TIN MỚI
Khi con mắc lỗi, nhiều cha mẹ thường mất bình tĩnh và to tiếng với con. Đây là phương pháp dạy dỗ đầy sai lầm, khiến con càng trở nên bướng bỉnh hơn. Thực tế, các chuyên gia tâm lý đã chứng minh rằng, cha mẹ nói nhẹ nhàng có uy lực hơn rất nhiều so với quát nạt.
Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương về mặt tâm lý, do đó cha mẹ cần phải cân nhắc mỗi khi định to tiếng. Bởi nhiều khi bố mẹ quát mắng xong thì thôi nhưng trẻ lại có thể bị ám ảnh mãi. Sự tổn thương về thể xác đôi khi không đáng sợ bằng tổn thương về tinh thần. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những đứa trẻ hay bị quát mắng, đánh đòn thường kém phát triển về mặt thể chất, trí tuệ và có tâm lý bất ổn hơn so những đứa trẻ bình thường khác. Cụ thể như sau:
Thường xuyên to tiếng sẽ khiến trẻ ngày càng không nghe lời
Những căng thẳng từ cuộc sống, công việc đôi khi khiến bố mẹ mất bình tĩnh và trút giận lên con. Hoặc nhiều phụ huynh nghĩ rằng, phải to tiếng thì con mới sợ và hiểu được vấn đề. Tuy nhiên, việc quát mắng chẳng những không khiến con ngoan ngoãn, nghe lời mà còn phản tác dụng.
Khi bị bố mẹ to tiếng, phản ứng của trẻ sẽ là hoang mang, sợ hãi. Trẻ không biết mình sai ở chỗ nào và chỉ mong cơn thịnh nộ của bố mẹ sớm kết thúc. Trong nhiều trường hợp, trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, to tiếng đáp trả lại bố mẹ. Dần dần tính cách của trẻ trở nên lì lợm, khó bảo, không còn sợ hãi những lời quát mắng của bố mẹ nữa.
Quát mắng có thể “giết chết” sự sáng tạo của trẻ
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng sẽ rất khó để phát huy sự sáng tạo. Bởi tâm lý của trẻ luôn trong trạng thái sợ sệt, sợ bị bố mẹ mắng mỏ. Dần dần trẻ mất niềm tin vào người lớn, trở nên tự ti, sống khép kín, không thích chia sẻ với người xung quanh…
Khi ngồi trong lớp học, dù biết đáp án nhưng trẻ nhất quyết không giơ tay phát biểu. Bởi trẻ sợ một khi nói sai sẽ bị người lớn trách phạt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Những trận đòn roi, quát mắng thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến trẻ theo nhiều cách, cả về tinh thần lẫn thể chất. Một nghiên cứu cho thấy thường xuyên trải qua căng thẳng khi còn nhỏ có thể tác động lâu dài đến sức khỏe thể chất, cụ thể là dễ gặp phải các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, bệnh mạch máu, rối loạn tự miễn, thậm chí tử vong sớm.
Hãy nói chuyện với con thật nhẹ nhàng và mềm mỏng
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận ra có một cách đơn giản để con ngoan ngoãn, thông minh và nghe lời. Đó chính là giáo dục bằng giọng nói. Cụ thể, nói chuyện nhẹ nhàng với con sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với quát mắng. Bởi giọng nói nhẹ nhàng khiến cảm xúc người nghe không bị xung động. Nhờ vậy, nó không động chạm đến tâm lý phòng thủ của trẻ. Điều này rất có lợi cho việc tiếp nhận thông tin.
Khi cha mẹ và thầy cô nhẹ nhàng chỉ bảo, trẻ không chỉ dễ dàng tiếp thu mà còn hình thành và phát triển tính cách tốt. Bởi trẻ nhỏ giống như tấm gương, sẽ tự động "bắt chước", noi theo những hành vi của mọi người xung quanh.
Theo đó, để giáo dục con bằng giọng nói, bố mẹ cần áp dụng những điều sau:
Sử dụng đúng giọng điệu và từ ngữ
Rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát tông giọng, từ ngữ khi phê bình, bảo ban con. Có một cách đơn giản để cải thiện việc này. Đó là trước mỗi cuộc trò chuyện, bố mẹ suy nghĩ, tập luyện trước về từ ngữ và giọng điệu mà mình sẽ sử dụng.
Chẳng hạn: "Mẹ không thể chấp nhận hành vi của con!" thì hãy thay bằng "Mẹ rất yêu con, nhưng hành vi vừa rồi của con chưa đúng mực". Nếu đang nói chuyện với con mà cơn nóng giận bùng phát, cha mẹ có thể tạm đời đi ra chỗ khác vài phút để bình tĩnh lại, suy nghĩ thật kỹ mới nói chuyện với con.
Nói rõ sự kỳ vọng của chúng ta cho con cái nghe
Nếu muốn con ngoan ngoãn, lễ phép thì bố mẹ hãy nói rõ với con về những kỳ vọng của mình, cũng như các quy tắc ứng xử chuẩn mực. Giải thích rõ cho biết, hành vi nào được phép, hành vi nào không và hậu quả. Chẳng hạn khi đưa con đi siêu thị, bố mẹ hãy nói rõ những việc không được làm như xáo trộn hàng hóa, lén bóc bánh kẹo để ăn,... đồng thời nhắc nhở nếu không làm theo hậu quả sẽ như thế nào.
Từ đầu đến cuối, bố mẹ không cần to tiếng quát mắng hay dọa nạt mà chỉ cần bình tĩnh giảng giải là con có thể hiểu được và tự biết điều chỉnh hành vi.
Không làm tổn thương lòng tự trọng của con
Nhiều bậc cha mẹ quát mắng con cả những việc nhỏ nhất. Đôi khi việc chỉ "nhỏ như con kiến" nhưng vì đang bực mình sẵn điều gì đó nên bố mẹ trút giận luôn lên con để xả stress.
Bố mẹ hãy nhớ: Tùy từng việc mà xem xét và đừng tùy ý trút hết mọi cảm xúc lên con, đừng dùng những từ ngữ gây tổn thương đến tự trọng. Mọi đứa trẻ đều muốn được người khác tôn trọng, kể cả bố mẹ. Sự tôn trọng và tin tưởng này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, là động lực để trẻ không ngừng tiến bộ.
3 bài học nếu được dạy từ nhỏ, bạn có thể thay đổi cả cuộc đời: Nhiều người trưởng thành tiếc nuối vì không biết nhưng lại lãng quên việc nhắc nhở cho con cháu mình
Báo Dân sinh
Link bài gốc: Muốn con thông minh và ngoan ngoãn rất đơn giản, các chuyên gia bật mí 1 phương pháp mà mọi cha mẹ có thể áp dụng
Khi con mắc lỗi, nhiều cha mẹ thường mất bình tĩnh và to tiếng với con. Đây là phương pháp dạy dỗ đầy sai lầm, khiến con càng trở nên bướng bỉnh hơn. Thực tế, các chuyên gia tâm lý đã chứng minh rằng, cha mẹ nói nhẹ nhàng có uy lực hơn rất nhiều so với quát nạt.
Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương về mặt tâm lý, do đó cha mẹ cần phải cân nhắc mỗi khi định to tiếng. Bởi nhiều khi bố mẹ quát mắng xong thì thôi nhưng trẻ lại có thể bị ám ảnh mãi. Sự tổn thương về thể xác đôi khi không đáng sợ bằng tổn thương về tinh thần. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những đứa trẻ hay bị quát mắng, đánh đòn thường kém phát triển về mặt thể chất, trí tuệ và có tâm lý bất ổn hơn so những đứa trẻ bình thường khác. Cụ thể như sau:
Thường xuyên to tiếng sẽ khiến trẻ ngày càng không nghe lời
Những căng thẳng từ cuộc sống, công việc đôi khi khiến bố mẹ mất bình tĩnh và trút giận lên con. Hoặc nhiều phụ huynh nghĩ rằng, phải to tiếng thì con mới sợ và hiểu được vấn đề. Tuy nhiên, việc quát mắng chẳng những không khiến con ngoan ngoãn, nghe lời mà còn phản tác dụng.
Khi bị bố mẹ to tiếng, phản ứng của trẻ sẽ là hoang mang, sợ hãi. Trẻ không biết mình sai ở chỗ nào và chỉ mong cơn thịnh nộ của bố mẹ sớm kết thúc. Trong nhiều trường hợp, trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, to tiếng đáp trả lại bố mẹ. Dần dần tính cách của trẻ trở nên lì lợm, khó bảo, không còn sợ hãi những lời quát mắng của bố mẹ nữa.
Quát mắng có thể “giết chết” sự sáng tạo của trẻ
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng sẽ rất khó để phát huy sự sáng tạo. Bởi tâm lý của trẻ luôn trong trạng thái sợ sệt, sợ bị bố mẹ mắng mỏ. Dần dần trẻ mất niềm tin vào người lớn, trở nên tự ti, sống khép kín, không thích chia sẻ với người xung quanh…
Khi ngồi trong lớp học, dù biết đáp án nhưng trẻ nhất quyết không giơ tay phát biểu. Bởi trẻ sợ một khi nói sai sẽ bị người lớn trách phạt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Những trận đòn roi, quát mắng thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến trẻ theo nhiều cách, cả về tinh thần lẫn thể chất. Một nghiên cứu cho thấy thường xuyên trải qua căng thẳng khi còn nhỏ có thể tác động lâu dài đến sức khỏe thể chất, cụ thể là dễ gặp phải các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, bệnh mạch máu, rối loạn tự miễn, thậm chí tử vong sớm.
Hãy nói chuyện với con thật nhẹ nhàng và mềm mỏng
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận ra có một cách đơn giản để con ngoan ngoãn, thông minh và nghe lời. Đó chính là giáo dục bằng giọng nói. Cụ thể, nói chuyện nhẹ nhàng với con sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với quát mắng. Bởi giọng nói nhẹ nhàng khiến cảm xúc người nghe không bị xung động. Nhờ vậy, nó không động chạm đến tâm lý phòng thủ của trẻ. Điều này rất có lợi cho việc tiếp nhận thông tin.
Khi cha mẹ và thầy cô nhẹ nhàng chỉ bảo, trẻ không chỉ dễ dàng tiếp thu mà còn hình thành và phát triển tính cách tốt. Bởi trẻ nhỏ giống như tấm gương, sẽ tự động "bắt chước", noi theo những hành vi của mọi người xung quanh.
Theo đó, để giáo dục con bằng giọng nói, bố mẹ cần áp dụng những điều sau:
Sử dụng đúng giọng điệu và từ ngữ
Rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát tông giọng, từ ngữ khi phê bình, bảo ban con. Có một cách đơn giản để cải thiện việc này. Đó là trước mỗi cuộc trò chuyện, bố mẹ suy nghĩ, tập luyện trước về từ ngữ và giọng điệu mà mình sẽ sử dụng.
Chẳng hạn: "Mẹ không thể chấp nhận hành vi của con!" thì hãy thay bằng "Mẹ rất yêu con, nhưng hành vi vừa rồi của con chưa đúng mực". Nếu đang nói chuyện với con mà cơn nóng giận bùng phát, cha mẹ có thể tạm đời đi ra chỗ khác vài phút để bình tĩnh lại, suy nghĩ thật kỹ mới nói chuyện với con.
Nói rõ sự kỳ vọng của chúng ta cho con cái nghe
Nếu muốn con ngoan ngoãn, lễ phép thì bố mẹ hãy nói rõ với con về những kỳ vọng của mình, cũng như các quy tắc ứng xử chuẩn mực. Giải thích rõ cho biết, hành vi nào được phép, hành vi nào không và hậu quả. Chẳng hạn khi đưa con đi siêu thị, bố mẹ hãy nói rõ những việc không được làm như xáo trộn hàng hóa, lén bóc bánh kẹo để ăn,... đồng thời nhắc nhở nếu không làm theo hậu quả sẽ như thế nào.
Từ đầu đến cuối, bố mẹ không cần to tiếng quát mắng hay dọa nạt mà chỉ cần bình tĩnh giảng giải là con có thể hiểu được và tự biết điều chỉnh hành vi.
Không làm tổn thương lòng tự trọng của con
Nhiều bậc cha mẹ quát mắng con cả những việc nhỏ nhất. Đôi khi việc chỉ "nhỏ như con kiến" nhưng vì đang bực mình sẵn điều gì đó nên bố mẹ trút giận luôn lên con để xả stress.
Bố mẹ hãy nhớ: Tùy từng việc mà xem xét và đừng tùy ý trút hết mọi cảm xúc lên con, đừng dùng những từ ngữ gây tổn thương đến tự trọng. Mọi đứa trẻ đều muốn được người khác tôn trọng, kể cả bố mẹ. Sự tôn trọng và tin tưởng này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, là động lực để trẻ không ngừng tiến bộ.
3 bài học nếu được dạy từ nhỏ, bạn có thể thay đổi cả cuộc đời: Nhiều người trưởng thành tiếc nuối vì không biết nhưng lại lãng quên việc nhắc nhở cho con cháu mình
Báo Dân sinh
Link bài gốc: Muốn con thông minh và ngoan ngoãn rất đơn giản, các chuyên gia bật mí 1 phương pháp mà mọi cha mẹ có thể áp dụng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vụ giao đất không đấu giá: Mường Thanh Quảng Nam đã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giáo sư ĐH top đầu châu Á: Muốn trẻ trở nên ưu tú...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Muốn 40 tuổi vẫn chưa xuất hiện nếp nhăn và nám...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Metro số 2 "nằm trên giấy" 15 năm, Hà Nội muốn đội...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ăn có tướng ăn": Muốn nhìn rõ bản chất của một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kính sự phòng phụ trách công việc gì trong cung mà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu