hôm nay thay vì chỉ nhìn những kết quả trước mắt.
Các quyết định bạn đưa ra có thể mang lại một số lợi ích trước mắt nhưng chưa chắc chúng sẽ khiến cuộc sống và sự nghiệp của bạn tốt hơn trong tương lai. Josh Kaufman viết trong cuốn sách The personal MBA của mình rằng, “việc thay đổi một số khía cạnh của một hệ thống phức tạp luôn dẫn tới những hệ quả cấp hai, một số có thể xung đột với mục đích của sự thay đổi ban đầu”.
Trong cuộc sống, hầu hết mọi người thường chỉ tập trung vào những kết quả trước mắt, đầu ra nhanh chóng, giải pháp và sự hài lòng tức thì mà không xem xét tới các tác động dài hạn trước khi đưa ra quyết định. Thực tế thì mọi quyết định đều có hệ quả và có những hệ quả theo sau khác mà bạn không thể nhìn thấy trong thời gian ngắn.
Thất bại trong việc xem xét các hệ quả cấp hai, cấp ba dễ dẫn tới các quyết định sai lầm
Có những hệ quả cấp hai, cấp ba, hoặc cấp bốn khác với những mong muốn đầu tiên khi đưa ra một quyết định. Tư duy này được các nhà đầu tư thành công sử dụng để xây dựng danh mục đầu tư lành mạnh của mình. Theo đó, họ không chỉ xem xét giá trị của một khoản đầu tư trong hôm nay mà còn tính toán xem nó sẽ có giá trị bao nhiêu trong năm hoặc mười năm tới.
Ray Dalio, nhà sáng lập Bridgewater Associates - một trong những công ty về quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, lập luận trong cuốn sách Principles rằng: “Thất bại trong việc xem xét các hệ quả cấp hai, cấp ba dẫn tới việc đưa ra các quyết định sai lầm. Đừng bao giờ nắm lấy một lựa chọn có sẵn đầu tiên, cho dù nó có vẻ tốt như thế nào chăng nữa, trước khi đặt các câu hỏi và tìm hiểu về các hệ quả”.
Mỗi hành động, lựa chọn hay quyết định bạn đưa ra đều có những hệ quả, nhiều trong số đó có thể bạn không lường trước được. Mọi người đều thấy những kết quả đầu tiên, vì chúng đơn giản, rõ ràng và dễ đoán. Do đó, hầu hết mọi người chỉ nhận thức được tác động ngay lập tức từ quyết định của mình.
Trong khi đó, tư duy về hệ quả cấp hai, cấp ba thì khó hơn. Suy nghĩ kỹ càng về hệ quả của hệ quả đồng nghĩa với việc chúng ta phải đi xa hơn. Việc này đòi hỏi sự tham gia của yếu tố tinh thần nhưng bộ não của chúng ta thường có xu hướng ghét những lựa chọn khó khăn hơn.
Cân nhắc kỹ càng về các hệ quả trước khi đưa ra quyết định
Để đưa ra quyết định hoặc lựa chọn tốt hơn, bạn phải dành thời gian để suy nghĩ về các hệ quả không chỉ cấp 1 mà còn cả cấp 2, cấp 3, thậm chí là cấp 4. Việc xem xét khả năng của các hệ quả xa hơn là một kỹ năng hữu ích cần phải có. Nếu có thể làm được điều đó, bạn sẽ có lợi thế hơn so với những người chỉ nhìn vào những cái lợi trước mắt.
Nguyên tắc về việc cân nhắc tới hệ quả thứ hai và thứ ba có thể áp dụng để xây dựng hoặc thay đổi thói quen sống của bạn. Bất kỳ những thay đổi tích cực về lối sống cũng có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Mặt khác, bạn có thể sẽ không nhìn thấy những tác động của một thói quen xấu tới sức khỏe cho tới tận 10 năm hoặc 15 năm sau. Một số lựa chọn, thói quen và quyết định về lối sống có vẻ vô hại trong hôm nay nhưng chúng có thể gây ra các tác động ngoài ý muốn sau một khoảng thời gian.
Lời khuyên là hãy suy nghĩ nghiêm túc về những lựa chọn và quyết định của bạn. Hãy đặt nhiều câu hỏi và xem xét các hệ quả trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Không chỉ nhìn vào kết quả trước mắt mà hãy viết ra hệ quả thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư là cách bạn đưa ra những quyết định sáng suốt cho tương lai.
Shane Parish, nhà sáng lập công ty đầu tư Farnam Street lý giải “tư duy về hệ quả thứ hai, thứ ba cần phải có sự chủ tâm và thận trọng. Đó là việc suy nghĩ về các tương tác và thời gian, hiểu rằng những ý định và sự can thiệp có thể gây ra các hệ quả không mong muốn. Những người suy nghĩ tới hệ quả cấp hai thường tự hỏi mình câu hỏi rằng: Và sau đó là gì?”
Mặc dù chúng ta không thể dự đoán về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị và sẵn sàng cho những hệ quả từ hành động của mình ngay hôm nay. Việc dành thời gian để suy nghĩ về những lựa chọn của bản thân sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều quyết định và rắc rối khác trong tương lai.
Bởi sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực để giải quyết các hậu quả không ngờ tới trong tương lai hơn là việc xem xét và lập kế hoạch cho những gì sẽ xảy ra. Bởi vậy hãy cẩn thận và cân nhắc về những lựa chọn của bạn ngày hôm nay bởi những gì bạn nhận được trong tương lai có thể sẽ trái ngược với những gì bạn mong đợi.
Theo Medium
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân chỉ ra 6 suy nghĩ "rất lầm" đang ăn mòn niềm vui và năng lượng sống trong bạn: Thành công, tiền bạc chỉ giúp thỏa mãn cơn khát tức thời chứ phải hạnh phúc trọn đời!
Theo ICTVietNam
Link bài gốc: Người biết nhìn xa trông rộng, tiền đồ nhất định “phi mã”: Phải nhớ không được đưa ra quyết định chỉ vì cái lợi trước mắt
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao người dân nên mua vàng nhẫn?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu