Để đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn của Basel III, các nhà băng toàn cầu sẽ phải xoay xở hàng nghìn tỷ USD để tăng vốn trong vòng vài năm tới. Đây là bài toán khó ngay cả với những “đại gia” ngân hàng tại Mỹ hay châu Âu.
http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/quoc-te/2010/09/3ba204f3/
Các tiêu chuẩn về an toàn vốn của Basel III, ngay từ khi ra đời đã được coi là miếng bánh khó nhằn với hầu hết các ngân hàng trên thế giới, ngay cả với những “đại gia” đang nắm trong tay tổng tài sản hàng nghìn tỷ USD.
Được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh G20, diễn ra cuối năm 2010 tại Hàn Quốc, Basel III yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ vốn cấp một (vốn cơ bản) của ngân hàng phải đáp ứng tối thiểu 7% tổng tài sản cho vay (so với tỷ lệ 4% của Basel II). Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ phải đảm bảo tỷ lệ vốn cổ phần (common equity) tương đương 4,5% tổng tài sản (so với mức 2% hiện tại).
J.P Morgan Chase là một trong ví dụ điển hình khi ngân hàng có tổng tài sản hơn 2.100 tỷ USD này sẽ phải áp dụng tỷ lệ an toàn vốn 9,5% ngay từ ngày 1/1/2013. Đây cũng là một trong những lý do khiến Jemie Dimon, CEO của ngân hàng có tỷ lệ sinh lời cao nhất nước Mỹ này lên tiếng phản đối việc áp dụng Basel III.
“7% là quá cao so với con số 4% đang được áp dụng hiện nay tại Mỹ, trong khi chẳng mang lại lợi ích gì. Lẽ ra Washington nên rút khỏi Basel III”, CEO này nhận xét với tờ Financial Times.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở việc các nhà băng sẽ chỉ còn lại chưa đầy 15 tháng để hoàn thành việc tăng vốn, nhưng ngay sau đó lại phải để số tiền này “nằm chết” chỉ để đảm bảo các tỷ lệ an toàn. Theo khảo sát được Standard & Poor’s tiến hành hồi giữa năm nay, 75 ngân hàng lớn nhất thế giới sẽ cần 763 tỷ USD trong vòng hơn một tới để đáp ứng Basel III.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác của McKinsey, các ngân hàng tại Mỹ sẽ cần 870 tỷ USD để mua “trọn gói” khoản bảo hiểm xa xỉ này vào năm 2019. Con số tại châu Âu là 1.500 tỷ USD.
Việc chấp hành Basel III tại châu Á có vẻ không gặp trở lực lớn như Mỹ hay châu Âu do quy mô vốn cũng như tầm hoạt động của hầu hết các nhà băng thường chỉ giới hạn ở mức độ quốc gia hoặc khu vực.
Tại Trung Quốc, giới chức nước này cho biết, với mức cho vay hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều có thể đáp ứng được yêu cầu khi Basel III bắt đầu áp dụng vào đầu năm 2013. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện tại, điều này khó đảm bảo trong tương lai gần.
Theo ước tính của Economic Times, hệ thống tín dụng Trung Quốc trung bình mỗi tháng cấp khoảng 500 tỷ nhân dân tệ (khoảng 78 tỷ USD) cho các khoản vay mới. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà băng sẽ phải cầu viện tới sự giúp đỡ từ Chính phủ nếu không thế huy động thêm vốn từ thị trường tài chính để đảm bảo an toàn vốn.
Tại Australia, Cơ quan Quản lý các vấn đề về an toàn (APRA) thậm chí còn muốn đẩy nhanh thời điểm áp dụng các quy định đầy đủ của Basel III lên năm 2015. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ngân hàng (ABA) nước này, các nhà băng vẫn cần khoảng thời gian tối đa để chuyển đổi theo các quy chế an toàn mới, cho dù đã có sự bù đắp đáng kể về vốn trong những năm gần đây.
Nhật Minh
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu