Việc nghiên cứu phát triển thành công hệ thống do thám HART mới góp phần nâng cao khả năng do thám của Quân đội Mỹ trong tương lai.
Nếu như trước đây việc điều khiển và xử lý thông tin từ các UAV trinh sát do người lính đảm nhận thì nay, công việc này cũng được tự động hóa nhờ chương trình phát triển Cụm trinh sát đường không hỗn hợp (Heterogeneous Airborne Reconnaissance Team – HART).
Đầu tháng 5/2011 Quân đội Mỹ đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công hệ thống HART, nhằm sớm đưa cụm này triển khai cho một trong các đơn vị chiến đấu ở Afganistan vào cuối năm 2011.
Ngay từ lần thử nghiệm đầu tiên vào năm 2005, HART đã phối hợp thành công với một số máy bay tác chiến và máy bay không người lái.
Trong cuộc tập trận gần đây nhất vào tháng 5/2011 của Lục quân Mỹ tại Dugway, HART chứng tỏ khả năng thành công khi lần đầu phần mềm và thiết bị của hệ thống điều khiển phối hợp các UAV chiến thuật gồm: RQ-5 Hunter, RQ-7 Shadow, RQ-11 Raven và Bat.
HART cũng đã chứng tỏ khả năng làm việc tốt với các UAV cỡ lớn như RQ-4 Global Hawk, MQ-1 Predator, MQ-8 Fire Scout, MQ-9 Reaper và máy bay ném bom tàng hìnhkhông người lái X-47В.
Theo Phó Chủ tịch Tập đoàn Northrop Grumman, HART đạt được thành công là đỉnh cao của hơn 6 năm nghiên cứu và phát triển nhằm giúp UAV có các khả năng: quản lý nhiệm vụ tự động, giúp các UAV tự xử lý tình huống bằng trí tuệ nhân tạo, tránh xung đột không phận một cách tự động...
Theo đó, dù có số lượng lớn máy bay bay xung quanh song chúng vẫn có thể liên lạc và không va chạm vào nhau. Lính Mỹ trên mặt đất cũng có thể nhanh chóng và dễ dàng xem video thu được và phản ứng nhanh với yêu cầu của các Tư lệnh chiến trường trên mặt trận của Mỹ.
HART thuộc chương trình do thám trên không được Văn phòng công nghệ xử lý thông tin thuộc Cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến về quốc phòng (Defense Advanced Research Projects Agency - DARPA) cấp chi phí phát triển và được Tập đoàn Northrop Grumman cũng như nhiều học viện và cơ quan nghiên cứu khác triển khai thực hiện.
Chương trình HART được Mỹ phát triển nhằm triển khai các hệ thống có thể cung cấp khả năng do thám 3 chiều, thời gian thực liên tục ở các khu vực đô thị lớn, qua đó hỗ trợ binh lính mọi cấp tiếp cận các hoạt động tình báo, do thám và trinh sát (ISR), các cảm biến cũng như luồng dữ liệu thông tin trong một môi trường phức hợp.
Hệ thống HART là sự tổng hòa mạng các phần cứng và phần mềm kết hợp, cung cấp dịch vụ cổng thông tin dựa trên nền website. Thông qua đó, dữ liệu mang thông tin tình báo sẽ được chuyển tiếp kịp thời tới các binh lính Mỹ, cho phép họ có các nhận định và đánh giá cục bộ về tình hình.
Máy bay trinh sát không người lái MQ-9 Reaper.
Nhờ sự thành công của chương trình HART, lính Mỹ trên chiến trường sẽ không cần phải gánh vác việc điều khiển UAV hay các bộ cảm biến, mà chỉ cần từ máy tính xách tay gửi yêu cầu tới HART và nhận lại thông tin thời gian thực về các vị trí của đối phương. HART có thể đồng thời duy trì hoạt động với 50 máy bay và xử lý tới 50 yêu cầu.
Ngoài ra, HART sẽ khôi phục lại thông tin sát thời gian thực theo yêu cầu từ một danh mục hình ảnh địa hình được ghi lại.
Nói một cách khác, hệ thống do thám đường không mới này cũng cung cấp các hệ thống nhằm tách binh lính khỏi quá trình điều khiển bay, cho phép các UAV của Mỹ tự động hành động, xử lý, kiểm soát bay. Khi các UAV ghi nhận hành động nghi ngờ, chúng sẽ lưu ý nhân viên kiểm soát để họ có thể giám sát tình hình.
Hệ thống còn hỗ trợ lính Mỹ trong điều hành do thám một khu vực bất kỳ: Theo đó, khi cần, lính Mỹ có thể thông qua hệ thống HART yêu cầu các UAV do thám trong một khu vực nào đó.
Trong quá trình do thám, UAV có thể tự chỉ huy và thực hiện một số nhiệm vụ chỉ với yêu cầu kiểm soát trực tiếp rất nhỏ gồm do thám khu vực, tuần tra một khu vực cụ thể để phát hiện hành động bất thường, trinh sát lộ trình, tuần tra một tuyến đường hoặc đường điện, bám sát một phương tiện hoặc người và báo cáo các dấu hiệu khả nghi.
Hiện nay, các lượng Mỹ, gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và tác chiến đặc biệt đều đang cân nhắc đến việc sử dụng hệ thống này trong tương lai.
Nếu như trước đây việc điều khiển và xử lý thông tin từ các UAV trinh sát do người lính đảm nhận thì nay, công việc này cũng được tự động hóa nhờ chương trình phát triển Cụm trinh sát đường không hỗn hợp (Heterogeneous Airborne Reconnaissance Team – HART).
Đầu tháng 5/2011 Quân đội Mỹ đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công hệ thống HART, nhằm sớm đưa cụm này triển khai cho một trong các đơn vị chiến đấu ở Afganistan vào cuối năm 2011.
Ngay từ lần thử nghiệm đầu tiên vào năm 2005, HART đã phối hợp thành công với một số máy bay tác chiến và máy bay không người lái.
Trong cuộc tập trận gần đây nhất vào tháng 5/2011 của Lục quân Mỹ tại Dugway, HART chứng tỏ khả năng thành công khi lần đầu phần mềm và thiết bị của hệ thống điều khiển phối hợp các UAV chiến thuật gồm: RQ-5 Hunter, RQ-7 Shadow, RQ-11 Raven và Bat.
HART cũng đã chứng tỏ khả năng làm việc tốt với các UAV cỡ lớn như RQ-4 Global Hawk, MQ-1 Predator, MQ-8 Fire Scout, MQ-9 Reaper và máy bay ném bom tàng hìnhkhông người lái X-47В.
Theo Phó Chủ tịch Tập đoàn Northrop Grumman, HART đạt được thành công là đỉnh cao của hơn 6 năm nghiên cứu và phát triển nhằm giúp UAV có các khả năng: quản lý nhiệm vụ tự động, giúp các UAV tự xử lý tình huống bằng trí tuệ nhân tạo, tránh xung đột không phận một cách tự động...
Theo đó, dù có số lượng lớn máy bay bay xung quanh song chúng vẫn có thể liên lạc và không va chạm vào nhau. Lính Mỹ trên mặt đất cũng có thể nhanh chóng và dễ dàng xem video thu được và phản ứng nhanh với yêu cầu của các Tư lệnh chiến trường trên mặt trận của Mỹ.
Sơ đồ mạng lưới tác chiến của Cụm trinh sát đường không hỗn hợp HART.
HART thuộc chương trình do thám trên không được Văn phòng công nghệ xử lý thông tin thuộc Cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến về quốc phòng (Defense Advanced Research Projects Agency - DARPA) cấp chi phí phát triển và được Tập đoàn Northrop Grumman cũng như nhiều học viện và cơ quan nghiên cứu khác triển khai thực hiện.
Chương trình HART được Mỹ phát triển nhằm triển khai các hệ thống có thể cung cấp khả năng do thám 3 chiều, thời gian thực liên tục ở các khu vực đô thị lớn, qua đó hỗ trợ binh lính mọi cấp tiếp cận các hoạt động tình báo, do thám và trinh sát (ISR), các cảm biến cũng như luồng dữ liệu thông tin trong một môi trường phức hợp.
Hệ thống HART là sự tổng hòa mạng các phần cứng và phần mềm kết hợp, cung cấp dịch vụ cổng thông tin dựa trên nền website. Thông qua đó, dữ liệu mang thông tin tình báo sẽ được chuyển tiếp kịp thời tới các binh lính Mỹ, cho phép họ có các nhận định và đánh giá cục bộ về tình hình.
Máy bay trinh sát không người lái MQ-9 Reaper.
Nhờ sự thành công của chương trình HART, lính Mỹ trên chiến trường sẽ không cần phải gánh vác việc điều khiển UAV hay các bộ cảm biến, mà chỉ cần từ máy tính xách tay gửi yêu cầu tới HART và nhận lại thông tin thời gian thực về các vị trí của đối phương. HART có thể đồng thời duy trì hoạt động với 50 máy bay và xử lý tới 50 yêu cầu.
Ngoài ra, HART sẽ khôi phục lại thông tin sát thời gian thực theo yêu cầu từ một danh mục hình ảnh địa hình được ghi lại.
Nói một cách khác, hệ thống do thám đường không mới này cũng cung cấp các hệ thống nhằm tách binh lính khỏi quá trình điều khiển bay, cho phép các UAV của Mỹ tự động hành động, xử lý, kiểm soát bay. Khi các UAV ghi nhận hành động nghi ngờ, chúng sẽ lưu ý nhân viên kiểm soát để họ có thể giám sát tình hình.
Hệ thống còn hỗ trợ lính Mỹ trong điều hành do thám một khu vực bất kỳ: Theo đó, khi cần, lính Mỹ có thể thông qua hệ thống HART yêu cầu các UAV do thám trong một khu vực nào đó.
Trong quá trình do thám, UAV có thể tự chỉ huy và thực hiện một số nhiệm vụ chỉ với yêu cầu kiểm soát trực tiếp rất nhỏ gồm do thám khu vực, tuần tra một khu vực cụ thể để phát hiện hành động bất thường, trinh sát lộ trình, tuần tra một tuyến đường hoặc đường điện, bám sát một phương tiện hoặc người và báo cáo các dấu hiệu khả nghi.
Hiện nay, các lượng Mỹ, gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và tác chiến đặc biệt đều đang cân nhắc đến việc sử dụng hệ thống này trong tương lai.
(theo Northrop Grumman)
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu từ Mỹ chỉ ra một yếu tố quyết định khả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loài cá châu Á có thể nhảy cao tới 3m đang xâm lấn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vua dầu mỏ Mỹ dạy con 2 điều để trở thành người dẫn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính quan trọng nhất tuần...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tiết lộ về đại gia chiếm đoạt 40 triệu USD của bà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lionel Messi tạo cơn sốt cho bóng đá Mỹ
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu