TIN MỚI
Độc lập, tự do tài chính là thuật ngữ rất phổ biến ở nước ngoài và cũng đang trở thành mục tiêu của nhiều người Việt.
Theo bà Nguyễn Thu Hà – Giám đốc phát triển kinh doanh, phân khúc khách hàng thu nhập cao, khối ngân hàng Bán lẻ tại Techcombank, độc lập tài chính được hiểu là khi ta tích luỹ được một lượng tài sản đủ lớn để không phải lo lắng về những khoản chi tiêu, hay có thể chủ động tài chính trước những sự kiện trong cuộc sống. Đó là mục tiêu tối thiểu mà một kế hoạch tài chính cá nhân cần đạt được.
Nếu một người đặt mục tiêu độc lập về tài chính thì cần phải xác định được lượng tài sản mà họ muốn có, bao nhiêu là đủ lớn, có thể là 10 tỷ, 20 tỷ, 25 tỷ đồng hoặc hơn nữa, tuỳ theo nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân.
Tại hội thảo trực tuyến "Đầu tư tài chính cá nhân thông minh dành cho phụ nữ" do Forbes Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Thu Hà bày cách cho những ai chưa xác định được lượng tài sản mục tiêu, có thể áp dụng quy tắc 4% để tính thử cho mình một con số.
Ví dụ, với kế hoạch hưu trí của một cá nhân, giả sử thu nhập mà người đó mong muốn có được sau khi nghỉ hưu là 1 tỷ/năm thì số tài sản cần có khi bắt đầu nghỉ hưu sẽ được tính như sau: 1 tỷ đồng : 4% = 25 tỷ đồng.
Ngược lại, nếu xác định lượng tài sản mục tiêu là 10 tỷ đồng thì bình quân mỗi năm sau khi nghỉ hưu, thu nhập của người này sẽ là: 10 tỷ đồng x 4% = 0,4 tỷ đồng (tương đương 400 triệu đồng).
Quy tắc này dựa trên giả định các kênh đầu tư dài hạn của cá nhân này sinh ra lợi nhuận 7%/năm, trong khi lạm phát khoảng 3%/năm. Như vậy, lợi nhuận thực tế sau khi trừ đi lạm phát mà cá nhân có thể tạo ra được là 4%. Đó chính là số tiền người đó có thể rút ra khỏi danh mục đầu tư của mình để dùng cho chi tiêu, mà không làm ảnh hưởng đến tổng tài sản trong đó. Như vậy, nếu lạm phát thay đổi mà vẫn muốn giữ nguyên mục tiêu thì rõ ràng, bạn phải thay đổi cơ cấu đầu tư để đảm bảo tỷ lệ sinh lời của mình.
Bà Nguyễn Thu Hà
Sau khi xác định được mục tiêu, giả sử là 25 tỷ đồng thì làm thế nào để thực hiện mục tiêu đó?
Bà Nguyễn Thu Hà chia sẻ: "Trước hết là phải có kế hoạch và tuân thủ kế hoạch đã đề ra. Có 3 bước đơn giản để bắt đầu kế hoạch.
Thứ nhất là chi tiêu hợp lý. Việc xác định mục tiêu tổng tài sản bạn cần có trong tương lai, tỷ suất sinh lời dự kiến sẽ giúp các bạn xác định được số tiền cần tích luỹ. Nếu chưa thể tăng thu nhập ngay thì rõ ràng phải cắt giảm những khoản chi tiêu không hợp lý để tiết kiệm, tích luỹ nhiều hơn.
Thứ hai, tích luỹ vào các tài sản có khả năng sinh lời và hạn chế các tiêu sản. Trong cơ cấu danh mục nên có những tài sản có tính lỏng cao để có tính linh hoạt khi cần xoay chuyển thành tiền mặt.
Thứ ba, cần tạo ra thu nhập thụ động một cách ổn định từ việc xây dựng một danh mục đầu tư theo nguyên tắc phân bổ tài sản đầu tư vào các tài sản khác nhau. Trong danh mục chắc chắn nên có các tài sản giúp bạn chống đỡ tốt trước lạm phát, đó có thể là bất động sản hoặc cổ phiếu".
Ảnh chụp màn hình
Quay lại với mức mục tiêu 25 tỷ đồng, nếu thu nhập của gia đình bạn là 100 triệu đồng/tháng, tiết kiệm 50% thu nhập/tháng (50 triệu đồng), tương đương 600 triệu đồng/năm thì bạn sẽ độc lập tài chính sau bao nhiêu năm? Câu trả lời là 18 năm, với giả định tỷ suất sinh lời là 8,3%/năm – đây là mức lãi trung bình mà các kênh đầu tư tài chính tại Việt Nam đang đạt được và kỳ vọng đạt được. Như vậy, nếu bạn đang 30 tuổi, bạn có thể đạt tự do về tài chính khi 48 tuổi - sớm hơn độ tuổi nghỉ hưu hiện nay.
Vị chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh, khi chưa thể ngay lập tức thay đổi thu nhập của mình thì việc chi tiêu hợp lý sẽ quyết định việc khi nào bạn có được độc lập, tự do về tài chính. Đồng thời, phải tuân thủ kỷ luật đầu tư đặt ra, đầu tư định kỳ thu nhập của mình, liên tục trong thời gian dài.
Ngoài ra, lãi suất kép chính là yếu tố then chốt tạo ra sự tăng trưởng vượt trội trong dài hạn. Lãi suất kép nói đơn giản là tái đầu tư lãi, sau khi đầu tư sinh lời thì lãi được dồn vào tiền vốn để tiếp tục đầu tư trong chu kỳ tiếp theo.
Vậy, lựa chọn tài sản đầu tư đầu tư ra sao để đạt được mục tiêu độc lập tài chính?
"Thứ nhất, tạo cho mình một danh mục đầu tư cân bằng, vì cân bằng các loại tài sản khác nhau một cách hợp lý có thể bù trừ cho nhau trong những điều kiện thị trường đặc biệt. Có một số quỹ tại Việt Nam đang trả ra tỷ suất sinh lời rất tốt trong thời gian qua, ở mức bình quân năm lên đến 18%, tương đương mức lãi suất kép 8-9%. Những quỹ này thực ra là những quỹ cân bằng cả về trái phiếu và cổ phiếu chứ không chỉ đầu tư vào cổ phiếu. Chính vì vậy, danh mục đầu tư cân bằng sẽ giúp các bạn tối ưu hoá lợi ích cũng như kiểm soát được rủi ro. Mỗi người, trong mỗi giai đoạn cuộc đời lại có sự phân bổ đầu tư khác nhau.
Ba loại tài sản đầu tư tài chính phổ biến nhất, giúp tăng trưởng tài sản tốt nhất nên có danh mục của bất cứ nhà đầu tư nào là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.
Với cổ phiếu, đây là loại tài sản có khả năng tăng trưởng cao trong dài hạn nhưng có thể biến động mạnh trong ngắn hạn. có tính thanh khoản tốt. Khi đầu tư vào cổ phiếu thì chỉ nên đầu tư vào doanh nghiệp có nền tảng vững chắc, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi lựa chọn. Không nên dựa trên tâm lý bị ảnh hưởng bởi thị trường mà nên dựa trên mức giá mua so với mức giá trị thật của Công ty.
Với trái phiếu, đây là loại tài sản đầu tư với lãi suất cố định, nên nhà đầu tư nên dựa vào sức mạnh của thời gian và lãi suất kép. Đầu tư trong dài hạn để có mức tăng trưởng tốt nhất.
Đối với chứng chỉ quỹ, việc tự động cắt một phần thu nhập của tài khoản lương hay thu nhập là cách làm tốt nhất để tích luỹ. Ở đây chính là đầu tư định kỳ vào các quỹ mở. Có một điểm lưu ý là lợi nhuận kép bình quân trong dài hạn của các quỹ này ở Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, dự kiến chỉ ở mức 7-12%. Vì vậy, không nên tham đầu tư vào các quỹ mà hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận kép trên 20%.", bà Hà khuyên.
Mất 20 năm để thành người phụ nữ giàu nhất thành phố, nhưng chỉ mất thêm 1 năm để táng gia bại sản, gánh nợ "còng lưng"
Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Muốn nghỉ hưu nhưng vẫn có thu nhập 400 triệu đồng/năm, một người cần có tài sản bao nhiêu? Đầu tư vào đâu?
Độc lập, tự do tài chính là thuật ngữ rất phổ biến ở nước ngoài và cũng đang trở thành mục tiêu của nhiều người Việt.
Theo bà Nguyễn Thu Hà – Giám đốc phát triển kinh doanh, phân khúc khách hàng thu nhập cao, khối ngân hàng Bán lẻ tại Techcombank, độc lập tài chính được hiểu là khi ta tích luỹ được một lượng tài sản đủ lớn để không phải lo lắng về những khoản chi tiêu, hay có thể chủ động tài chính trước những sự kiện trong cuộc sống. Đó là mục tiêu tối thiểu mà một kế hoạch tài chính cá nhân cần đạt được.
Nếu một người đặt mục tiêu độc lập về tài chính thì cần phải xác định được lượng tài sản mà họ muốn có, bao nhiêu là đủ lớn, có thể là 10 tỷ, 20 tỷ, 25 tỷ đồng hoặc hơn nữa, tuỳ theo nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân.
Tại hội thảo trực tuyến "Đầu tư tài chính cá nhân thông minh dành cho phụ nữ" do Forbes Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Thu Hà bày cách cho những ai chưa xác định được lượng tài sản mục tiêu, có thể áp dụng quy tắc 4% để tính thử cho mình một con số.
Ví dụ, với kế hoạch hưu trí của một cá nhân, giả sử thu nhập mà người đó mong muốn có được sau khi nghỉ hưu là 1 tỷ/năm thì số tài sản cần có khi bắt đầu nghỉ hưu sẽ được tính như sau: 1 tỷ đồng : 4% = 25 tỷ đồng.
Ngược lại, nếu xác định lượng tài sản mục tiêu là 10 tỷ đồng thì bình quân mỗi năm sau khi nghỉ hưu, thu nhập của người này sẽ là: 10 tỷ đồng x 4% = 0,4 tỷ đồng (tương đương 400 triệu đồng).
Quy tắc này dựa trên giả định các kênh đầu tư dài hạn của cá nhân này sinh ra lợi nhuận 7%/năm, trong khi lạm phát khoảng 3%/năm. Như vậy, lợi nhuận thực tế sau khi trừ đi lạm phát mà cá nhân có thể tạo ra được là 4%. Đó chính là số tiền người đó có thể rút ra khỏi danh mục đầu tư của mình để dùng cho chi tiêu, mà không làm ảnh hưởng đến tổng tài sản trong đó. Như vậy, nếu lạm phát thay đổi mà vẫn muốn giữ nguyên mục tiêu thì rõ ràng, bạn phải thay đổi cơ cấu đầu tư để đảm bảo tỷ lệ sinh lời của mình.
Bà Nguyễn Thu Hà
Sau khi xác định được mục tiêu, giả sử là 25 tỷ đồng thì làm thế nào để thực hiện mục tiêu đó?
Bà Nguyễn Thu Hà chia sẻ: "Trước hết là phải có kế hoạch và tuân thủ kế hoạch đã đề ra. Có 3 bước đơn giản để bắt đầu kế hoạch.
Thứ nhất là chi tiêu hợp lý. Việc xác định mục tiêu tổng tài sản bạn cần có trong tương lai, tỷ suất sinh lời dự kiến sẽ giúp các bạn xác định được số tiền cần tích luỹ. Nếu chưa thể tăng thu nhập ngay thì rõ ràng phải cắt giảm những khoản chi tiêu không hợp lý để tiết kiệm, tích luỹ nhiều hơn.
Thứ hai, tích luỹ vào các tài sản có khả năng sinh lời và hạn chế các tiêu sản. Trong cơ cấu danh mục nên có những tài sản có tính lỏng cao để có tính linh hoạt khi cần xoay chuyển thành tiền mặt.
Thứ ba, cần tạo ra thu nhập thụ động một cách ổn định từ việc xây dựng một danh mục đầu tư theo nguyên tắc phân bổ tài sản đầu tư vào các tài sản khác nhau. Trong danh mục chắc chắn nên có các tài sản giúp bạn chống đỡ tốt trước lạm phát, đó có thể là bất động sản hoặc cổ phiếu".
Ảnh chụp màn hình
Quay lại với mức mục tiêu 25 tỷ đồng, nếu thu nhập của gia đình bạn là 100 triệu đồng/tháng, tiết kiệm 50% thu nhập/tháng (50 triệu đồng), tương đương 600 triệu đồng/năm thì bạn sẽ độc lập tài chính sau bao nhiêu năm? Câu trả lời là 18 năm, với giả định tỷ suất sinh lời là 8,3%/năm – đây là mức lãi trung bình mà các kênh đầu tư tài chính tại Việt Nam đang đạt được và kỳ vọng đạt được. Như vậy, nếu bạn đang 30 tuổi, bạn có thể đạt tự do về tài chính khi 48 tuổi - sớm hơn độ tuổi nghỉ hưu hiện nay.
Vị chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh, khi chưa thể ngay lập tức thay đổi thu nhập của mình thì việc chi tiêu hợp lý sẽ quyết định việc khi nào bạn có được độc lập, tự do về tài chính. Đồng thời, phải tuân thủ kỷ luật đầu tư đặt ra, đầu tư định kỳ thu nhập của mình, liên tục trong thời gian dài.
Ngoài ra, lãi suất kép chính là yếu tố then chốt tạo ra sự tăng trưởng vượt trội trong dài hạn. Lãi suất kép nói đơn giản là tái đầu tư lãi, sau khi đầu tư sinh lời thì lãi được dồn vào tiền vốn để tiếp tục đầu tư trong chu kỳ tiếp theo.
Vậy, lựa chọn tài sản đầu tư đầu tư ra sao để đạt được mục tiêu độc lập tài chính?
"Thứ nhất, tạo cho mình một danh mục đầu tư cân bằng, vì cân bằng các loại tài sản khác nhau một cách hợp lý có thể bù trừ cho nhau trong những điều kiện thị trường đặc biệt. Có một số quỹ tại Việt Nam đang trả ra tỷ suất sinh lời rất tốt trong thời gian qua, ở mức bình quân năm lên đến 18%, tương đương mức lãi suất kép 8-9%. Những quỹ này thực ra là những quỹ cân bằng cả về trái phiếu và cổ phiếu chứ không chỉ đầu tư vào cổ phiếu. Chính vì vậy, danh mục đầu tư cân bằng sẽ giúp các bạn tối ưu hoá lợi ích cũng như kiểm soát được rủi ro. Mỗi người, trong mỗi giai đoạn cuộc đời lại có sự phân bổ đầu tư khác nhau.
Ba loại tài sản đầu tư tài chính phổ biến nhất, giúp tăng trưởng tài sản tốt nhất nên có danh mục của bất cứ nhà đầu tư nào là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.
Với cổ phiếu, đây là loại tài sản có khả năng tăng trưởng cao trong dài hạn nhưng có thể biến động mạnh trong ngắn hạn. có tính thanh khoản tốt. Khi đầu tư vào cổ phiếu thì chỉ nên đầu tư vào doanh nghiệp có nền tảng vững chắc, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi lựa chọn. Không nên dựa trên tâm lý bị ảnh hưởng bởi thị trường mà nên dựa trên mức giá mua so với mức giá trị thật của Công ty.
Với trái phiếu, đây là loại tài sản đầu tư với lãi suất cố định, nên nhà đầu tư nên dựa vào sức mạnh của thời gian và lãi suất kép. Đầu tư trong dài hạn để có mức tăng trưởng tốt nhất.
Đối với chứng chỉ quỹ, việc tự động cắt một phần thu nhập của tài khoản lương hay thu nhập là cách làm tốt nhất để tích luỹ. Ở đây chính là đầu tư định kỳ vào các quỹ mở. Có một điểm lưu ý là lợi nhuận kép bình quân trong dài hạn của các quỹ này ở Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, dự kiến chỉ ở mức 7-12%. Vì vậy, không nên tham đầu tư vào các quỹ mà hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận kép trên 20%.", bà Hà khuyên.
Mất 20 năm để thành người phụ nữ giàu nhất thành phố, nhưng chỉ mất thêm 1 năm để táng gia bại sản, gánh nợ "còng lưng"
Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Muốn nghỉ hưu nhưng vẫn có thu nhập 400 triệu đồng/năm, một người cần có tài sản bao nhiêu? Đầu tư vào đâu?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vụ giao đất không đấu giá: Mường Thanh Quảng Nam đã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giáo sư ĐH top đầu châu Á: Muốn trẻ trở nên ưu tú...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Muốn 40 tuổi vẫn chưa xuất hiện nếp nhăn và nám...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Metro số 2 "nằm trên giấy" 15 năm, Hà Nội muốn đội...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ăn có tướng ăn": Muốn nhìn rõ bản chất của một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kính sự phòng phụ trách công việc gì trong cung mà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu