TIN MỚI
Càng ngày càng có nhiều người quan tâm sức khỏe của mình và chú ý đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, có nhiều người chưa hiểu rõ quy trình khám bệnh, khi chọn dịch vụ khám bệnh trọn gói có thể bỏ sót những danh mục khám quan trọng, dẫn đến việc mất không ít tiền nhưng việc khám bệnh vẫn không hiệu quả.
Khi đi kiểm tra sức khỏe, nên chọn bệnh viện công lập lớn để được thăm khám tốt nhất.
Các bệnh viện công được Bộ Y tế giám sát nên việc thu phí sẽ tuân theo quy định của nhà nước, lệ phí minh bạch và không có hành vi chèo kéo khách rồi tự ý nâng giá dịch vụ.
Ngoài ra, các bệnh viện công lớn còn có bề dày kinh nghiệm và khả năng thăm khám, điều trị tốt. Để duy trì lợi thế công nghệ của mình, các bệnh viện lớn sẽ luôn cập nhật kịp thời các kĩ thuật xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất. Vì vậy, nếu bạn đến những bệnh viện công lớn để khám sức khỏe, bạn có thể nhận được các dịch vụ y tế chất lượng với mức giá hợp lý.
Một ưu điểm nữa không thể không nhắc đến, đó là đội ngũ y bác sĩ của các bệnh viện công đều là những chuyên gia hàng đầu trong ngành y tế, có trình độ chuyên môn và chất lượng tay nghề cao, có phương pháp thăm khám và điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Những người trong độ tuổi từ 50 đến 60 cần chú ý đặc biệt khi đi khám sức khỏe. Bởi 50-60 đang là giai đoạn chuyển giao từ tuổi trung niên sang tuổi già, cần chú trọng tầm soát những bệnh mãn tính thường gặp. Tránh tình trạng khi đã bước vào tuổi già, cơ thể bị ảnh hưởng bởi biến chứng của các bệnh mãn tính, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và bị rút ngắn tuổi thọ.
Đối với những đối tượng đặc biệt như người từ 50, 60 tuổi trở lên, khi đi khám sức khỏe cần đặc biệt chú ý các danh mục sau:
1. Đo huyết áp
Hãy chọn 3 ngày khác nhau để đo huyết áp trong bệnh viện. Nếu chỉ số huyết áp trung bình vượt quá 140/90 mmHg sẽ được chẩn đoán là cao huyết áp.
Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây nên các tổn thương về tim, não, thận, mắt,... và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Ngay khi phát hiện bệnh cần phải chủ động kiểm soát bệnh tình càng sớm càng tốt để tránh các tổn thương và biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể.
2. Xét nghiệm máu
Các chỉ số xét nghiệm máu của một người khỏe mạnh thường sẽ như sau:
Chỉ số đường huyết khi đói dưới 6,1 mmol/L, chỉ số đường huyết sau khi ăn no 2 giờ phải nhỏ hơn 7,8 mmol/L, chỉ số đường huyết kiểm tra ngẫu nhiên không vượt quá 11,1 mmol/L.
Khi kiểm tra mức hemoglobin glycosyl hóa (HbA1c), mức này phải từ 4% đến 6%, phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2 đến 3 tháng qua.
Khi kiểm tra lipid máu, hãy chú ý đến mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C). LDL-C của người khỏe mạnh dưới 3,37 mmol/L và LDL-C của những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên dưới 2,6mmol/L. Đồng thời kiểm tra mức triglyceride (TG), TG dưới 1,7mmol/L.
Ngoài ra nên chú ý đến nồng độ creatinin máu, chỉ số này phản ánh chất lượng của chức năng thận. Creatinin máu bình thường ở nam giớithấp hơn 133 umol/L và creatinin máu bình thường ở nữ giới thấp hơn 108 umol/L. Tuy nhiên, giữa các bệnh viện sẽ có sự chênh lệch về tiêu chuẩn tham chiếu và các dữ liệu tham chiếu cụ thể của phiếu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thường sẽ được ưu tiên áp dụng.
Khi kiểm tra transaminase, bao gồm ALT và AST, nếu chỉ số tăng cao có nghĩa là cơ thể đang có vấn đề về chức năng gan.
Khi kiểm tra bilirubin, gồm bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp, hãy chú ý xem máu có hiện tượng tán huyết (phá vỡ các tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu), cơ thể có bất thường về chức năng gan mật hay không.
Bên cạnh đó, hãy chú ý kiểm tra axit uric máu vì khi axit uric tăng cao có thể gây ra bệnh gút và gây hại cho hệ tim mạch. Chỉ số acid uric máu nam bình thường thấp hơn 420 mmol/L, acid uric máu nữ bình thường thấp hơn 360 mmol/L.
Ngoài ra, khi xét nghiệm máu, hãy chú ý đến bạch cầu (WBC), vì sự gia tăng của bạch cầu trong cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn và đang bị suy giảm chức năng miễn dịch.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến tế bào hồng cầu (RBC), nồng độ hồng cầu trong máu tăng lên có thể cho thấy cơ thể đang bị mất nước, còn nồng độ hồng cầu giảm có thể cảnh báo thiếu máu. Khi tiểu cầu (PLT) giảm có thể cho biết khả năng đông máu của cơ thể đang bị suy giảm, chỉ số tăng cho thấy có thể bị chấn thương, nhiễm trùng và hoặc cơ thể có khối u.
3. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu thông thường có thể kiểm tra trong nước tiểu có protein hay không, đồng thời phản ánh chức năng thận tốt hay xấu.
Tuy nhiên, bệnh nhân cao huyết áp và tiểu đường nên tiến hành thêm xét nghiệm phát hiện vi protein để có thể phát hiện sớm diễn biến của bệnh thận, bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó, nên xét nghiệm nồng độ máu có trong nước tiểu. Từ số lượng, hình dạng của tế bào máu mà có thể chẩn đoán cơ thể có mắc bệnh thận hay không. Ngoài ra, khi xét nghiệm nước tiểu cũng cần chú ý kiểm tra trong nước tiểu có đường hay không, từ đó chẩn đoán cơ thể có mắc bệnh tiểu đường hay không để có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí.
4. Siêu âm Doppler màu (CDI)
Hãy chú ý kiểm tra siêu âm màu của động mạch cảnh. Nếu có mảng xơ vữa bám vào thành động mạch cảnh, kỹ thuật siêu âm màu có thể cho thấy rõ kích thước và cấu tạo của mảng xơ vữa, thuận lợi cho công tác chẩn đoán. Bên cạnh đó, khi siêu âm màu Doppler tim, có thể kiểm tra xem có bệnh lý gì về cấu trúc tim, hình dạng tim và các van tim hay không.
Khi kiểm tra gan, túi mật, lá lách, tụy tiêu hóa, siêu âm Doppler màu có thể kiểm tra hình thái các cơ quan liên quan, thực hiện tầm soát ung thư sơ bộ. Nữ giới cần siêu âm Doppler màu cho ngực, tử cung, buồng trứng,… còn nam giới cần siêu âm Doppler màu cho tuyến tiền liệt.
5. Chụp CT cộng hưởng từ
Người hút thuốc lá, thường xuyên hít khói thuốc hoặc người làm bếp lâu năm nên chụp CT để tầm soát ung thư phổi. Người bị viêm gan B hoặc nghiện rượu thì nên làm gan bụng vì chụp CT có thể tầm soát, kiểm tra ung thư gan.
7. Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng
Nếu thấy cơ thể có hiện tượng chướng bụng thì nên nội soi dạ dày, nếu thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, có máu trong phân, mót rặn thì nên tiến hành nội soi để kịp thời phát hiện bệnh.
8. Kiểm tra mắt
Kiểm tra mắt không chỉ có kiểm tra thị lực mà còn có thể chẩn đoán, phòng tránh tiến trình của bệnh xơ cứng động mạch qua việc quan sát mức độ xơ cứng động mạch của võng mạc.
9. Kiểm tra răng miệng
Nên thường xuyên kiểm tra răng và nướu để đảm bảo sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống.
10. Khám phụ khoa
Khám phụ khoa, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung, đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Như vậy, những người ở độ tuổi 50 và 60 nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình. Việc kiểm tra sức khỏe hàng năm để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Những danh mục liệt kê trên là những hạng mục khám sức khỏe phổ biến và quan trọng, trên thực tế, bác sĩ sẽ điều chỉnh mục tiêu tùy theo tình trạng bệnh khác nhau của mỗi người.
Theo Toutiao
7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Người 50 -60 tuổi cần lưu ý 10 phần này khi kiểm tra sức khỏe nếu không muốn tuổi già bị đe dọa bởi các bệnh mãn tính: Tưởng quen thuộc nhưng nhiều người chủ quan bỏ qua
Càng ngày càng có nhiều người quan tâm sức khỏe của mình và chú ý đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, có nhiều người chưa hiểu rõ quy trình khám bệnh, khi chọn dịch vụ khám bệnh trọn gói có thể bỏ sót những danh mục khám quan trọng, dẫn đến việc mất không ít tiền nhưng việc khám bệnh vẫn không hiệu quả.
Khi đi kiểm tra sức khỏe, nên chọn bệnh viện công lập lớn để được thăm khám tốt nhất.
Các bệnh viện công được Bộ Y tế giám sát nên việc thu phí sẽ tuân theo quy định của nhà nước, lệ phí minh bạch và không có hành vi chèo kéo khách rồi tự ý nâng giá dịch vụ.
Ngoài ra, các bệnh viện công lớn còn có bề dày kinh nghiệm và khả năng thăm khám, điều trị tốt. Để duy trì lợi thế công nghệ của mình, các bệnh viện lớn sẽ luôn cập nhật kịp thời các kĩ thuật xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất. Vì vậy, nếu bạn đến những bệnh viện công lớn để khám sức khỏe, bạn có thể nhận được các dịch vụ y tế chất lượng với mức giá hợp lý.
Một ưu điểm nữa không thể không nhắc đến, đó là đội ngũ y bác sĩ của các bệnh viện công đều là những chuyên gia hàng đầu trong ngành y tế, có trình độ chuyên môn và chất lượng tay nghề cao, có phương pháp thăm khám và điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Những người trong độ tuổi từ 50 đến 60 cần chú ý đặc biệt khi đi khám sức khỏe. Bởi 50-60 đang là giai đoạn chuyển giao từ tuổi trung niên sang tuổi già, cần chú trọng tầm soát những bệnh mãn tính thường gặp. Tránh tình trạng khi đã bước vào tuổi già, cơ thể bị ảnh hưởng bởi biến chứng của các bệnh mãn tính, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và bị rút ngắn tuổi thọ.
Đối với những đối tượng đặc biệt như người từ 50, 60 tuổi trở lên, khi đi khám sức khỏe cần đặc biệt chú ý các danh mục sau:
1. Đo huyết áp
Hãy chọn 3 ngày khác nhau để đo huyết áp trong bệnh viện. Nếu chỉ số huyết áp trung bình vượt quá 140/90 mmHg sẽ được chẩn đoán là cao huyết áp.
Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây nên các tổn thương về tim, não, thận, mắt,... và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Ngay khi phát hiện bệnh cần phải chủ động kiểm soát bệnh tình càng sớm càng tốt để tránh các tổn thương và biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể.
2. Xét nghiệm máu
Các chỉ số xét nghiệm máu của một người khỏe mạnh thường sẽ như sau:
Chỉ số đường huyết khi đói dưới 6,1 mmol/L, chỉ số đường huyết sau khi ăn no 2 giờ phải nhỏ hơn 7,8 mmol/L, chỉ số đường huyết kiểm tra ngẫu nhiên không vượt quá 11,1 mmol/L.
Khi kiểm tra mức hemoglobin glycosyl hóa (HbA1c), mức này phải từ 4% đến 6%, phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2 đến 3 tháng qua.
Khi kiểm tra lipid máu, hãy chú ý đến mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C). LDL-C của người khỏe mạnh dưới 3,37 mmol/L và LDL-C của những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên dưới 2,6mmol/L. Đồng thời kiểm tra mức triglyceride (TG), TG dưới 1,7mmol/L.
Ngoài ra nên chú ý đến nồng độ creatinin máu, chỉ số này phản ánh chất lượng của chức năng thận. Creatinin máu bình thường ở nam giớithấp hơn 133 umol/L và creatinin máu bình thường ở nữ giới thấp hơn 108 umol/L. Tuy nhiên, giữa các bệnh viện sẽ có sự chênh lệch về tiêu chuẩn tham chiếu và các dữ liệu tham chiếu cụ thể của phiếu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thường sẽ được ưu tiên áp dụng.
Khi kiểm tra transaminase, bao gồm ALT và AST, nếu chỉ số tăng cao có nghĩa là cơ thể đang có vấn đề về chức năng gan.
Khi kiểm tra bilirubin, gồm bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp, hãy chú ý xem máu có hiện tượng tán huyết (phá vỡ các tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu), cơ thể có bất thường về chức năng gan mật hay không.
Bên cạnh đó, hãy chú ý kiểm tra axit uric máu vì khi axit uric tăng cao có thể gây ra bệnh gút và gây hại cho hệ tim mạch. Chỉ số acid uric máu nam bình thường thấp hơn 420 mmol/L, acid uric máu nữ bình thường thấp hơn 360 mmol/L.
Ngoài ra, khi xét nghiệm máu, hãy chú ý đến bạch cầu (WBC), vì sự gia tăng của bạch cầu trong cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn và đang bị suy giảm chức năng miễn dịch.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến tế bào hồng cầu (RBC), nồng độ hồng cầu trong máu tăng lên có thể cho thấy cơ thể đang bị mất nước, còn nồng độ hồng cầu giảm có thể cảnh báo thiếu máu. Khi tiểu cầu (PLT) giảm có thể cho biết khả năng đông máu của cơ thể đang bị suy giảm, chỉ số tăng cho thấy có thể bị chấn thương, nhiễm trùng và hoặc cơ thể có khối u.
3. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu thông thường có thể kiểm tra trong nước tiểu có protein hay không, đồng thời phản ánh chức năng thận tốt hay xấu.
Tuy nhiên, bệnh nhân cao huyết áp và tiểu đường nên tiến hành thêm xét nghiệm phát hiện vi protein để có thể phát hiện sớm diễn biến của bệnh thận, bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó, nên xét nghiệm nồng độ máu có trong nước tiểu. Từ số lượng, hình dạng của tế bào máu mà có thể chẩn đoán cơ thể có mắc bệnh thận hay không. Ngoài ra, khi xét nghiệm nước tiểu cũng cần chú ý kiểm tra trong nước tiểu có đường hay không, từ đó chẩn đoán cơ thể có mắc bệnh tiểu đường hay không để có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí.
4. Siêu âm Doppler màu (CDI)
Hãy chú ý kiểm tra siêu âm màu của động mạch cảnh. Nếu có mảng xơ vữa bám vào thành động mạch cảnh, kỹ thuật siêu âm màu có thể cho thấy rõ kích thước và cấu tạo của mảng xơ vữa, thuận lợi cho công tác chẩn đoán. Bên cạnh đó, khi siêu âm màu Doppler tim, có thể kiểm tra xem có bệnh lý gì về cấu trúc tim, hình dạng tim và các van tim hay không.
Khi kiểm tra gan, túi mật, lá lách, tụy tiêu hóa, siêu âm Doppler màu có thể kiểm tra hình thái các cơ quan liên quan, thực hiện tầm soát ung thư sơ bộ. Nữ giới cần siêu âm Doppler màu cho ngực, tử cung, buồng trứng,… còn nam giới cần siêu âm Doppler màu cho tuyến tiền liệt.
5. Chụp CT cộng hưởng từ
Người hút thuốc lá, thường xuyên hít khói thuốc hoặc người làm bếp lâu năm nên chụp CT để tầm soát ung thư phổi. Người bị viêm gan B hoặc nghiện rượu thì nên làm gan bụng vì chụp CT có thể tầm soát, kiểm tra ung thư gan.
7. Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng
Nếu thấy cơ thể có hiện tượng chướng bụng thì nên nội soi dạ dày, nếu thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, có máu trong phân, mót rặn thì nên tiến hành nội soi để kịp thời phát hiện bệnh.
8. Kiểm tra mắt
Kiểm tra mắt không chỉ có kiểm tra thị lực mà còn có thể chẩn đoán, phòng tránh tiến trình của bệnh xơ cứng động mạch qua việc quan sát mức độ xơ cứng động mạch của võng mạc.
9. Kiểm tra răng miệng
Nên thường xuyên kiểm tra răng và nướu để đảm bảo sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống.
10. Khám phụ khoa
Khám phụ khoa, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung, đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Như vậy, những người ở độ tuổi 50 và 60 nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình. Việc kiểm tra sức khỏe hàng năm để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Những danh mục liệt kê trên là những hạng mục khám sức khỏe phổ biến và quan trọng, trên thực tế, bác sĩ sẽ điều chỉnh mục tiêu tùy theo tình trạng bệnh khác nhau của mỗi người.
Theo Toutiao
7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Người 50 -60 tuổi cần lưu ý 10 phần này khi kiểm tra sức khỏe nếu không muốn tuổi già bị đe dọa bởi các bệnh mãn tính: Tưởng quen thuộc nhưng nhiều người chủ quan bỏ qua
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao người dân nên mua vàng nhẫn?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu