TIN MỚI
Sống một mình không phải là chuyện đơn giản như tưởng tượng, đặc biệt là đối với những bạn trẻ mới tập tành bước chân vào đời thì cần phải quan tâm đến nhiều phương diện.
Cuộc sống một mình đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm cho bản thân, cho cuộc sống và cho cả nơi đang ở. Muốn có cuộc sống với chất lượng ổn định, bạn bắt buộc phải vạch ra kế hoạch sinh hoạt cụ thể và giảm thiểu những vấn đề phát sinh đến mức tối đa.
1. Thiết lập sinh hoạt hằng ngày
Sống một mình đương nhiên sẽ không chịu nhiều trói buộc và gò bó. Nhưng sinh hoạt trong một môi trường tự do buông thả quá mức sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống xuống thấp và dễ dàng đánh mất bản thân.
Thức khuya dậy trễ, rượu chè bê tha, sống không có kế hoạch, đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn,… là những vấn đề thường phát sinh khi sống một mình.
Muốn có cuộc sống khỏe mạnh, đầu tiên bạn bắt buộc phải tự vạch ra một thời gian biểu cho bản thân. Thời gian ban đầu không được quá gò bó, cần phải có thời gian để thích nghi, nếu không thì sinh lòng nản chí và mâu thuẫn chán ghét.
Những tiếng chuông "báo thức" rất quan trọng trong cuộc sống. Ngoài báo thức thời điểm dậy buổi sáng ra thì những khung giờ khác cũng cần thiết lập một hồi chuông để nhắc nhở bản thân đi vào khuôn khổ. Phương pháp này thường áp dụng cho những người thiếu nghị lực, dễ nản chí và hay phân tâm.
Báo thức buổi sáng có thể cài đặt sớm hơn khung giờ dự định một chút vì thời gian đầu có lẽ bản thân phải đấu tranh tâm lý với "thần ngủ" một chút.
2. Tự sắp xếp những thứ nhỏ nhất
Sống một mình đồng nghĩa với bạn phải có trách nhiệm với những thứ bên cạnh và tự lực cánh sinh giải quyết vấn đề. Đến lúc này, chắc chắn những phiền hà cùng rắc rối tưởng chừng nhỏ bé lại trở nên to lớn.
Trong cuộc sống thường ngày, không gì "mệt mỏi" hơn khi bạn muốn sử dụng một thứ gì đó nhưng lại tìm không ra. Đôi khi chỉ là tờ giấy, miếng băng dính, cây bút, quần áo,… sẽ tự nhiên biến mất. Đương nhiên là chúng thất lạc ở đâu đó trong nhà thôi nhưng vì bản tính bề bộn nên bạn tạm thời quên đi vị trí của nó.
Chính vì thế, ngay trong thời gian ban đầu mới sống một mình, bạn nên sắp xếp một cách hệ thống "kho chứa đồ dùng" của mình. Hãy sắp xếp những vật dụng theo tính chất và chức năng của chúng để khi bạn cần đến thì có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
Đồ đạc dùng xong phải đặt về đúng vị trí cũ. Điều này giúp bạn hạn chế những phiền phức không đáng có trong cuộc sống thường ngày.
Người sống một mình nên xây dựng cảm giác sinh hoạt theo quy luật và trình tự thì cuộc sống mới không bị đảo lộn và mất phương hướng.
"Hội chứng con vịt": Khi sự hoàn hảo và hạnh phúc giả tạo khiến cuộc đời ta bế tắc, bạn có mắc phải không?
3. Cải thiện chất lượng cuộc sống
Đã sống một mình thì hãy tập tự nấu ăn, ít ăn thức ăn bên ngoài, cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng ở trạng thái cân bằng. Bạn cũng có thể tự lập ra danh sách các món ăn và tự phẩm được sử dụng trong các bữa ăn, hàng ngày và hàng tuần.
Đương nhiên là bản danh sách cũng phải được thống kê theo chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngay bản thân bạn cũng phải có sự kiên trì để thực hiện theo.
Để ý đến sự thay đổi cân nặng của cơ thể để có những điều chỉnh kịp thời. Chú ý vệ sinh cá nhân và nơi ở cũng là một điều quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa là chất lượng không khí trong phòng. Hãy để ý đến ánh sáng tự nhiên, nguồn gió và cách bày trí phòng ốc. Một căn phòng thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên, đồ đạc gọn gàng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của một người.
Theo nghiên cứu, tâm trạng của con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Bản thân là một người mới bước chân vào đời và sống một mình thì phải chịu rất nhiều áp lực.
Đi làm từ sáng đến tối mà về nhà lại thấy đồ đạc bừa bộn thì bạn có vui nổi không? Tâm trạng đang uất ức mà còn phải gò mình trong căn phòng không có nắng và gió thì sẽ khiến cảm xúc trở nên tiêu cực hơn.
Tinh thần không ổn định thì đương nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
4. Bảo vệ bản thân, xây dựng cảm giác an toàn
Sống một mình đỏi hỏi bạn phải sẵn sàng để tự bảo vệ lấy bản thân. Chính vì vậy mà công tác bảo đảm an toàn phải được đặt lên hàng đầu.
Theo thống kê, những người sống một mình dễ bị người khác "để ý" hơn bất kỳ ai. Theo đó, hàng loạt các vụ trộm cướp, xâm phạm thân thể với những người sống một mình cũng từ đó mà ra.
Bạn cần phải tập cho mình những thói quen nhỏ trong cuộc sống để tự phòng vệ.
Ra ngoài nhớ đóng hết tất cả các cửa sổ, khóa kĩ cửa ra vào. Hiện nay, những thủ thuật trộm cướp, lẻn vào nhà cũng trở nên tinh vi hơn, vậy nên lựa chọn cho mình hệ thống khóa cửa chắn chắn cũng là một biện pháp phòng ngừa. Hơn hết, hãy chọn nơi ở có hệ thống an ninh chặt chẽ để giảm thiểu những trường hợp xấu nhất xảy ra.
Tóm lại, sống một mình cũng chính là một sự rèn luyện đối với mỗi người. Nó giúp chúng ta nâng cao năng lực tự luật và năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Ngoài ra, sống một mình còn giúp hình thành nên những phẩm chất tốt như biết sắp xếp vấn đề, suy nghĩ toàn diện, tinh tế trong những chi tiết nhỏ,… Có thể tự lập sống tốt một mình là thể hiện bước tiến bộ trong quá trình trưởng thành của một người.
Đôi bạn thân "dắt tay nhau" trở thành triệu phú trước khi bước sang tuổi 30: Cùng chung những quy tắc tài chính quan trọng sau đây
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Muốn ra riêng ở một mình, hãy bỏ túi 4 bí quyết này nếu không cuộc sống sẽ trở thành cơn ác mộng
Sống một mình không phải là chuyện đơn giản như tưởng tượng, đặc biệt là đối với những bạn trẻ mới tập tành bước chân vào đời thì cần phải quan tâm đến nhiều phương diện.
Cuộc sống một mình đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm cho bản thân, cho cuộc sống và cho cả nơi đang ở. Muốn có cuộc sống với chất lượng ổn định, bạn bắt buộc phải vạch ra kế hoạch sinh hoạt cụ thể và giảm thiểu những vấn đề phát sinh đến mức tối đa.
1. Thiết lập sinh hoạt hằng ngày
Sống một mình đương nhiên sẽ không chịu nhiều trói buộc và gò bó. Nhưng sinh hoạt trong một môi trường tự do buông thả quá mức sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống xuống thấp và dễ dàng đánh mất bản thân.
Thức khuya dậy trễ, rượu chè bê tha, sống không có kế hoạch, đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn,… là những vấn đề thường phát sinh khi sống một mình.
Muốn có cuộc sống khỏe mạnh, đầu tiên bạn bắt buộc phải tự vạch ra một thời gian biểu cho bản thân. Thời gian ban đầu không được quá gò bó, cần phải có thời gian để thích nghi, nếu không thì sinh lòng nản chí và mâu thuẫn chán ghét.
Những tiếng chuông "báo thức" rất quan trọng trong cuộc sống. Ngoài báo thức thời điểm dậy buổi sáng ra thì những khung giờ khác cũng cần thiết lập một hồi chuông để nhắc nhở bản thân đi vào khuôn khổ. Phương pháp này thường áp dụng cho những người thiếu nghị lực, dễ nản chí và hay phân tâm.
Báo thức buổi sáng có thể cài đặt sớm hơn khung giờ dự định một chút vì thời gian đầu có lẽ bản thân phải đấu tranh tâm lý với "thần ngủ" một chút.
2. Tự sắp xếp những thứ nhỏ nhất
Sống một mình đồng nghĩa với bạn phải có trách nhiệm với những thứ bên cạnh và tự lực cánh sinh giải quyết vấn đề. Đến lúc này, chắc chắn những phiền hà cùng rắc rối tưởng chừng nhỏ bé lại trở nên to lớn.
Trong cuộc sống thường ngày, không gì "mệt mỏi" hơn khi bạn muốn sử dụng một thứ gì đó nhưng lại tìm không ra. Đôi khi chỉ là tờ giấy, miếng băng dính, cây bút, quần áo,… sẽ tự nhiên biến mất. Đương nhiên là chúng thất lạc ở đâu đó trong nhà thôi nhưng vì bản tính bề bộn nên bạn tạm thời quên đi vị trí của nó.
Chính vì thế, ngay trong thời gian ban đầu mới sống một mình, bạn nên sắp xếp một cách hệ thống "kho chứa đồ dùng" của mình. Hãy sắp xếp những vật dụng theo tính chất và chức năng của chúng để khi bạn cần đến thì có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
Đồ đạc dùng xong phải đặt về đúng vị trí cũ. Điều này giúp bạn hạn chế những phiền phức không đáng có trong cuộc sống thường ngày.
Người sống một mình nên xây dựng cảm giác sinh hoạt theo quy luật và trình tự thì cuộc sống mới không bị đảo lộn và mất phương hướng.
"Hội chứng con vịt": Khi sự hoàn hảo và hạnh phúc giả tạo khiến cuộc đời ta bế tắc, bạn có mắc phải không?
3. Cải thiện chất lượng cuộc sống
Đã sống một mình thì hãy tập tự nấu ăn, ít ăn thức ăn bên ngoài, cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng ở trạng thái cân bằng. Bạn cũng có thể tự lập ra danh sách các món ăn và tự phẩm được sử dụng trong các bữa ăn, hàng ngày và hàng tuần.
Đương nhiên là bản danh sách cũng phải được thống kê theo chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngay bản thân bạn cũng phải có sự kiên trì để thực hiện theo.
Để ý đến sự thay đổi cân nặng của cơ thể để có những điều chỉnh kịp thời. Chú ý vệ sinh cá nhân và nơi ở cũng là một điều quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa là chất lượng không khí trong phòng. Hãy để ý đến ánh sáng tự nhiên, nguồn gió và cách bày trí phòng ốc. Một căn phòng thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên, đồ đạc gọn gàng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của một người.
Theo nghiên cứu, tâm trạng của con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Bản thân là một người mới bước chân vào đời và sống một mình thì phải chịu rất nhiều áp lực.
Đi làm từ sáng đến tối mà về nhà lại thấy đồ đạc bừa bộn thì bạn có vui nổi không? Tâm trạng đang uất ức mà còn phải gò mình trong căn phòng không có nắng và gió thì sẽ khiến cảm xúc trở nên tiêu cực hơn.
Tinh thần không ổn định thì đương nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
4. Bảo vệ bản thân, xây dựng cảm giác an toàn
Sống một mình đỏi hỏi bạn phải sẵn sàng để tự bảo vệ lấy bản thân. Chính vì vậy mà công tác bảo đảm an toàn phải được đặt lên hàng đầu.
Theo thống kê, những người sống một mình dễ bị người khác "để ý" hơn bất kỳ ai. Theo đó, hàng loạt các vụ trộm cướp, xâm phạm thân thể với những người sống một mình cũng từ đó mà ra.
Bạn cần phải tập cho mình những thói quen nhỏ trong cuộc sống để tự phòng vệ.
Ra ngoài nhớ đóng hết tất cả các cửa sổ, khóa kĩ cửa ra vào. Hiện nay, những thủ thuật trộm cướp, lẻn vào nhà cũng trở nên tinh vi hơn, vậy nên lựa chọn cho mình hệ thống khóa cửa chắn chắn cũng là một biện pháp phòng ngừa. Hơn hết, hãy chọn nơi ở có hệ thống an ninh chặt chẽ để giảm thiểu những trường hợp xấu nhất xảy ra.
Tóm lại, sống một mình cũng chính là một sự rèn luyện đối với mỗi người. Nó giúp chúng ta nâng cao năng lực tự luật và năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Ngoài ra, sống một mình còn giúp hình thành nên những phẩm chất tốt như biết sắp xếp vấn đề, suy nghĩ toàn diện, tinh tế trong những chi tiết nhỏ,… Có thể tự lập sống tốt một mình là thể hiện bước tiến bộ trong quá trình trưởng thành của một người.
Đôi bạn thân "dắt tay nhau" trở thành triệu phú trước khi bước sang tuổi 30: Cùng chung những quy tắc tài chính quan trọng sau đây
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Muốn ra riêng ở một mình, hãy bỏ túi 4 bí quyết này nếu không cuộc sống sẽ trở thành cơn ác mộng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vụ giao đất không đấu giá: Mường Thanh Quảng Nam đã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giáo sư ĐH top đầu châu Á: Muốn trẻ trở nên ưu tú...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Muốn 40 tuổi vẫn chưa xuất hiện nếp nhăn và nám...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Metro số 2 "nằm trên giấy" 15 năm, Hà Nội muốn đội...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ăn có tướng ăn": Muốn nhìn rõ bản chất của một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kính sự phòng phụ trách công việc gì trong cung mà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu